Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN LỊCH SỬ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,709
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 11 CHƯƠNG TRÌNH MỚI * DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH 6 CHỦ ĐỀ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 59 trang. Các bạn xem và tải bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 11 về ở dưới.

CHỦ ĐỀ 1

CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

* Khái niệm cách mạng tư sản

- CMTS là phương thức chuyển từ hình thái KT- XH phong kiến sang hình thái KT- XH TBCN

- CMTS là một hiện tượng XH hợp quy luật; là kết quả của cuộc xung đột giữa LLSX mới TBCN với quan hệ sản xuất lỗi thời phong kiến.

- LLSX TBCN >< QHSX PK

*Những vấn đề cơ bản về cách mạng tư sản

- Nhiệm vụ:
Lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời, mang đến quyền lợi cho các lực lượng tham gia.

  • - Lãnh đạo: Giai cấp tư sản
  • - Động lực: Quần chúng nhân dân
  • - Hướng phát triển: Thiết lập và tạo điều kiện cho CNTB ra đời, phát triển.
Câu 1. Trình bày đặc điểm chung cơ bản về cách mạng tư sản

  • Tiền đề của các cuộc CMTS
  • a.Kinh tế:
  • - Giai đoạn hậu kỳ trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển ở khu Tây Âu và Bắc Mỹ. Các công trường thủ công ra đời các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim…… Nhiều trung tâm công-thương nghiệp xuất hiện: Luân Đôn (Anh), Am- xtéc-đam (Hà Lan), Mát -xây (Pháp).
  • - Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.
  • - Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ từ cuối thời trung đại, dẫn đến sự thay đổi về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước
phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc.

b.Chính trị, xã hội:​

- Chế độ phong kiến ở Tây Âu đã khủng hoảng nhưng vẫn nắm mọi quyền lực về kinh tế và chính trị. Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề như khủng hoảng tài chính, xung đột trong nghị viện ở Anh, mâu thuẫn ba đẳng cấp ở Pháp…. Ở Bắc Mỹ nhân dân bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo, chịu sự bất bình đẳng về kinh tế.

  • - Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Lấy ong của Mỹ xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • - Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến hoa thành quý tộc mới tiêu biểu như ở Anh. Sự lớn mạnh của các ngành công- thương nghiệp đã tạo điều kiện ra đời giai cấp tư sản có thế lực đầy tiềm năng ở Anh, Pháp, Bắc Mỹ. Phương thích kinh doanh trong các đồn điền đã hình thành nên giai cấp chủ nô giàu có ở các bang miền Nam ở Bắc Mỹ .Các giai cấp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ tiến bộ mới.
  • - Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng

Về tư tưởng​

- Cùng sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành và được biểu hiện trên các mặt khác nhau. Phong trào cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái phù hợp hơn với giai cấp tư sản như Tân giáo, Thanh giáo Anh.

- Ở Pháp sự xuất hiện trào lưu tư tưởng triết học ánh sáng với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như triết học, sử học, văn học… thời đại khai sáng bùng nổ ở châu Âu với tư tưởng mới hướng về giải phóng con người thực hiện quyền dân chủ bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần dân tộc đối với những nước bị lệ thuộc

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải cấp lãnh đạo, động lực cách mạng.​

  • Mục tiêu:
  • Mục tiêu chung: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • Mục tiêu kinh tế: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kỹ thuật.
  • Chính trị: xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ tư sản dựa trên việc quản lý đất nước bằng pháp luật.

Nhiệm vụ:​

  • Nhiệm vụ dân tộc: Giành độc dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến các cứ, thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.
  • Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản (thành lập nhà nước cộng hòa tư sản hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản).
C. Giai cấp lãnh đạo: Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là một bộ không có thế lực trong xã hội. Đó là giai cấp tư sản hoặc quý tộc tư sản hóa như trong các cuộc cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp. Thời kỳ sau, có những cuộc cách mạng mang tính chất tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo như cách mạng ở nước Nga đầu thế kỷ XX. Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản Ô. Crôm- oen (Anh), G. Oa-sinh-tơn. (Mĩ), M. Rô-be-spie (Pháp).

Động lực cách mạng tư sản:​

Động lực của cách mạng tư sản bao gồm các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến như: nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản… Ở Bắc Mỹ còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ. Họ là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân giành quyền lợi về chính trị kinh tế xã hội.

