- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,048
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU BÀI TẬP THU HOẠCH HỌC PHẦN QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Liên thông Ngữ Văn) được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CÂU HỎI
Câu hỏi 1: Qua nghiên cứu lý luận và trải nghiệm thực tiễn, các thầy cô hãy phân tích ý nghĩa và đề xuất các việc làm cần thiết và phù hợp với điều kiện nơi thầy cô công tác để nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.
Câu hỏi 2: Theo thầy cô, những yếu tố gì ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo dục? Thầy cô hãy phân tích một trường hợp cụ thể và biện luận.
TRẢ LỜI:
CÂU 1:
Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” cho thấy vai trò của nhà giáo với xã hội. Và để xứng đáng là nghề cao quý trong xã hội này, mỗi nhà giáo cần phải xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho mình. Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của họ được duy trì thành nền nếp trong nhà trường dựa trên hệ thống các khuôn phép, quy tắc đạo đức nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, đánh giá thái độ, hành vi của nhà giáo phù hợp với yêu cầu mô phạm của nghề dạy học. Với nghề dạy học, người dạy muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải luôn tinh thông về nghề nghiệp, tiêu biểu về tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sự nghiệp “trồng người” và công tác đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và của nhân dân ta. Cho nên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mặc dù bận rộn với vô vàn công việc lãnh đạo công cuộc kháng chiến và kiến quốc nhưng Người vẫn rất quan tâm và giành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục. Trong đó, Người đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo vì nhà giáo chính là tấm gương trực tiếp để các em học sinh nhìn vào và noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó dùng nhân cách tác động nhân cách là cách làm của người thầy dùng để cảm hóa học trò. Do vậy, nhà giáo phải luôn nêu gương về đạo đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được hình thành nên nhân cách ở trò. Kế thừa quan điểm và tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức chú trọng vấn đề nâng cao đạo đức Nhà giáo bằng việc luật hoá vấn đề này.
Nhằm tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản: Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên…
Trong thực tiễn, đa số các nhà giáo đã nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn để đào tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đa số đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có ý thức phẩm chất đạo đức chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo trong công tác quản lý, trong giảng dạy và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho đất nước và cho tỉnh. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý và giáo viên luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội; giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình mẫu “mô phạm” của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp…
Thế nhưng đáng tiếc là trong thời gian qua, do mặt trái của cơ chế thị trường với những yếu tố tiêu cực đã xâm nhập, tác động tới nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên, làm hình thành ở họ lối sống bàng quan, thực dụng; có giáo viên đã không thể cưỡng lại được trước sức cám dỗ của vật chất và sức hút của đồng tiền dẫn đến những hành vi “lệch chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo. Rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như tư duy giáo dục chậm đổi mới, mặt trái của nền kinh tế thị trường; công tác quản lý đội ngũ giáo viên còn hạn chế; việc thanh kiểm tra chưa kịp thời và không nghiêm minh; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho nhà giáo còn bị coi nhẹ,…
Chính vì vậy, việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay càng trở nên bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay không chỉ là những phẩm chất, năng lực cá nhân mà đã trở thành chuẩn mực pháp luật. Để có thể nâng cao đạo đức nhà giáo cần tiến hành tổng thể các giải pháp và cần có sự kết hợp của nhiều lực lượng.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất là chính những giáo viên phải tự ý thức, nghiêm khắc với bản thân mình trong xây dựng đạo đức. Trong đó, đạo đức được hiểu là sự tổng hòa giữa 3 yếu tố gồm lý tưởng nghề, đạo đức nghề và kỹ thuật làm nghề. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, giáo viên phải đầu tư nhiều hơn vào phương pháp, kỹ năng và kỹ thuật dạy học. Đồng thời, giáo viên phải ý thức được giá trị nghề nghiệp cũng như lòng tự trọng nghề nghiệp để luôn không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần có nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội; về sự cần thiết cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo để xây dựng được đạo đức nhà giáo thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm s
CÂU HỎI
Câu hỏi 1: Qua nghiên cứu lý luận và trải nghiệm thực tiễn, các thầy cô hãy phân tích ý nghĩa và đề xuất các việc làm cần thiết và phù hợp với điều kiện nơi thầy cô công tác để nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.
