- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN Một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường tiểu học năm 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
* Thiết bị giáo dục là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học:
Lý luận dạy học đã khẳng định: Quá trình dạy học là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động học phải là những hoạt động khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định. Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao thì chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau kết hợp với các thiết bị giáo dục phục vụ cho việc truyền thụ nội dung kiến thức. Mục tiêu và nội dung học tập trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô. Còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời.
Ngày nay khi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống thiết bị giáo dục ở nhà trường tiểu học.
Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có thiết bị giáo dục tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học thực sự tham gia vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Thiết bị giáo dục phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đứng trên một góc độ khác thì thiết bị giáo dục còn là một bộ phận không thể thiếu được của nội dung và phương pháp dạy học. Thiết bị giáo dục hầu hết là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúng chứa đựng một tiềm năng tri thức to lớn đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức.
*Vai trò của thiết bị giáo dục trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục:
Thiết bị giáo dục có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức.Theo Lê - nin qui luật nhận thức của con người là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.”
Để quá trình nhận thức của con người nói chung đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Với học sinh tiểu học, (lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi ) tư duy của các em mới chỉ là tư duy cụ thể, tư duy hình ảnh chiếm ưu thế hơn so với tư duy trừu tượng. Các hình ảnh trực tiếp, các dụng cụ, mô hình, hiện tượng được trực quan hoá luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với các em. Không ít những nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được như: chứng minh các hiện tượng khoa học tự nhiên, toán học, … học sinh rất cần được trực tiếp tận mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, tay được cầm nắm, được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp thao tác, quan sát nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả các giác quan huy động mọi tiềm năng để nhận thức. Nhu cầu nhận thức của các em gắn liền với các việc làm cụ thể và hoàn cảnh, môi trường về nghe nhìn, sờ, sử dụng đồ dùng trực quan trước khi có thể hình thành logic, tư duy trừu tượng đúng đắn. Lúc này, sự hình thành các biểu tượng quan trọng hơn sự khám phá bản chất các mối quan hệ bên trong của sự vật hiện tượng. Mà quá trình dạy học là quá trình nhận thức ở mức độ cao, vì vậy thiết bị giáo dục không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Nâng dần tính trực quan của bài học và tỷ lệ bài học có thực nghiệm theo quy định của chương trình, tăng cường việc thực hành của học sinh là nhằm tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạt được sự hiểu biết. Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàn diện (vận động và tư duy) và tích cực của người học, giúp học tự tìm ra các vấn đề cho chính mình một cách chủ động theo triết lý “Tôi làm, tôi hiểu” và phương pháp “Tập phát minh”.
Để học tập khoa học theo phương pháp được khám phá, chứng minh kiến
thức sách giáo khoa và trong thực tế, thể hiện tường minh phương pháp nghiên cứu và kỹ năng thì các phương tiện, dụng cụ phòng thí nghiệm có vai trò và tiềm năng to lớn.
Để trình bày với sự trực quan cao trong việc quan sát, trình diễn vận hành của cơ chế, cấu trúc, vân động, mô hình, mô phỏng thì các phương tiện Nghe - Nhìn có ưu thế rõ rệt.
Thiết bị giáo dục cho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu học tập (thực nghiệm khoa học phải được “dựng’ từ trong sách giáo khoa lên mặt bàn bằng các vật liệu cụ thể của người học). Như vậy thiết bị giáo dục cho phép:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
* Thiết bị giáo dục là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học:
Lý luận dạy học đã khẳng định: Quá trình dạy học là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động học phải là những hoạt động khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định. Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao thì chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau kết hợp với các thiết bị giáo dục phục vụ cho việc truyền thụ nội dung kiến thức. Mục tiêu và nội dung học tập trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô. Còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời.
Ngày nay khi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống thiết bị giáo dục ở nhà trường tiểu học.
Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có thiết bị giáo dục tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học thực sự tham gia vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Thiết bị giáo dục phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đứng trên một góc độ khác thì thiết bị giáo dục còn là một bộ phận không thể thiếu được của nội dung và phương pháp dạy học. Thiết bị giáo dục hầu hết là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúng chứa đựng một tiềm năng tri thức to lớn đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức.
*Vai trò của thiết bị giáo dục trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục:
Thiết bị giáo dục có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức.Theo Lê - nin qui luật nhận thức của con người là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.”
Để quá trình nhận thức của con người nói chung đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Với học sinh tiểu học, (lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi ) tư duy của các em mới chỉ là tư duy cụ thể, tư duy hình ảnh chiếm ưu thế hơn so với tư duy trừu tượng. Các hình ảnh trực tiếp, các dụng cụ, mô hình, hiện tượng được trực quan hoá luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với các em. Không ít những nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được như: chứng minh các hiện tượng khoa học tự nhiên, toán học, … học sinh rất cần được trực tiếp tận mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, tay được cầm nắm, được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp thao tác, quan sát nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả các giác quan huy động mọi tiềm năng để nhận thức. Nhu cầu nhận thức của các em gắn liền với các việc làm cụ thể và hoàn cảnh, môi trường về nghe nhìn, sờ, sử dụng đồ dùng trực quan trước khi có thể hình thành logic, tư duy trừu tượng đúng đắn. Lúc này, sự hình thành các biểu tượng quan trọng hơn sự khám phá bản chất các mối quan hệ bên trong của sự vật hiện tượng. Mà quá trình dạy học là quá trình nhận thức ở mức độ cao, vì vậy thiết bị giáo dục không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Nâng dần tính trực quan của bài học và tỷ lệ bài học có thực nghiệm theo quy định của chương trình, tăng cường việc thực hành của học sinh là nhằm tạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạt được sự hiểu biết. Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàn diện (vận động và tư duy) và tích cực của người học, giúp học tự tìm ra các vấn đề cho chính mình một cách chủ động theo triết lý “Tôi làm, tôi hiểu” và phương pháp “Tập phát minh”.
Để học tập khoa học theo phương pháp được khám phá, chứng minh kiến
thức sách giáo khoa và trong thực tế, thể hiện tường minh phương pháp nghiên cứu và kỹ năng thì các phương tiện, dụng cụ phòng thí nghiệm có vai trò và tiềm năng to lớn.
Để trình bày với sự trực quan cao trong việc quan sát, trình diễn vận hành của cơ chế, cấu trúc, vân động, mô hình, mô phỏng thì các phương tiện Nghe - Nhìn có ưu thế rõ rệt.
Thiết bị giáo dục cho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu học tập (thực nghiệm khoa học phải được “dựng’ từ trong sách giáo khoa lên mặt bàn bằng các vật liệu cụ thể của người học). Như vậy thiết bị giáo dục cho phép:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!