Kết quả:​

  • Cách mạng tư sản bùng nổ ở thế kỷ XVI, lan rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ trải qua nhiều giai đoạn thậm chí nhiều nơi kéo dài đến thế kỷ XX .Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ, xóa bỏ được tàn dư chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc, thiết lập quan hệ sản xuất mới xây dựng nhà nước pháp quyền mới.
  • Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước mà kết quả của các cuộc cách mạng tư sản có sự khác nhau. Cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ đã giải phóng thuộc địa, lập ra nhà nước cộng hòa tư sản, cách mạng ở Anh giành được quyền lực cho phe Nghị viện thiết lập, chế độ quân chủ lập hiến, cách mạng tư sản Pháp đập tan chế độ phong kiến chuyên chế xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
  • Ý nghĩa: Cách mạng tư sản thắng lợi thắng lợi chống mốc cho chế độ chủ nghĩa tư bản ra đời. Sau các cuộc cách mạng tư sản cách mạng công nghiệp bùng nổ thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển vượt bậc .Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Các bản Tuyên Ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng tư sản mang tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người, quyền công nhân. Do đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh.

Câu 2. Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ?

  • Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu.
  • Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước (I-ta-li-a, Đức), cải cách nông nô (Nga) và tiếp tục giành được thắng lợi,... Mặc dù vẫn có những hạn chế nhưng các cuộc cách mạng tư sản này đã tạo điều kiện đề chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu 3. Quá trình mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản được thể hiện như thế nào?

Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng thuộc địa​

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.

Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).

  • . Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
  • . Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
  • . Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
+ Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.

+ Ở khu vực Mỹ Latinh:​

  • Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
  • Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.​

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.

+ Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

C. CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền​

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.

+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.

+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.

  • Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
  • Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
  • Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.

+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc

1726578399135.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--BDHSG SỬ 11 CTRINH MỚI 2023-2024 - CHUẨN.docx
    248 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 11 - trương ngọc thơi pdf bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thpt pdf bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thpt trịnh đình tùng pdf bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11 cánh điều bồi dưỡng học sinh giỏi sử 12 chuyên đề 11 so sánh chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11 chuyên đề học tập lịch sử 11 chuyên đề học tập lịch sử 11 cánh diều chuyên đề lịch sử 11 chuyên đề lịch sử 11 cánh diều chuyên đề lịch sử 11 chân trời sáng tạo chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức chuyên đề lịch sử 11 sách cánh diều chuyên đề lịch sử lớp 11 cánh diều chuyên đề rừng xà nu chuyên đề sử chuyên đề sử 10 chuyên đề sử 11 chuyên đề sử 11 bài 1 chuyên đề sử 11 bài 1 kết nối tri thức chuyên đề sử 11 cánh diều chuyên đề sử 11 cánh diều bài 1 chuyên đề sử 11 cánh diều chuyên đề 1 chuyên đề sử 11 cánh diều lý thuyết chuyên đề sử 11 cánh diều pdf chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo bài 1 chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo lý thuyết chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo pdf chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo trang 21 chuyên đề sử 11 chương trình sáng tạo chuyên đề sử 11 chuyên đề 1 chuyên đề sử 11 giải chuyên đề sử 11 kết nối chuyên đề sử 11 kết nối tri thức chuyên đề sử 11 kết nối tri thức chuyên đề 2 chuyên đề sử 11 kết nối tri thức lý thuyết chuyên đề sử 11 kết nối tri thức pdf chuyên đề sử 11 kết nối tri thức trang 10 chuyên đề sử 11 kết nối tri thức trang 19 chuyên đề sử 11 kntt chuyên đề sử 11 lịch sử nghệ thuật truyền thống việt nam chuyên đề sử 11 pdf chuyên đề sử 11 sách cánh diều chuyên đề sử 11 trang 19 chuyên đề sử 11 trang 21 chuyên đề sử 11 trang 8 chuyên đề sử 12 chuyên đề sử lớp 11 giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều giải chuyên đề sử 11 cánh diều giải chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo giải chuyên đề sử 11 kết nối tri thức giáo án chuyên đề lịch sử 11 giáo án chuyên đề lịch sử 11 cánh diều giáo án chuyên đề sử 11 giáo án chuyên đề sử 11 cánh diều giáo án chuyên đề sử 11 kết nối tri thức lý thuyết chuyên đề sử 11 lý thuyết chuyên đề sử 11 cánh diều ôn tập sử 11 học kì 1 sách bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11 pdf sách chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức sách chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo sách chuyên đề sử 11 kết nối tri thức soạn chuyên đề sử 11 soạn chuyên đề sử 11 cánh diều soạn chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo soạn chuyên đề sử 11 kết nối soạn chuyên đề sử 11 kết nối tri thức tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11 chương trình mới
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,792
    Bài viết
    40,241
    Thành viên
    152,836
    Thành viên mới nhất
    hoatrangnhung1
    Top