- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến xây dựng trường học thân thiện: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI, THÂN THIỆN GIỮA CÔ VÀ TRÒ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các con cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các con thực sự là một ngày vui...Để đạt được điều đó, trước tiên các con phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những học sinh đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các con không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Học sinh lớp Một được ví như tờ giấy trắng rất hồn nhiên trong quan hệ với các bạn và mọi người xung quanh. Học sinh rất tin vào những điều được học, được nghe hằng ngày thầy cô dạy bảo. Vậy làm thế nào để tạo dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò để từ đó lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc học tập là điều mà tôi đã từng băn khoăn trăn trở bấy lâu nay. Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một giải pháp tốt nhất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, đó là: “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.” Từ đó kích thích học sinh hăng say học tập.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các con bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, dạy dỗ của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương chân thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò, từ đó góp phần kích thích học sinh hăng say học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN cøu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp Một;
- Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019;
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành được đề tài này tôi cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở khoa học của đề tài;
- Nghiên cứu thực trạng về việc xây dựng: “một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò”. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp đổi mới việc xây dựng mối quan hệ này, kích thích học sinh hăng say học tập;
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI, THÂN THIỆN GIỮA CÔ VÀ TRÒ
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các con cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các con thực sự là một ngày vui...Để đạt được điều đó, trước tiên các con phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những học sinh đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các con không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Học sinh lớp Một được ví như tờ giấy trắng rất hồn nhiên trong quan hệ với các bạn và mọi người xung quanh. Học sinh rất tin vào những điều được học, được nghe hằng ngày thầy cô dạy bảo. Vậy làm thế nào để tạo dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò để từ đó lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc học tập là điều mà tôi đã từng băn khoăn trăn trở bấy lâu nay. Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một giải pháp tốt nhất cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, đó là: “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.” Từ đó kích thích học sinh hăng say học tập.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các con bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, dạy dỗ của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương chân thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò, từ đó góp phần kích thích học sinh hăng say học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN cøu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp Một;
- Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019;
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành được đề tài này tôi cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở khoa học của đề tài;
- Nghiên cứu thực trạng về việc xây dựng: “một số biện pháp xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò”. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp đổi mới việc xây dựng mối quan hệ này, kích thích học sinh hăng say học tập;