Câu hỏi 2: Theo thầy cô, những yếu tố gì ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo dục? Thầy cô hãy phân tích một trường hợp cụ thể và biện luận.
TRẢ LỜI:
CÂU 1:
Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” cho thấy vai trò của nhà giáo với xã hội. Và để xứng đáng là nghề cao quý trong xã hội này, mỗi nhà giáo cần phải xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho mình. Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của họ được duy trì thành nền nếp trong nhà trường dựa trên hệ thống các khuôn phép, quy tắc đạo đức nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, đánh giá thái độ, hành vi của nhà giáo phù hợp với yêu cầu mô phạm của nghề dạy học. Với nghề dạy học, người dạy muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải luôn tinh thông về nghề nghiệp, tiêu biểu về tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sự nghiệp “trồng người” và công tác đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và của nhân dân ta. Cho nên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mặc dù bận rộn với vô vàn công việc lãnh đạo công cuộc kháng chiến và kiến quốc nhưng Người vẫn rất quan tâm và giành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục. Trong đó, Người đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo vì nhà giáo chính là tấm gương trực tiếp để các em học sinh nhìn vào và noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó dùng nhân cách tác động nhân cách là cách làm của người thầy dùng để cảm hóa học trò. Do vậy, nhà giáo phải luôn nêu gương về đạo đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được hình thành nên nhân cách ở trò. Kế thừa quan điểm và tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức chú trọng vấn đề nâng cao đạo đức Nhà giáo bằng việc luật hoá vấn đề này.
Nhằm tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản: Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên…
Trong thực tiễn, đa số các nhà giáo đã nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn để đào tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đa số đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có ý thức phẩm chất đạo đức chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo trong công tác quản lý, trong giảng dạy và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho đất nước và cho tỉnh. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý và giáo viên luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội; giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình mẫu “mô phạm” của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp…
Thế nhưng đáng tiếc là trong thời gian qua, do mặt trái của cơ chế thị trường với những yếu tố tiêu cực đã xâm nhập, tác động tới nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên, làm hình thành ở họ lối sống bàng quan, thực dụng; có giáo viên đã không thể cưỡng lại được trước sức cám dỗ của vật chất và sức hút của đồng tiền dẫn đến những hành vi “lệch chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo. Rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như tư duy giáo dục chậm đổi mới, mặt trái của nền kinh tế thị trường; công tác quản lý đội ngũ giáo viên còn hạn chế; việc thanh kiểm tra chưa kịp thời và không nghiêm minh; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho nhà giáo còn bị coi nhẹ,…
Chính vì vậy, việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay càng trở nên bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay không chỉ là những phẩm chất, năng lực cá nhân mà đã trở thành chuẩn mực pháp luật. Để có thể nâng cao đạo đức nhà giáo cần tiến hành tổng thể các giải pháp và cần có sự kết hợp của nhiều lực lượng.
Một trong những giải pháp quan trọng nhất là chính những giáo viên phải tự ý thức, nghiêm khắc với bản thân mình trong xây dựng đạo đức. Trong đó, đạo đức được hiểu là sự tổng hòa giữa 3 yếu tố gồm lý tưởng nghề, đạo đức nghề và kỹ thuật làm nghề. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, giáo viên phải đầu tư nhiều hơn vào phương pháp, kỹ năng và kỹ thuật dạy học. Đồng thời, giáo viên phải ý thức được giá trị nghề nghiệp cũng như lòng tự trọng nghề nghiệp để luôn không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần có nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội; về sự cần thiết cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo để xây dựng được đạo đức nhà giáo thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm s