- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN ÂM NHẠC THCS: Định hướng dạy học STEM thông qua việc sử dụng bộ gõ đệm tự làm trong các giờ học âm nhạc phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh được soạn dưới dạng file word gồm 44 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I . ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và một truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam, âm nhạc cần thiết như cơm ăn nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Qua tìm hiểu về nhạc khí dân tộc Việt, tôi nhận thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên nhiên đều có thể trở thành nhạc khí dưới những đôi tay khéo léo của người Việt. Tất cả các nguyên vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được người Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc trưng của âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền phong phú đa dạng về loại hình, cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phương thức, kĩ thuật diễn tấu cũng như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người Việt .
Âm nhạc gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Giáo dục âm nhạc có tác động tới quá trình hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh. Quá trình hình thành nhân cách của con người được tôi luyện ngay từ lúc ấu thơ, chịu sự ảnh hưởng quan trọng từ gia đình, xã hội và nhà trường. Khi đến trường học sinh được làm quen với bạn bè cùng trang lứa, kết thành những nhóm nhỏ để sinh hoạt môn học cũng như sinh hoạt vui chơi. Âm nhạc nói chung và chương trình âm nhạc nói riêng là cơ sở hình thành, nuôi dưỡng tâm hồn, sự sáng tạo, óc tưởng tượng dường như vô biên của trẻ thơ.
Trong hệ thống giáo dục từ năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thay đổi sách giáo khoa môn Âm nhạc và đã đưa bộ môn âm nhạc vào trong chương trình đào tạo khối tiểu học và trung học cơ sở. Do vậy giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển năng lực cho con người một cách toàn diện cả về tinh thần lẫn thể
chất, giáo dục âm nhạc ở phổ thông góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới hướng tới cái đích cuối cùng: Chân - Thiện - Mĩ. Chính vì vậy, ở cấp học THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất. Giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống giúp hình thành ở các em những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa.
Trong nhà trường, bộ môn âm nhạc được ví như bộ môn đạo đức thứ hai. Âm nhạc là phương tiện truyền tải thông điệp đạo đức một cách dễ dàng và có sức lan tỏa rộng rãi bởi những giai điệu trầm bổng dễ đi vào lòng người, tạo dựng sự đồng cảm sâu sắc. Đối với học sinh, việc giáo dục tình cảm đạo đức thông qua âm nhạc giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là khi học sinh được tham gia hoạt động biểu diễn âm nhạc. Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của môn Âm nhạc trong chương trình trung học cơ sở. Âm nhạc trong trường THCS tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy vai trò của thiết bị dạy học rất quan trọng: nó góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh nhận ra những sự vật, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học, thoả mãn nhu cầu và sự say mê của học sinh… Để các tiết học
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I . ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và một truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam, âm nhạc cần thiết như cơm ăn nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Qua tìm hiểu về nhạc khí dân tộc Việt, tôi nhận thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên nhiên đều có thể trở thành nhạc khí dưới những đôi tay khéo léo của người Việt. Tất cả các nguyên vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được người Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc trưng của âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền phong phú đa dạng về loại hình, cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phương thức, kĩ thuật diễn tấu cũng như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người Việt .
Âm nhạc gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Giáo dục âm nhạc có tác động tới quá trình hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh. Quá trình hình thành nhân cách của con người được tôi luyện ngay từ lúc ấu thơ, chịu sự ảnh hưởng quan trọng từ gia đình, xã hội và nhà trường. Khi đến trường học sinh được làm quen với bạn bè cùng trang lứa, kết thành những nhóm nhỏ để sinh hoạt môn học cũng như sinh hoạt vui chơi. Âm nhạc nói chung và chương trình âm nhạc nói riêng là cơ sở hình thành, nuôi dưỡng tâm hồn, sự sáng tạo, óc tưởng tượng dường như vô biên của trẻ thơ.
Trong hệ thống giáo dục từ năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thay đổi sách giáo khoa môn Âm nhạc và đã đưa bộ môn âm nhạc vào trong chương trình đào tạo khối tiểu học và trung học cơ sở. Do vậy giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển năng lực cho con người một cách toàn diện cả về tinh thần lẫn thể
1
chất, giáo dục âm nhạc ở phổ thông góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới hướng tới cái đích cuối cùng: Chân - Thiện - Mĩ. Chính vì vậy, ở cấp học THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất. Giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống giúp hình thành ở các em những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa.
Trong nhà trường, bộ môn âm nhạc được ví như bộ môn đạo đức thứ hai. Âm nhạc là phương tiện truyền tải thông điệp đạo đức một cách dễ dàng và có sức lan tỏa rộng rãi bởi những giai điệu trầm bổng dễ đi vào lòng người, tạo dựng sự đồng cảm sâu sắc. Đối với học sinh, việc giáo dục tình cảm đạo đức thông qua âm nhạc giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là khi học sinh được tham gia hoạt động biểu diễn âm nhạc. Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của môn Âm nhạc trong chương trình trung học cơ sở. Âm nhạc trong trường THCS tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy vai trò của thiết bị dạy học rất quan trọng: nó góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh nhận ra những sự vật, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học, thoả mãn nhu cầu và sự say mê của học sinh… Để các tiết học