SKKN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG NHẬN DẠNG VÀ VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 9 được soạn dưới dạng file word gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. 1 . Lí do chọn đề tài.
Địa lí- Là một bộ môn khoa hoc ngoài việc nắm bắt kiến thức còn rèn luyện cho học sinh đức tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và chính xác. Từ những kiến thức thực tế học sinh áp dụng giải thành thạo các dạng bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức phát triển tư duy sáng tạo.
Chương trình Địa Lí 6 đến 8 học sinh đã nắm được về Địa Lí đại cương, Địa Lí các châu lục và phần Địa Lí Việt Nam Đặc biệt lên lớp 9 còn trang bị cho học sinh kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta, những hiểu biết về Địa Lí địa phương tỉnh (Thành phố) nơi các em sinh sống học tập. Trong lượng kiến thức ấy cần rèn luyện cho các em nhiều kiến thức, uốn nắn kiến thức được chặt chẽ. Những kỹ năng phân tích văn bản, kỹ năng đọc và phân tích kiến thức thức từ bản đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng phân tích số liệu bảng thống kê …..
Xuất phát từ tình hình thực tế chung của toàn trường PTDTNT Him Lam về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, bản thân tôi muốn đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình mong được bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên đang làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong tổ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường: “ Bồi dưỡng học sinh giỏi về một số kỹ năng vẽ và nhận dạng các loại biểu đồ Địa Lý 9”.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình, ngoài việc có thầy giỏi , có kinh nghiệm, phải có học sinh chăm học thông minh. Đối với học môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh không có, thậm trí ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Tuy vậy trong một số năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được các cấp ghi nhận. Xong kết quả đạt được vẫn là một con số khá khiêm tốn so với các trường bạn.
I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh giỏi khối 9.
2. Phạm vi nghiên cứu: trường PTDTNT Him Lam.
I.3. Mục tiêu và nhiệm vụ.
+Lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh lớp 9
+ Tham khảo 1 số bài tập vẽ biểu đồ ở sách giáo khoa Địa Lý 12.
II. PHẦN NỘI DUNG.
II.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay cùng với các nhà trường thuộc các cấp học, bên cạnh việc chú trọng nâng câo chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí.
Môn Địa lí có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên – kinh tế – xã hội và những kỹ năng kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống , đặc biệt là kỹ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội.
Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh giảng viên khoa học Địa Lý Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người được ví như một trong những cánh chim đầu đàn của ngành khoa học địa lí kinh tế- xã hội và cũng là người có nhiều năm tham gia ra đề Cao Đẳng, Đại Học, các kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa Lý cho rằng: “ Học sinh giỏi môn Địa Lý chỉ cần học thuộc bài là chưa đủ, chưa chính xác, vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lí không chỉ phân bố trên bề mặt Trái Đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập, nhưng lại luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa Lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống.”
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý.
Với nội dung học tập của môn Địa Lý 9 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập cảu học sinh. Địa Lý là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương,... Muốn học sinh chủ động tích cực tiếp thu, lĩnh hội các bài tập, giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong khi ôn và học. Từ kiến thức lý thuyết các em đã nắm được để vận dụng sáng tạo theo từng cấp độ để làm tốt các bài tập biểu đồ và các bài thực hành.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. 1 . Lí do chọn đề tài.
Địa lí- Là một bộ môn khoa hoc ngoài việc nắm bắt kiến thức còn rèn luyện cho học sinh đức tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và chính xác. Từ những kiến thức thực tế học sinh áp dụng giải thành thạo các dạng bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức phát triển tư duy sáng tạo.
Chương trình Địa Lí 6 đến 8 học sinh đã nắm được về Địa Lí đại cương, Địa Lí các châu lục và phần Địa Lí Việt Nam Đặc biệt lên lớp 9 còn trang bị cho học sinh kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta, những hiểu biết về Địa Lí địa phương tỉnh (Thành phố) nơi các em sinh sống học tập. Trong lượng kiến thức ấy cần rèn luyện cho các em nhiều kiến thức, uốn nắn kiến thức được chặt chẽ. Những kỹ năng phân tích văn bản, kỹ năng đọc và phân tích kiến thức thức từ bản đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng phân tích số liệu bảng thống kê …..
Xuất phát từ tình hình thực tế chung của toàn trường PTDTNT Him Lam về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, bản thân tôi muốn đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình mong được bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên đang làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong tổ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường: “ Bồi dưỡng học sinh giỏi về một số kỹ năng vẽ và nhận dạng các loại biểu đồ Địa Lý 9”.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình, ngoài việc có thầy giỏi , có kinh nghiệm, phải có học sinh chăm học thông minh. Đối với học môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh không có, thậm trí ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Tuy vậy trong một số năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được các cấp ghi nhận. Xong kết quả đạt được vẫn là một con số khá khiêm tốn so với các trường bạn.
I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh giỏi khối 9.
2. Phạm vi nghiên cứu: trường PTDTNT Him Lam.
I.3. Mục tiêu và nhiệm vụ.
- Mục tiêu: Một số biện pháp giúp học sinh rèn kỹ năng vẽ và nhận dạng các loại biểu đồ Địa Lý 9.
- Nhiệm vụ: Để đạt mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể:
+Lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh lớp 9
+ Tham khảo 1 số bài tập vẽ biểu đồ ở sách giáo khoa Địa Lý 12.
II. PHẦN NỘI DUNG.
II.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay cùng với các nhà trường thuộc các cấp học, bên cạnh việc chú trọng nâng câo chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí.
Môn Địa lí có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên – kinh tế – xã hội và những kỹ năng kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống , đặc biệt là kỹ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội.
Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh giảng viên khoa học Địa Lý Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người được ví như một trong những cánh chim đầu đàn của ngành khoa học địa lí kinh tế- xã hội và cũng là người có nhiều năm tham gia ra đề Cao Đẳng, Đại Học, các kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa Lý cho rằng: “ Học sinh giỏi môn Địa Lý chỉ cần học thuộc bài là chưa đủ, chưa chính xác, vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lí không chỉ phân bố trên bề mặt Trái Đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập, nhưng lại luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa Lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống.”
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý.
Với nội dung học tập của môn Địa Lý 9 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập cảu học sinh. Địa Lý là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương,... Muốn học sinh chủ động tích cực tiếp thu, lĩnh hội các bài tập, giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong khi ôn và học. Từ kiến thức lý thuyết các em đã nắm được để vận dụng sáng tạo theo từng cấp độ để làm tốt các bài tập biểu đồ và các bài thực hành.