MÔN VĂN

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của HS khi tiếp cận văn bản nói chung cũng như văn bản thông tin nói riêng trong môn Ngữ Văn – Chương trình GDPT được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

1. Cơ sở lí luận

Môn Ngữ văn là một trong những bộ môn quan trọng trong chương trình GDPT và đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp học sinh hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó với đặc trưng riêng, bộ môn còn có mối quan hệ chặt chẽ với những bộ môn khác. Vì vậy khi học tốt Ngữ văn, cũng là yếu tố góp phần tạo thuận lợi để học tốt những bộ môn khác. Cũng chính vì vậy, mà đặt ra cho bộ môn yêu cầu cao về tính thực tiễn, tức là gắn kiến thức với ứng dụng thực tế, học đi đôi với hành và phát huy triệt để vai trò và năng lực toàn diện của người học.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về việc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đề ra: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu”. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là yêu cầu bức thiết và quan trọng hàng đầu. Trong đó việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp cận văn bản là một yêu cầu rất cần thiết.

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động Đọc - Viết - Nói và Nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

2. Cơ sở thực tiễn

Môn Ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018 được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe qua nhiều kiểu văn bản, chủ đề cũng như thể loại giúp học sinh tiếp cận, hình thành và phát triển năng lực Văn học - một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Trong chương trình GDPT 2018, môn Ngữ văn có nhiều thay đổi từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá, đòi hỏi cả người dạy lẫn người học cần chủ động và sáng tạo. Nhưng cũng còn nhiều khó khăn cho cả HS lẫn GV.

Cụ thể, môn Ngữ Văn giúp học sinh tiếp cận nhiều thể loại và kiểu văn bản khác nhau, trong đó văn bản thông tin là thể loại rất mới lạ đối với học sinh lớp 6 (Bài 10: Mẹ của thiên nhiên) và lớp 7 (Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt). Qua tìm hiểu và qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy học sinh phần lớn chỉ dừng lại việc đọc và nắm những thông tin cơ bản trong văn bản. Nhưng để nắm rõ đặc trưng thể loại, những giá trị của văn bản cũng như kết nối mở rộng các văn bản để liên hệ mở rộng khai thác các văn bản cùng chủ đề thì khá mới mẻ và không dễ dàng đối với các em.

Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:

Về phía giáo viên:

+ Việc giảng dạy CTGDPT mới 2018 đang từng bước hoàn thiện nên vẫn

còn nhiếu vấn đề cần phải trau dồi học hỏi từng bước đổi mới cách dạy hiện nay.

+ Một số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc dạy kĩ năng đọc cho học

sinh, từ đó học sinh chưa nắm được các phương pháp đọc phù hợp, hiệu quả.

+ Một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh trong học tập để từ đó giúp các em nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động.

+ Giáo viên chưa bao quát hết học sinh trong phần đọc trên lớp và cũng rất khó để kiểm tra, kiểm soát hết việc đọc bài ở nhà của học sinh.

Về phía học sinh:

+ Lần đầu tiên làm quen với chương trình GDPT mới và kiểu và kiểu văn bản mới, học sinh còn bỡ ngỡ, học thụ động, nghe một chiều, khó tiếp thu từ việc tiếp cận văn bản đến việc quen dần các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe (Đối với học sinh lớp 6)

+ Nhiều em học sinh còn lười đọc văn bản trước khi học hoặc chỉ đọc một

cách đối phó, qua loa.

+ Không chú tâm khi nghe bạn đọc, từ đó không theo kịp và không nắm được nội dung văn bản cũng như đặc trưng thể loại.

+ Một vài phần ngữ liệu khá nặng và đôi khi chưa phù hợp, không mang tính thời sự nên phần nào không kích thích niềm đam mê đọc của các em.

+ Ý thức tự giác học tập ở nhiều em chưa cao, lười học, không chịu dành thời gian đọc, phát biểu xây dựng bài trong giờ học, làm việc nhóm, sơ kết ghi nhớ bài, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt dẫn đến việc tiếp thu bài gặp khó khăn.

Từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi mạn phép thực hiện chuyên đề Phát huy tính tích cực, chủ động của HS khi tiếp cận văn bản nói chung cũng như văn bản thông tin nói riêng trong môn Ngữ Văn – Chương trình GDPT 2018” nhằm góp một phần nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hương tích cực, qua đó góp phần giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong hoạt động đọc – hiểu từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng trong quá trình học tập .

Để khai thác đề tài này, trước hết chúng ta cần hướng và rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập để từ đó góp phần hình thành năng lực và phẩm chất cho các em. Bởi năng lực được tạo nên từ tư chất tự nhiên và do luyện tập, học hỏi, làm việc mà có. Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với người khác.

1712324560988.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của HS khi tiếp cận văn bản nói chung cũng nh...docx
    1.5 MB · Lượt tải : 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top