- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,997
- Điểm
- 113
tác giả
SIÊU GOM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 CHƯƠNG TRÌNH MỚI *CHỌN LỌC 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 5 FILE trang. Các bạn xem và tải TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 về ở dưới.
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 7
10 CHUYÊN ĐỀ HSG VĂN 7
FULL
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 7
1.TRUYỆN: ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho… (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái.” Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!” Câu 4 : Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên? Câu 5: Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bà. GỢI Ý:
ĐỀ 2: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: HAI CON GÀ TRỐNG “ Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại. Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.” Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên trên. Câu 2: Xác định biện pháp tu từ có trong văn bản? Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện bằng đoạn văn khoảng 7- 9 câu: GỢI Ý: PTBĐ: tự sự BPTT: nhân hóa 3* Hình thức: Đoạn văn khoảng 7- 9 câu, trình bày mạch lạc... * Nội dung: - Câu chuyện kể về 2 anh em nhà gà cãi vã, đánh nhau vì tranh nhau làm vua Nông Trại. - Câu chuyện đề cập đến vấn đề: Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình. Anh em cùng cha mẹ sinh ra phải thương yêu, đùm bọc, nhường nhịn nhau, không nên cãi vã, tranh giành sẽ mang lại hậu quả xấu. Đồng thời, câu chuyện cũng phê phán thói kiêu ngạo, hiếu thắng. ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Bố tôi Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt… Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần) Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0.5 điểm): Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.” Câu 3 (0.1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông.” Câu 4 (0.1 điểm): Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên? Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bố và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bố. GỢI Ý: 1.Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 2.HS tìm được 1 cụm C-V theo yêu cầu của đề bài. VD: bố sẽ đi, tôi sẽ đi… 3.Biện pháp tu từ: Liệt kê các hành động, cử chỉ của người cha: xem, chạm vào, ép, …Tác dụng: Thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thẳm hơn chính là tình thương yêu quý mến của người cha dành cho con. 4.Đây là câu hỏi mở, tùy học sinh lựa chọn bức thông điệp theo cảm nhận của cá nhân, miễn là lí giải hợp lí. Dưới đây là một số nội dung gợi ý: - Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương đất nước. - Chúng ta cần yêu thương trân trọng kính yêu bố của mình vì tình cảm bố dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả. - Người con yêu thương, thấu hiểu về bố nên viết về bố với tấm lòng trân trọng ngợi ca tự hào… (HS cần nêu ít nhất 2 nội dung) 5.Nội dung: - Người bố trong văn bản luôn dành cho con những tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu. - Tình cảm của người con: Kính yêu, trân trọng, tự hào về bố, cảm thấy xót xa hụt hẫng nuối tiếc khi bố không còn. ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Người ăn xin Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? Câu 3. Xét về cấu tạo, câu: “Chao ôi!” trong văn bản trên thuộc kiểu câu nào? Có tác dụng gì? Câu 4. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên? GỢI Ý:
ĐỀ 5: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. Câu 1 (1,0 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm). Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3 (2,0 điểm). Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào? Câu 4 (2,0 điểm). Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? Câu 5. (4,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống GỢI Ý 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự: 2. Ngôi kể: Thứ ba. Tác dụng: làm cho câu chuyện khách quan, hay hơn 3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc 4. Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: - Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. - Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người. 5. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lời khen trong cuộc sống. a. Giải thích - Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thẩn của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp. b. Phân tích vai trò của lời khen trong cuộc sống - Lời khen có tác dụng tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục. - Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiểu thành công hơn nữa. - Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn. - Nếu sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. (Học sinh lấy ví dụ cụ thể.) -> Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc. c. Bàn luận - Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại. - Lời khen không chỉ dành cho người thành công mà còn cẩn cho những người dù chưa thành công nhưng đã có sựcố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua. - Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn. d. Bài học - Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng. ĐỀ 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: - Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. Rồi ông nói tiếp: - Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống) 1. Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản. (0,5 điểm)2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) 3. Theo người cha, “Chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững” là gì ? (1,0 điểm) 4. Em hiểu như thế nào về lời của người cha: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy.”(1,0 điểm) 5. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với em ? (1,0 điểm) 6. Từ văn bản đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương với người thân trong gia đình. Gợi ý: Câu 1: Miếng bánh mì cháy. Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Tự sự. Câu 3: Theo người cha, “Chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững” là: học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Câu 4: Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của lời nói: những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người. Vì vậy, hãy tha thứ, cảm thông cho nhau khi có thể. Câu 5: Học sinh có thể tùy chọn một trong những thông điệp mà câu chuyện gửi gắm như: tình thương yêu trong gia đình, sự tha thứ, lòng cảm thông, cách chấp nhận những khiếm khuyết của người khác… Câu 6: Tình yêu thương với người thân trong gia đình. - Giải thích: đó là sự yêu mến, cảm thông, chia sẻ…với những người thân yêu quanh ta. - Ý nghĩa của tình yêu thương với những người thân: + Giúp mối quan hệ giữa những người thân thêm gần gũi, gắn bó. + Đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình. + Làm cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn… - Bài học nhận thức và hành động: + Gìn giữ, phát huy tình yêu thương với những người thân trong mái ấm. + Lên án thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu tình yêu thương giữa những người thân yêu với nhau. ĐỀ 7 : Câu chuyện về bốn ngọn nến Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005) a. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên? b. Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người? c. Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi ? d. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên. Vì sao? e. Anh/Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi trong phần đọc hiểu: Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu ? Trả lời: a. HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp cấu trúc, hoặc nhân hóa… b. Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của hòa bình. – Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc, nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại. – Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại. – Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc… c. Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của lòng trung thành. – Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó là lối sống trước sau như một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kì hoàn cảnh nào trong quan hệ giữa người với người. – Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn. d. Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống. e. Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm – Tình yêu là tình cảm cao đẹp của con người; biết yêu thương quan tâm, chia sẻ … những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. – Nếu thiếu đi tình yêu cuộc sống sẽ: + trở nên nhàm tẻ và không đáng sống + con người sẽ trở nên lạnh lùng và vô cảm với nhau + sẽ không thấu hiểu và cảm nhận được niềm hạnh phúc khi cho và nhận + thay vì yêu thương quan tâm sẻ chia sẽ là chiến tranh chết chóc, hận thù… – Vì vậy con người cần yêu thương để: + xoa dịu và chữa lành những vết thương + cảm hóa những con người lầm đường lạc lối + xóa bỏ hận thù, chiến thắng cái ác và bóng tối + cảm nhận được hạnh phúc khi mang đến hạnh phúc cho người khác . ĐỀ 8: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp… (Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ, Bùi Xuân Lộc, NXB trẻ, 2005) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?Câu 2: Khi “không thể tống hạt cát ra ngoài” con trai đã làm gì? Kết quả của việc làm đó? Câu 3: Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản? Câu 4: Văn bản trên mang đến cho người đọc một bức thông điệp đầy ý nghĩa. Hãy viết 4 đến 6 câu văn trình bày suy nghĩ của em về bức thông điệp đó? GỢI Ý:
ĐỀ 9: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi “Bát chè sẻ đôi” Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.– Cháu ăn đi! Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục: – Ăn đi, Bác cùng ăn… Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: – Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa. – Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi. ( Kể chuyện về Bác Hồ, NXN Nghệ An, 2010) Câu 1 (1 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?Câu 2 (1 điểm).Trong câu: Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin Em hãy chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Câu 3 (1,0 điểm).Ý nghĩa của câu chuyện trên? GỢI Ý:
ĐỀ 10: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: - Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. Rồi ông nói tiếp: - Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống) 1. Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản. (0,5 điểm)2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) 3. Theo người cha, “Chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững” là gì ? (1,0 điểm) 4. Em hiểu như thế nào về lời của người cha: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy.”(1,0 điểm) 5. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với em ? (1,0 điểm) 6. Từ văn bản đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương với người thân trong gia đình. Gợi ý: Câu 1: Miếng bánh mì cháy. Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Tự sự. Câu 3: Theo người cha, “Chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững” là: học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Câu 4: Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của lời nói: những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người. Vì vậy, hãy tha thứ, cảm thông cho nhau khi có thể. Câu 5: Học sinh có thể tùy chọn một trong những thông điệp mà câu chuyện gửi gắm như: tình thương yêu trong gia đình, sự tha thứ, lòng cảm thông, cách chấp nhận những khiếm khuyết của người khác… Câu 6: Tình yêu thương với người thân trong gia đình. - Giải thích: đó là sự yêu mến, cảm thông, chia sẻ…với những người thân yêu quanh ta. - Ý nghĩa của tình yêu thương với những người thân: + Giúp mối quan hệ giữa những người thân thêm gần gũi, gắn bó. + Đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình. + Làm cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn… - Bài học nhận thức và hành động: + Gìn giữ, phát huy tình yêu thương với những người thân trong mái ấm. + Lên án thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu tình yêu thương giữa những người thân yêu với nhau. ĐỀ 11: Câu chuyện về bốn ngọn nến Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005) a. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên? b. Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người? c. Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi ? d. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên. Vì sao? e. Anh/Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi trong phần đọc hiểu: Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu ? Trả lời: a. HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp cấu trúc, hoặc nhân hóa… b. Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của hòa bình. – Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc, nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại. – Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại. – Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc… c. Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện thân của lòng trung thành. – Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó là lối sống trước sau như một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kì hoàn cảnh nào trong quan hệ giữa người với người. – Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn. d. Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống. e. Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm – Tình yêu là tình cảm cao đẹp của con người; biết yêu thương quan tâm, chia sẻ … những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. – Nếu thiếu đi tình yêu cuộc sống sẽ: + trở nên nhàm tẻ và không đáng sống + con người sẽ trở nên lạnh lùng và vô cảm với nhau + sẽ không thấu hiểu và cảm nhận được niềm hạnh phúc khi cho và nhận + thay vì yêu thương quan tâm sẻ chia sẽ là chiến tranh chết chóc, hận thù… – Vì vậy con người cần yêu thương để: + xoa dịu và chữa lành những vết thương + cảm hóa những con người lầm đường lạc lối + xóa bỏ hận thù, chiến thắng cái ác và bóng tối + cảm nhận được hạnh phúc khi mang đến hạnh phúc cho người khác . ĐỀ 12: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa. Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ; dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người. Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”. Khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng nguyên, trở thành vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam, (Nguồn: Internet) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?Câu 2. Văn bản viết về nhân vật nào? Hoàn cảnh của nhân vật có gì đặc biệt? Câu 3. Theo em, vì sao Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên khi vừa tròn 12 tuổi? Câu 4. Từ câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (trả lời trong khoảng 3-5 dòng) GỢI Ý:
