Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN Phó Hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác Hoạt động ngoài giờ trong trường phổ thông được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi giới quan tâm.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bản thân là một giáo viên đồng thời là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Hoạt động ngoài giờ, giáo dục đạo đức học sinh, với nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện.
Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đõ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,...
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan , ít nói....
Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn , thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sỡ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi mạn phép trình bày đề tài “ Phó Hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác Hoạt động ngoài giờ trong trường phổ thông”.Với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp những kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển của xã hội trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện. Nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.
1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
Phạm vi đề tài nay chỉ giới hạn trong lứa tuổi phổ thông trung học, vì đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, và cũng vì đây là đối tượng chủ yếu trong nhà trường phổ thông.
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi giới quan tâm.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bản thân là một giáo viên đồng thời là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Hoạt động ngoài giờ, giáo dục đạo đức học sinh, với nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện.
Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đõ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,...
Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan , ít nói....
Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn , thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sỡ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi mạn phép trình bày đề tài “ Phó Hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác Hoạt động ngoài giờ trong trường phổ thông”.Với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp những kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển của xã hội trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện. Nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.
1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
Phạm vi đề tài nay chỉ giới hạn trong lứa tuổi phổ thông trung học, vì đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, và cũng vì đây là đối tượng chủ yếu trong nhà trường phổ thông.