- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 99 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1.Nêu khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
* Hiện thực lịch sử
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.
- Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
* Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau.
- Có nhiều nhận thức khác nhau về hiện thực lịch sử. Để phục dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần nỗ lực tìm kiếm tư liệu; sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 2.So sánh sự khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Câu 3.Sử học là gì? Trình bày đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của Sử học.
* Khái niệm Sử học
Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.
* Đối tượng nghiên cứu của Sử học
- Đối tượng của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
- Đối tượng của Sử học mang tính toàn diện.
* Chức năng
- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử.
- Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người.
* Nhiệm vụ
- Nhận thức: cung cấp tri thức khoa học.
- Giáo dục, nêu gương: hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn.
- Dự báo: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,…
Câu 4.Vì sao con người cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,… Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…
==> Khoa học lịch sử là một trong các ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục.
Câu 5. Thế nào là thu thập sử liệu, xử lí thông tin sử liệu?
- Thu thập sử liệu: là quá trình lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng tìm hiểu.
- Xử lí thông tin sử liệu: là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập.
Câu 6. Nêu quy trình thu thập, xử lí thông tin sử liệu
Quy trình thu thập, xử lí thông tin sử liệu gồm 4 bước:
+ Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
+ Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
+ Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…
Câu 7. Nêu vai trò của việc kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng là “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới).
- Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn, để ra sức giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước và những giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã để lại.
- Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.
Câu 1.Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.
Câu 2.Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 3.Hãy phân tích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.
- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.
Câu 4. Hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa
- Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích, di sản, mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy.
- Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử – văn hoá của địa phương, dân tộc.
- Du lịch văn hoá phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,…
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 10
THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
NĂM HỌC 2023 -2024
****************
THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
NĂM HỌC 2023 -2024
****************
CHỦ ĐỀ 1. LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
Câu 1.Nêu khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
* Hiện thực lịch sử
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.
- Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
* Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau.
- Có nhiều nhận thức khác nhau về hiện thực lịch sử. Để phục dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần nỗ lực tìm kiếm tư liệu; sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 2.So sánh sự khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Hiện thực lịch sử | Nhận thức lịch sử |
Là toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ. | Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ. |
Tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. | Vừa khách quan vừa chủ quan. |
Là duy nhất và không thể thay đổi. | Rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. |
Xuất hiện trước. | Xuất hiện sau. |
Câu 3.Sử học là gì? Trình bày đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của Sử học.
* Khái niệm Sử học
Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.
* Đối tượng nghiên cứu của Sử học
- Đối tượng của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
- Đối tượng của Sử học mang tính toàn diện.
* Chức năng
- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử.
- Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người.
* Nhiệm vụ
- Nhận thức: cung cấp tri thức khoa học.
- Giáo dục, nêu gương: hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn.
- Dự báo: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,…
Câu 4.Vì sao con người cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,… Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…
==> Khoa học lịch sử là một trong các ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục.
Câu 5. Thế nào là thu thập sử liệu, xử lí thông tin sử liệu?
- Thu thập sử liệu: là quá trình lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng tìm hiểu.
- Xử lí thông tin sử liệu: là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập.
Câu 6. Nêu quy trình thu thập, xử lí thông tin sử liệu
Quy trình thu thập, xử lí thông tin sử liệu gồm 4 bước:
+ Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
+ Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
+ Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…
Câu 7. Nêu vai trò của việc kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng là “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới).
- Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn, để ra sức giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước và những giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã để lại.
- Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.
CHỦ ĐỀ 2. VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
Câu 1.Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.
Câu 2.Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 3.Hãy phân tích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.
- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.
Câu 4. Hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa
- Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích, di sản, mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy.
- Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử – văn hoá của địa phương, dân tộc.
- Du lịch văn hoá phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,…