Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN CÔNG TÁC TIẾP DÂN, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong những khâu cơ bản của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, giúp thủ trưởng đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý thực thi công vụ của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
Tiếp công dân là điểm khởi đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, là một trong những khâu then chốt, góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích an dân trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiếp công dân cho nên việc nghiên cứu, học tập về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện thường xuyên.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Cơ sở lý luận và pháp chế: ,
a. Cơ sở lý luận:
Tiếp công dân thể hiện quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Vì thế việc nắm thông tin về công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước cũng như phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức qua ý kiến của nhân dân là một tất yếu khách quan. Đây là một yếu tố quan trọng nhắm đưa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trở thành hiện thực.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền cơ bản là khiếu nại, tố cáo. Chính vì thế, tiếp công dân, xử lý đơn là trách nhiệm đương nhiên của cơ quan nhà nước. Nó không chỉ thể hiện biện pháp bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân mà thông qua công tác xử lý đơn, các cơ quan nhà nước tiếp nhận có hiệu quả lượng thông tin phản hồi từ đối tượng bị quản lý để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Về mặt thực tiễn, việc xử lý kịp thời, chính xác và khoa học các đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ là tiền đề có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền, làm cơ sở cho việc thụ lý giải quyết.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong những khâu cơ bản của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, giúp thủ trưởng đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý thực thi công vụ của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
Tiếp công dân là điểm khởi đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, là một trong những khâu then chốt, góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích an dân trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiếp công dân cho nên việc nghiên cứu, học tập về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện thường xuyên.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Cơ sở lý luận và pháp chế: ,
a. Cơ sở lý luận:
Tiếp công dân thể hiện quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Vì thế việc nắm thông tin về công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước cũng như phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức qua ý kiến của nhân dân là một tất yếu khách quan. Đây là một yếu tố quan trọng nhắm đưa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trở thành hiện thực.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền cơ bản là khiếu nại, tố cáo. Chính vì thế, tiếp công dân, xử lý đơn là trách nhiệm đương nhiên của cơ quan nhà nước. Nó không chỉ thể hiện biện pháp bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân mà thông qua công tác xử lý đơn, các cơ quan nhà nước tiếp nhận có hiệu quả lượng thông tin phản hồi từ đối tượng bị quản lý để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Về mặt thực tiễn, việc xử lý kịp thời, chính xác và khoa học các đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ là tiền đề có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền, làm cơ sở cho việc thụ lý giải quyết.