Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN TIẾNG ANH] HIỆU QUẢ ĐA NĂNG CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 100 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Học ngoại ngữ thật không dễ chút nào. Như chúng ta đã thấy, tiếng mẹ đẻ đôi lúc các em còn chưa nắm vững ngữ pháp cũng như chưa biết chọn lọc, trau chuốt lời văn, câu chữ vì vậy nhiều học sinh rất chán nản, lơ là trong giờ Ngữ văn huống chi là học tiếng nước ngoài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THCS trong 5 năm qua, tôi thấy lượng học sinh học yếu ở bộ môn tiếng Anh còn nhiều, chỉ một số ít các em hiểu biết và nói viết lưu loát. Và tôi đã nhận ra một số vấn đề khó khăn chính như sau:
1.1. Thực trạng học của học sinh:
a. Không có cơ hội thực hành Tiếng Anh. Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp là giúp học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Thực ra trong chương trình sách giáo khoa đã được soạn theo bốn kĩ năng riêng và cũng có băng đĩa để luyện nghe - nói, tuy nhiên có thể do thời lượng bố trí các tiết học, do điều kiện vật chất của các trường, hoặc cũng có thể do thói quen của giáo viên mà việc sử dụng băng đĩa gần như là không được áp dụng thường xuyên trong các trường học, kể cả ở thành thị, chứ không nói gì đến nông thôn. Học sinh chủ yếu chỉ được nghe cô hướng dẫn đọc, nhưng ngay cả cô giáo thì không phải lúc nào cũng đúng. Như vậy khó khăn lớn nhất của học sinh chúng ta khi học tiếng Anh có lẽ là do không có môi trường tiếng thực tế. Vì vậy điều then chốt là tạo ra một môi trường tiếng trong lớp học nơi khiến học sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên để làm được điều này thật là không dễ đặc biệt đối với tâm lí chung của học sinh chúng ta là rất ngại nói Tiếng Anh vì sợ sai. Điều này có lẽ do bản tính người Việt dễ xấu hổ, nên sợ nếu nói sai thì bị mọi người cười chê, và tốt nhất là giấu dốt.
b. Đa dạng về trình độ học sinh trong lớp. Thật là thách thức cho giáo viên tiếng Anh khi phải giảng dạy ở một lớp học mà trình độ học sinh quá chênh lệch nhau, vì giáo viên sẽ cảm thấy rất khó để có thể tìm được một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một trò chơi hay bài tập có thể là quá khó nhóm này nhưng lại là quá nhàm chán đối với nhóm khác. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
c. Học sinh không ghi nhớ lâu những điều đã học. Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo viên tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phương pháp học tập rất có hiệu quả, giúp cho học sinh có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Sự ghi nhớ được vận dụng một cách hợp lý có thể giúp học sinh hệ thống hóa những gì mà họ đã được học để áp dụng vào việc giao tiếp thực sự. Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ,
khắc sâu kiến thức trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Mỗi học sinh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Ví dụ một học sinh đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Em tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Việt vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là học sinh đó đã học được rất nhiều từ. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như tôi đã nói - học như vẹt. Học sinh có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
d. Học sinh không hứng thú với việc học tiếng Anh. Không chỉ riêng học sinh mà tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi chảy. Họ sẽ cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó. Thế nhưng họ thường không quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn học sinh thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó các em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với học sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Anh. Nói ngắn gọn, phần lớn học sinh đều muốn nói được tiếng Anh trôi chảy nhưng lại không thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người dạy lẫn người học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học tiếng Anh thì chắc chắn sẽ không thể học nó tốt được. “If you don’t love English, English won’t love you back”. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên dạy tiếng Anh là phải tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh của học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốn trở thành một người học tiếng Anh thành công, thì cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của mình
e. Học sinh lười tư duy, tìm tòi mở rộng kiến thức. Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Hiện nay tình trạng học sinh chúng ta thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức ở các nhà trường vẫn còn phổ biến. Các em lười tìm tòi, tư duy, mở rộng kiến thức mặc dù các em đang sống trong xã hội hiện đại biến đổi rất nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Chính vì vậy đã có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời, trong đó người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn cho học sinh phương pháp tư duy, tìm tòi tự học.
f. Học sinh không thích phát biểu trong giờ học. Theo quan điểm của một nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò chưa giỏi và nhiệm vụ là của người thầy. Đối với những người thầy giỏi luôn biết cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp học, còn những thầy mà yếu kém và kiến thức chưa sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay. Giảng dạy giống như hoạt động nghệ thuật của một nghệ sĩ đòi hỏi người thầy phải tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt với thời đại Internet, nghĩa là kiến thức toàn cầu cho nên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển sách là đáp ứng được giảng dạy. Người thầy cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh. Chính vì vậy để một tiết học sôi nổi thì phương pháp và khả năng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, một môn học không làm các em hứng thú thì đương nhiên là các em sẽ không muốn phát biểu.
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Học ngoại ngữ thật không dễ chút nào. Như chúng ta đã thấy, tiếng mẹ đẻ đôi lúc các em còn chưa nắm vững ngữ pháp cũng như chưa biết chọn lọc, trau chuốt lời văn, câu chữ vì vậy nhiều học sinh rất chán nản, lơ là trong giờ Ngữ văn huống chi là học tiếng nước ngoài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THCS trong 5 năm qua, tôi thấy lượng học sinh học yếu ở bộ môn tiếng Anh còn nhiều, chỉ một số ít các em hiểu biết và nói viết lưu loát. Và tôi đã nhận ra một số vấn đề khó khăn chính như sau:
1.1. Thực trạng học của học sinh:
a. Không có cơ hội thực hành Tiếng Anh. Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp là giúp học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Thực ra trong chương trình sách giáo khoa đã được soạn theo bốn kĩ năng riêng và cũng có băng đĩa để luyện nghe - nói, tuy nhiên có thể do thời lượng bố trí các tiết học, do điều kiện vật chất của các trường, hoặc cũng có thể do thói quen của giáo viên mà việc sử dụng băng đĩa gần như là không được áp dụng thường xuyên trong các trường học, kể cả ở thành thị, chứ không nói gì đến nông thôn. Học sinh chủ yếu chỉ được nghe cô hướng dẫn đọc, nhưng ngay cả cô giáo thì không phải lúc nào cũng đúng. Như vậy khó khăn lớn nhất của học sinh chúng ta khi học tiếng Anh có lẽ là do không có môi trường tiếng thực tế. Vì vậy điều then chốt là tạo ra một môi trường tiếng trong lớp học nơi khiến học sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên để làm được điều này thật là không dễ đặc biệt đối với tâm lí chung của học sinh chúng ta là rất ngại nói Tiếng Anh vì sợ sai. Điều này có lẽ do bản tính người Việt dễ xấu hổ, nên sợ nếu nói sai thì bị mọi người cười chê, và tốt nhất là giấu dốt.
b. Đa dạng về trình độ học sinh trong lớp. Thật là thách thức cho giáo viên tiếng Anh khi phải giảng dạy ở một lớp học mà trình độ học sinh quá chênh lệch nhau, vì giáo viên sẽ cảm thấy rất khó để có thể tìm được một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một trò chơi hay bài tập có thể là quá khó nhóm này nhưng lại là quá nhàm chán đối với nhóm khác. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
c. Học sinh không ghi nhớ lâu những điều đã học. Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo viên tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phương pháp học tập rất có hiệu quả, giúp cho học sinh có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Sự ghi nhớ được vận dụng một cách hợp lý có thể giúp học sinh hệ thống hóa những gì mà họ đã được học để áp dụng vào việc giao tiếp thực sự. Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ,
khắc sâu kiến thức trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Mỗi học sinh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Ví dụ một học sinh đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Em tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Việt vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là học sinh đó đã học được rất nhiều từ. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như tôi đã nói - học như vẹt. Học sinh có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
d. Học sinh không hứng thú với việc học tiếng Anh. Không chỉ riêng học sinh mà tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi chảy. Họ sẽ cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó. Thế nhưng họ thường không quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn học sinh thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó các em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với học sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Anh. Nói ngắn gọn, phần lớn học sinh đều muốn nói được tiếng Anh trôi chảy nhưng lại không thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người dạy lẫn người học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học tiếng Anh thì chắc chắn sẽ không thể học nó tốt được. “If you don’t love English, English won’t love you back”. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên dạy tiếng Anh là phải tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh của học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốn trở thành một người học tiếng Anh thành công, thì cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của mình
e. Học sinh lười tư duy, tìm tòi mở rộng kiến thức. Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Hiện nay tình trạng học sinh chúng ta thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức ở các nhà trường vẫn còn phổ biến. Các em lười tìm tòi, tư duy, mở rộng kiến thức mặc dù các em đang sống trong xã hội hiện đại biến đổi rất nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Chính vì vậy đã có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời, trong đó người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn cho học sinh phương pháp tư duy, tìm tòi tự học.
f. Học sinh không thích phát biểu trong giờ học. Theo quan điểm của một nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò chưa giỏi và nhiệm vụ là của người thầy. Đối với những người thầy giỏi luôn biết cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp học, còn những thầy mà yếu kém và kiến thức chưa sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay. Giảng dạy giống như hoạt động nghệ thuật của một nghệ sĩ đòi hỏi người thầy phải tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt với thời đại Internet, nghĩa là kiến thức toàn cầu cho nên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển sách là đáp ứng được giảng dạy. Người thầy cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh. Chính vì vậy để một tiết học sôi nổi thì phương pháp và khả năng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, một môn học không làm các em hứng thú thì đương nhiên là các em sẽ không muốn phát biểu.