- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU 19 TÁC PHẨM LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN được soạn dưới dạng file word gồm 76 trang. Các bạn xem và tải sách luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn về ở dưới.
MỤC LỤC
1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – Nguyễn Dữ 4
2. CHỊ EM THÚY KIỀU – Nguyễn Du................................... 8
3. CẢNH NGÀY XUÂN – Nguyễn Du................................... 10
4. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH – Nguyễn Du..................... 12
5. ĐỒNG CHÍ –Chính Hữu.................................................... 14
6. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – Phạm Tiến Duật............................................................................................. 17
7. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ –Huy Cận............................ 21
8. BẾP LỬA – Bằng Việt........................................................ 25
9. ÁNH TRĂNG – Nguyễn Duy.............................................. 30
10. LÀNG – Kim Lân............................................................. 33
11. LẶNG LẼ SA PA – Nguyễn Thành Long...................... 36
12. CHIẾC LƯỢC NGÀ – Nguyễn Quang Sáng................. 40
13. MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải............................ 44
14. VIẾNG LĂNG BÁC – Viễn Phương.............................. 49
15. SANG THU –Hữu Thỉnh................................................. 53
16. NÓI VỚI CON – Y Phương............................................. 57
17. BÊN QUÊ – Nguyễn Minh Châu.................................... 61
18. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – Lê Minh Khuê............ 64
19. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - Ngô Gia Văn Phái 68
MB: “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đó không chỉ là hai câu thơ quen thuộc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà hơn như thế, nó còn là một lời tổng kết vô cùng xác đáng cho cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Cũng bởi vì người phụ nữ chịu nhiều bất công như thế hay chăng, mà đề tài viết về họ đã trở nên quen thuộc trong văn chương trung đại. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng trở lại với đề tài này trong tác phẩm nổi tiếng của văn xuôi trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVI – XVII - “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
TB: I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
2. Tác phẩm:
a. “Truyền kì mạn lục”:
- Là ghi chép tản mạn về những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Viết bằng chữ Hán, được xem là “Thiên cổ kì bút” (áng văn hay ngàn đời).
- Gồm 20 truyện, đề tài phong phú.
- Nhân vật:
+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.
+ Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.
b. Văn bản:
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.
- So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.
3. Tóm tắt văn bản:
“Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhân vật Vũ Nương:
a. Vẻ đẹp phẩm chất:
- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.
- Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.
* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng:
- Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!
- Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xaxôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng nhữnglời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dámmong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịudàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi côngdanh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phảichịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì,khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” .Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồn gbay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịudàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!
- Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủychung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
"… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằngtrời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nàoxong…"
(Chinh phụ ngâm)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
19 TÁC PHẨM LUYỆN THI VÀO LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
MÔN NGỮ VĂN
MỤC LỤC
1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – Nguyễn Dữ 4
2. CHỊ EM THÚY KIỀU – Nguyễn Du................................... 8
3. CẢNH NGÀY XUÂN – Nguyễn Du................................... 10
4. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH – Nguyễn Du..................... 12
5. ĐỒNG CHÍ –Chính Hữu.................................................... 14
6. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – Phạm Tiến Duật............................................................................................. 17
7. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ –Huy Cận............................ 21
8. BẾP LỬA – Bằng Việt........................................................ 25
9. ÁNH TRĂNG – Nguyễn Duy.............................................. 30
10. LÀNG – Kim Lân............................................................. 33
11. LẶNG LẼ SA PA – Nguyễn Thành Long...................... 36
12. CHIẾC LƯỢC NGÀ – Nguyễn Quang Sáng................. 40
13. MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải............................ 44
14. VIẾNG LĂNG BÁC – Viễn Phương.............................. 49
15. SANG THU –Hữu Thỉnh................................................. 53
16. NÓI VỚI CON – Y Phương............................................. 57
17. BÊN QUÊ – Nguyễn Minh Châu.................................... 61
18. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – Lê Minh Khuê............ 64
19. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ - Ngô Gia Văn Phái 68
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – Nguyễn Dữ |
MB: “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đó không chỉ là hai câu thơ quen thuộc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà hơn như thế, nó còn là một lời tổng kết vô cùng xác đáng cho cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, oan trái. Cũng bởi vì người phụ nữ chịu nhiều bất công như thế hay chăng, mà đề tài viết về họ đã trở nên quen thuộc trong văn chương trung đại. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng trở lại với đề tài này trong tác phẩm nổi tiếng của văn xuôi trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVI – XVII - “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
TB: I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
2. Tác phẩm:
a. “Truyền kì mạn lục”:
- Là ghi chép tản mạn về những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Viết bằng chữ Hán, được xem là “Thiên cổ kì bút” (áng văn hay ngàn đời).
- Gồm 20 truyện, đề tài phong phú.
- Nhân vật:
+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.
+ Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.
b. Văn bản:
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.
- So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.
3. Tóm tắt văn bản:
“Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhân vật Vũ Nương:
a. Vẻ đẹp phẩm chất:
- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.
- Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.
* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng:
- Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!
- Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xaxôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng nhữnglời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dámmong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịudàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi côngdanh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phảichịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì,khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” .Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồn gbay bổng”. Đúng là lời nói, cách nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịudàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!
- Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủychung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây che kín núi,thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
"… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằngtrời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nàoxong…"
(Chinh phụ ngâm)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!