- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 69 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN B. ĐỀ THAM KHẢO
Phần I: Đề bài
Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Hãy hân hoan trước điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Từ nội dung được gợi ra ở đoạn trích trên, hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Con người - sống để yêu thương.
Câu 2: (12,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua trải nghiệm về thơ ca của bản thân, hãy chọn một tác phẩm mà em cho là hay nhất để làm sáng tỏ nhận định trên.
-------------- HẾT ----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………….…...........; Số báo danh: ….....................………...
Chữ ký CB coi thi 1: ………...….........; Chữ ký CB coi thi 2: ……….....…........
Phần II: Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO
I. Hướng dẫn Chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm, cần linh hoạt trong việc vận dụng Đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
3. Có thể chi tiết hóa các ý nhỏ hơn điểm số so với biểu điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm lẻ đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN 8
TỪ NĂM HỌC 2023-2024
PHẦN A: CẤU TRÚC ĐỀ THI
TỪ NĂM HỌC 2023-2024
PHẦN A: CẤU TRÚC ĐỀ THI
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Nghị luận xã hội - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề hiện tượng đời sống/một vấn đề đời sống được gợi ra từ một tác phẩm/văn bản/cuốn sách,... - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. | 8,0 |
2 | Nghị luận văn học - Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học: thơ, truyện (Các văn bản ngoài chương trình). - Chứng minh một ý kiến/nhận định văn học hoặc lý luận văn học (Các văn bản văn học trong và ngoài chương trình). | 12,0 |
PHẦN B. ĐỀ THAM KHẢO
PHÒNG GD&ĐT…. TRƯỜNG… | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP … MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề |
Phần I: Đề bài
Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Hãy hân hoan trước điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Từ nội dung được gợi ra ở đoạn trích trên, hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Con người - sống để yêu thương.
Câu 2: (12,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua trải nghiệm về thơ ca của bản thân, hãy chọn một tác phẩm mà em cho là hay nhất để làm sáng tỏ nhận định trên.
-------------- HẾT ----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………….…...........; Số báo danh: ….....................………...
Chữ ký CB coi thi 1: ………...….........; Chữ ký CB coi thi 2: ……….....…........
Phần II: Hướng dẫn chấm
PHÒNG GD&ĐT…. TRƯỜNG | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP … MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC 2023-2024 |
I. Hướng dẫn Chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm, cần linh hoạt trong việc vận dụng Đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
3. Có thể chi tiết hóa các ý nhỏ hơn điểm số so với biểu điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm lẻ đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Đọc đoạn trích sau: Hãy hân hoan trước điều nhân nghĩa Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân Và hãy tin vào điều có thật: Con người - sống để yêu thương. (Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên) Từ nội dung được gợi ra ở đoạn trích trên, hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Con người - sống để yêu thương. | 8,00 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,50 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người - sống để yêu thương. | 0,50 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ chủ đề Con người - sống để yêu thương. Có thể triển khai theo hướng sau: | 5,00 | |
* Giải thích - Hân hoan và lạnh lùng trong đoạn thơ là chỉ thái độ vui mừng, xúc động; sự vô cảm, thờ ơ của con người. - Điều nhân nghĩa: Những điều hợp đạo lí, mang lại niềm vui cho mọi người, cho xã hội. - Chuyện bất nhân: Cái ác, cái xấu, những bất công diễn ra trong cuộc sống. - Yêu thương là sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia, quý mến ... mọi người. -> Thông điệp Con người - sống để yêu thương trong đoạn thơ khuyên con người cần có thái độ yêu - ghét rõ ràng, dứt khoát trước những việc thiện - ác ở đời; đừng trở thành người sống vô cảm,… trong cuộc sống. Đồng thời giữ vững niềm tin và thực hành lẽ sống cao đẹp: Sống là để trao và nhận yêu thương. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,5 điểm - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,0 - 1,25 điểm - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0,5 - 0,75 điểm Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 1,50 | |
* Bàn luận, mở rộng - Cuộc sống đa dạng, luôn tồn tại hai mặt đối lập: tốt - xấu, thiện - ác, công bằng - bất công,... - Con người sống không thể thiếu tình yêu thương. Sống biết yêu thương giúp con người sát lại gần nhau; xóa mờ những ngăn cách, bất công. - Mỗi người biết yêu thương chính mình là cơ sở để thấu hiểu, trân trọng giá trị của người khác; biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người. - Khi cho đi yêu thương sẽ nhận lại bình yên và hạnh phúc. Nếu không có tình yêu thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm. - Tuy vậy, cần biết đặt tình yêu thương đúng chỗ, đúng lúc. Phê phán những người sống vô cảm, thiếu tình người. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,0 điểm). - Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; nhưng đôi lúc kết hợp chưa thật nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,25- 1,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 - 1,0 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: Lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,50 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 2,00 | |
* Đánh giá, rút ra bài học - Để yêu thương còn mãi, mỗi người cần phân biệt tốt - xấu, thiện - ác, biết yêu thương từ những điều bình dị trong cuộc sống. - Mỗi người cần có cách ứng xử nhân văn và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. - ... Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,50 điểm - Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: 0,75 - 1,25 điểm - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0,5 điểm Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 1,5 | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,50 | |
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,50 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm. | 1,50 | |
2 | Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua trải nghiệm về thơ ca của bản thân, hãy chọn một tác phẩm mà em cho là hay nhất để làm sáng tỏ nhận định trên. | 12,00 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,50 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. | 1,00 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau: | 8,00 | |
* Giải thích: - Hồn tức là nội dung, là ý nghĩa bài thơ, là cái chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nhìn thấy. Xác là hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, cấu tứ, ngôn ngữ... là phần có thể nhìn thấy được. - Như vậy, theo Xuân Diệu, một bài thơ hay là hài hòa giữa hồn và xác, có sự sáng tạo độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nó đủ sức khơi gợi ở người đọc những tình cảm cao đẹp và tạo ấn tượng sâu sắc, khó quên. -> Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc và phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 3,0 điểm - Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: 2,0- 2,75 điểm - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 1,0 - 1,75 điểm - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: 0,5 điểm Học sinh trình bày bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 3,00 |