ĐỀ 13: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Cá rô và vịt Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, cá rô bèn năn nỉ:Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất! Bầy vịt đáp: Cứ nằm đợi đấy đi, để chúng tôi đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi. Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt. Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước nhưng khi đó cá đã chết khô rồi. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy Câu 2: Xét về cấu tạo, các từ sau đây thuộc từ loại nào? May mắn. vũng nước, năn nỉ, cá rô Câu 3: Trong câu chuyện cá rô ở trong tình trạng như thế nào Câu 4: Nêu ý nghĩa của câu chuyện? GỢI Ý:
ĐỀ 14: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Cô vừa đi vừa hỏi tôi: - Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không? Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi: - Đừng quên cô nhé! Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa những đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn lại được; cô lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ. Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!” (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?Câu 2. (0,75 điểm) Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản? Câu 3. (1,0 điểm) Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? Câu 4. (1,25 điểm) Từ thông điệp rút ra trong đoạn văn bản, em hãy xác định những việc làm, những hành động cụ thể của bản thân trong thực tiễn cuộc sống hôm nay? GỢI Ý:
ĐỀ 15: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác, vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay. Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi... Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. [...] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nê của tôi, trích Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 — 42) Câu 1: Tình cảm của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê? Câu 2: Thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo đối với Ga-ro-nê như thế nào? Câu 3: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Ga-ro-nê. Câu 4: Em biết nhân vật văn học nào có tính cách giống như bạn Ga-ro-nê trong đoạn trích? Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) để giới thiệu về nhân vật đó. Câu 5: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ. a. - Thứ Bảy, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. - Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. b. - Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư, để mừng sinh nhật của mẹ. - Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. c. - Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê! - Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! GỢI Ý: Câu 1: Nhân vật “tôi” vô cùng yêu quý bạn Ga-ro-nê. Một số chi tiết thể hiện điều đó: - Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. - Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu. - Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! - Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Câu 2: Thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo đối với Ga-ro-nê: Cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu; Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Câu 3: Ga-ro-nê rất đáng yêu. Cậu là một người tốt bụng, hồn nhiên, hào hiệp và giàu tình cảm. Câu 4: - Viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 5 - 7 câu. - Nội dung của đoạn văn: Giới thiệu một nhân vật văn học có tính cách giống như nhân vật Ga-ro-nê. - Em có thể viết đoạn văn theo các bước: chọn một nhân vật văn học trong tác phẩm em đã học hoặc đọc có nét tính cách giống như nhân vật Ga-ro-nê (tốt bụng, hồn nhiên, giàu tình cảm); viết nháp một vài từ miêu tả đặc điểm nổi bật của nhân vật; diễn đạt thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Gợi ý một số nhân vật trong các văn bản em đã học: nhân vật Sơn (Gió lạnh đâu mùa), nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay), nhân vật Tốt-tô-chan (Tốt-tô-chan bên cửa sổ),... * Đoạn văn mẫu tham khảo: Đọc truyện “Bạn Ga-ro-nê của tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, tôi lại nhớ đến nhân vật Sơn trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam. Đó là một cậu bé hòa đồng, thân thiện. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé có tấm lòng hào hiệp, biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam cũng đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái. Câu 5: a. Thành phần trạng ngữ thứ Bảy tuần trước cung cấp thông tin thời gian cụ thể hơn là thứ Bảy. b. Thành phần vị ngữ đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của bức thư (độ dài, hình thức) so với vị ngữ đang bận viết một bức thư. c. Thành phần vị ngữ yêu bạn Ga-ro-nê lắm cung cấp thêm thông tin về mức độ tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho Ga-ro-nê so với vị ngữ yêu bạn Ga-ro-nê. ĐỀ 16: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bất ngờ. - Này các cậu ơi - tôi gọi các bạn - ta đổ ki-giắc vào trường đi, đến mùa đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn. - Thế về nhà tay không à? Chà, khôn đấy nhỉ! - Nhưng ta sẽ quay lại nhặt thêm nữa. - Thôi muộn mất, về nhà lại phải mắng đấy. Và bọn con gái không chờ tôi, cứ rảo cẳng về nhà. Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế. Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. [...] Khi các bạn bỏ tôi lại, tôi chạy trở về trường Đuy-sen, trút bao ki-giắc xuống dưới cửa và cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki-giắc. Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình đi đâu nữa, như thể vì quá dư sức mà tim tôi sung sướng đập rộn rã trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã làm nên công trạng gì vô cùng to lớn. Và cả mặt trời cũng như biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế. Phải, tôi tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích. Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc. Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến !...” (Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) - Truyện núi đồi và thảo nguyên, Phạm Mạnh Hùng - Nguyễn Ngọc Bằng - Cao Xuân Hạo - Bồ Xuân Tiến dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019, tr.369— 371) Câu 1: Vì sao nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Ðuy-sen? Câu 2: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có tâm trạng như vậy? Câu 3: Liên hệ với nội dung phần (3) của văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK và chỉ ra những chi tiết cho thấy thầy Ðuy-sen biết người trút lại bao ki-giắc ở trường chính là An-tư-nai. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với An-tư-nai? Câu 4: Em hãy dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật. Câu 5: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong đoạn văn sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì: Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. Câu 6: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì: a. Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế. b. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích. c. Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! GỢI Ý: Câu 1: - Lí do nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Ðuy-sen: Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. Câu 2: An-tư-nai không hề lo lắng, sợ hãi dù không còn ki-giắc để mang về nhà. Trái lại, em vui sướng, hân hoan vì lần đầu tiên được tự mình làm một việc hữu ích. Em vừa tự hào, kiêu hãnh về bản thân vừa tràn đầy hi vọng mình sẽ được đi học ở trường của thầy Ðuy-sen,... Câu 3: Câu hỏi: “An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki-giắc ở trường không?” và nụ cười của thầy Đuy-sen chứng tỏ thầy biết An-tư-nai chính là người đã trút lại bao ki-giắc ở trường. An-tư-nai rất cảm động, vui sướng vì thầy Đuy-sen không chỉ yêu thương mà còn hiểu và trân trọng em. Câu 4: - Đặc điểm tính cách của nhân vật An-tư-nai, em cần nêu được các ý cơ bản sau: nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen; hiếu học;... Câu 5: Các phó từ (được in đậm) trong đoạn văn là: các bạn, mọi ước nguyện, mọi ý muốn, những lời mắng chửi, những cái bạt tai những con người phũ phàng. - Phó từ các chỉ số lượng nhiều, gồm tất cả sự vật được nói đến (bạn). Nếu trước danh từ có phó từ các thì sau danh từ đó không nhất thiết phải có từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó, ví dụ: các bạn, các học sinh, các thầy cô giáo,... - Phó từ những chỉ số lượng nhiều của sự vật được biểu thị ở danh từ. Từ những và từ các trong nhiều trường hợp có thể thay thế cho nhau. Tuy vậy, giữa hai từ này vẫn có một số nét khác biệt, chẳng hạn, khác với từ các, nếu trước danh từ có phó từ những thì sau danh từ đó thường phải có từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó, ví dụ: những lời mắng chửi, những cái bạt tai, những con người phũ phàng, những bạn có mặt hôm qua, những học sinh chăm chỉ, những thầy cô giáo trường tôi,... - Phó từ mọi chỉ số lượng không xác định với ý nhấn mạnh tất cả các sự vật được nói đến, ví dụ: mọi ước nguyện, mọi ý muốn, mọi người,... Câu 6: a. không hiểu: Phó từ không bổ sung cho động từ hiểu ý nghĩa phủ định. b. đã làm: Phó từ đã bổ sung cho động từ làm ý nghĩa hoàn thành một việc gì đó trước khi nói. c. hãy nhìn: Phó từ hãy bổ sung cho động từ nhìn ý nghĩa mệnh lệnh, cầu khiến; đang kiêu hãnh: Phó từ đang bổ sung cho động từ kiêu hãnh ý nghĩa tiếp diễn. ĐỀ 17: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng cứ chỉ vào đó: - Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chí đi! Từ đó, tôi không đám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng, răng mòn đều” Một hôm, bố tôi hỏi: - Sao dạo này bố không thấy con cười? Tôi nói: - Tại sao con phải cười hả bố? - Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất là nụ cười. - Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí. - Tại sao vậy? Bố ngạc nhiên. Ai nói với con? - Không ai cả, nhưng con biết nó rất xấu, xấu lắm bố ơi! - Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất! - Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh? - Ái chà! Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình. Tôi biết một điều bí mật về cô giáo: cô có cái mũi hồng hơn những người khác. Và tôi đã nói điều đó cho cô hay. Cô ngạc nhiên lắm. - Thật không? Cô trợn mắt. - Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt, mắt cô thật to. Những người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí mật. Cô đừng nói cho ai biết nhé. Khi cô nói điều bí mật ra, cô sẽ quên cái mũi cô ngay. - Vậy à! Em có nhiều điều bí mật không? - Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu. Em sợ em sẽ quên nó. - Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 18 - 20) Câu 1: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Câu 2: Tại sao nhân vật “tôi” rất đau khổ và không dám cười nữa? Câu 3: Người bố đã giải thích cho nhân vật “tôi” như thế nào về nụ cười của em và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình? Câu 4 : Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật gì? Câu 5: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật người bố trong đoạn trích. Câu 6: Nêu một bài học em rút ra được từ đoạn trích. Câu 7: Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng: a. Tôi có một cái răng khểnh. b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. Câu 8: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì: a. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. b. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Câu 9: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì: a. Từ đó, tôi không dám cười nữa. b. Tôi rất đau khổ. c. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. d. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. GỢI Ý: Câu 1: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Câu 2: Nhân vật “tôi” có một cái răng khểnh và đến trường bị các bạn trêu đùa. Câu 3: Lời giải thích của người bố về chiếc răng khểnh của nhân vật “tôi” và nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình: Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng... Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình. Câu 4 : Nhân vật “tôi” đã nói với cô giáo điều bí mật là cái mũi của cô hồng hơn những người khác. Câu 5 Từ lời nói của người bố với con, em nêu cảm nhận về nhân vật người bố. Ví dụ: Người bố hết sức tinh tế, quan tâm đến con, giúp con có được sự tự tin và hồn nhiên (nhận thấy dạo này con không cười, giải thích cho con về điều khác biệt rất đáng tự hào của mỗi người,...). Câu 6: Bài học về việc tôn trọng nét riêng về ngoại hình của người khác, không nên chế giễu hình thức của người khác, mỗi người đều có “điều kì lạ riêng” rất đáng tự hào,... Câu 7: a. Tôi có một cái răng khểnh. → Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.) b. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. → Số từ “hai” chỉ số lượng người, số từ “một” chỉ số lượng bí mật. (số lượng xác định) Câu 8: a. những → bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng nhiều (những đứa có hàm răng đều) b. mỗi → bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng ít, cá thể. (Mỗi đứa trẻ) Câu 9: a. Phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định. b. Phó từ rất bổ sung ý nghĩa mức độ. c. Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian. d. Phó từ hãy bổ sung ý nghĩa cầu khiến, phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian. ĐỀ 18: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ... [...] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh”. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi: - Ở triển lãm mĩ thuật thành phố người ta có bày một cái tranh của tôi... Thầy mỉm cười rụt rè, khẽ nói thêm: “Các em đến xem thử...” Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi trong đó có Châu và Hiển - rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn... Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết: “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản!” “Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ...” Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này. Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: - Các em ạ... bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích... họ có ghi cảm tưởng... Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc... tôi có ghi lại... Thầy húng hắng ho rồi nói thêm vẻ ân hận: - Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý... Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều... Thương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. [... ] Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thây Bản không còn nữa! Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy... “Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muốn một lần nữa được thưa với thầy rằng: chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy...” (Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, Sđd, tr. 180 - 182) Câu 1: Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả như thế nào? Câu 2: Tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy? Câu 3: Những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình cho em cảm nhận về nhân vật như thế nào? Câu 4 : Tại sao nhân vật “tôi” và các bạn lại muốn “xin thầy tha lỗi”? Câu 5: Em có đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật “tôi” và các bạn trong phòng triển lãm không? Vì sao? Câu 6: Nêu một bài học em rút ra được từ câu chuyện. Câu 7: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ của câu bằng cụm từ. a. - Trong gian phòng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. - Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. b. - Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp. - Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Câu 8: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì: a. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. b. Các em ạ... bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích... Câu 9: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì: a. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. b. Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. GỢI Ý: Câu 1: Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả : Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn... Câu 2: - Học trò của thầy Bản thấy chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy, chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy trong sổ ghi cảm tưởng. - Các em cảm nhận được sự bồn chồn, hồi hộp của thầy trong phòng triển lãm và rất thương thầy. Câu 3: Qua những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình, có thể thấy: Thầy rất yêu hội hoạ, xúc động khi đọc những lời ghi cảm tưởng của người xem; thầy khiêm nhường, cần cù, nghiêm túc trong công việc. Câu 4 : Nhân vật “tôi” và các bạn lại muốn “xin thầy tha lỗi” vì Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển số cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thầy Bản không còn nữa! Câu 5: Em bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật “tôi” và các bạn. Em cần lí giải cho thái độ, quan điểm của mình. Ví dụ: Em đồng tình vì đây là hành động hồn nhiên, trẻ con của các bạn nhỏ muốn khích lệ thầy do quá yêu quý và thương thầy. Có thể coi đây là “lời nói dối vô hại“ Tuy vậy, em cũng có thể không đồng tình vì xét cho cùng, việc viết cảm tưởng và kí tên giả là việc làm không được khuyến khích. Câu 6: Bài học về tình cảm yêu quý, trân trọng, biết ơn thầy cô; sự khiêm nhường, nghiêm túc trong công việc;... Câu 7: a. trạng ngữ trong câu thứ hai miêu tả rõ hơn đặc điểm của gian phòng (chan hoà ánh sáng). b. vị ngữ trong câu thứ hai nhấn mạnh hơn về đặc điểm (rất đẹp) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản. Câu 8: a. rất b. được Câu 9: a. Phó từ những (bức tranh): chỉ số lượng không xác định; một (chiếc khung cũ): chỉ số lượng cụ thể, xác định. b. Phó từ mọi (người) : chỉ số lượng không xác định. ĐỀ 19: Đọc văn bản Chiều dày của bức tường của Phạm Sông Hồng và trả lời các câu hỏi: Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình. Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi nắng to, rồi độ ẩm lớn, tất cả đã ập tới đập vào cái lá mỏng manh ấy cho đến khi nó chỉ còn là những cái gân nhỏ xíu yếu ớt và cuối cùng tan ra, bay đi. Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó. Còn bây giờ cái tủ đã che kín khoảng tường ấy. Chỗ kia nữa với những dáng người buồn vui trên bức tường, có được từ những lần tôi nhìn rất lâu vào những vệt vôi vô tình và tưởng tượng ra, nay phủ lớp ve xanh. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé. Không thấy đâu hai mái đầu đang chụm lại thì thẩm. Cái mũi cao hếch với hàng mi rợp buồn ở góc tường kia làm tôi thẫn thờ bao lần giờ nơi nao? Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá... … Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng. [...] Về đến nhà mình, nhìn mọi vật trong phòng, tôi bỗng nhớ tới người chủ cũ của nó. Không biết chỗ hiện nay tôi đặt giá sách người chủ cũ đã gửi gắm tình cảm gì vào đó? Bức tường ấy đã chứng kiến những gì trong phần đời của họ? Chẳng hiểu lớp vôi quét đã phủ lên những kỉ niệm nào của người chủ trước đây? Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. (Phạm Sông Hồng, Chiều dày của bức tường, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 118 - 119) Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Câu 2: Căn phòng cũ của nhân vật “tôi” đã thay đổi như thế nào? Trước sự thay đổi đó, nhân vật “tôi” có cảm xúc gì? Câu 3: Tại sao nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau? Câu 4: Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề: Chiều dày của bức tường? Câu 5: Tìm một từ thuộc từ loại số từ trong văn bản trên. Câu 6: Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ? a. Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình. b. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. c. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé. d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. Câu 7: Tìm một câu trong đoạn trích có hai phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của các phó từ đó. GỢI Ý: Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) Câu 2: Em tìm trong phần đầu văn bản những câu văn miêu tả sự thay đổi của căn phòng cũ. Để nêu được cảm xúc của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của căn phòng, em cần chú ý đến các từ ngữ và câu văn như: chỗ này ngày xưa, còn bây giờ, chỗ kia, chẳng còn, không thấy; Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá... → Cảm xúc của nhân vật “tôi” có thể là buồn, tiếc nuối, ngỡ ngàng,... trước sự thay đổi của căn phòng cũ. Câu 3: Nhân vật “tôi” đã chứng kiến sự thay đổi của bức tường trong căn phòng cũ và suy nghĩ về những bức tường trong ngôi nhà mình đang ở. Câu 4: Một số câu văn kết thúc tác phẩm: - Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi. - Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. Như vậy, chiều dày của bức tường là lớp kỉ niệm của những người đến trước, đến sau đã gắn bó với ngôi nhà. Câu 5: Ví dụ: số từ một trong câu: Chỗ này ngày xua tôi treo một bức tranh phong cảnh. Câu 6: Đáp án: d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. Câu 7: - Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng. → Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian trước hiện tại, cho biết hoàn thành một việc gì đó trước khi nói; phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định. ĐỀ 20: Đọc văn bản sau: CỦ KHOAI NƯỚNG Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút. Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem "anh bạn khổng lồ" kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu. Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì. Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh. - Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu. Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo: - Tôi chỉ xin lửa thôi... Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác. - Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu! Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy. Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ? Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm? A. Cuối đông B. Chớm hè C. Cuối xuân D. Đầu thu Câu 2. Ai là người kể chuyện? A. Cậu bé Mạnh B. Ông lão ăn mày C. Một người khác không xuất hiện trong truyện D. Cậu bé ăn mày Câu 3. Đâu là thành phần trạng ngữ trong câu “Sau trận mưa rào vòm trời được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.”? A. Sau trận mưa rào B. Vòm trời C. Rửa sạch D. Xanh và cao hơn Câu 4. Chủ đề của truyện là gì? A. Lòng dũng cảm B. Tinh thần lạc quan C. Tinh thần đoàn kết D. Lòng yêu thương con người Câu 5. Vì sao cậu bé Mạnh lại có “cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá”? A. Vì cậu đã chia sẻ một phần khoai nướng với cậu bé ăn mày. B. Vì nhận được lời cảm ơn của ông lão. C. Vì được thưởng thức món ăn ngon. D. Vì không bị lão ăn mày làm phiền. Câu 6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này.”? A. So sánh B. Nhân hóa C. Nói qúa D. Nói giảm nói tránh Câu 7. Từ “lật đật” trong câu “Ông lão lật đật đứng dậy.” miêu tả hành động như thế nào? A. Chậm dãi, thong thả B. Mạnh mẽ, dứt khoát C. Nhẹ nhàng, khoan khoái D. Vội vã, tất tưởi Câu 8. Cậu bé Mạnh có thái độ như thế nào đối với hai ông cháu lão ăn mày? A. Tôn trọng B. Coi thường C. Biết ơn D. Khinh bỉ Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Nếu em là nhân vật cậu bé Mạnh trong câu chuyện, em có cư xử với hai ông cháu lão ăn mày như nhân vật trong truyện đã làm hay không, vì sao? Câu 10. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt. GỢI Ý:
|
10 CHUYÊN ĐỀ HSG VĂN 7
FULL
THẦY CÔ TẢI NHÉ!