- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN HỌC LỚP 9 NĂM 2024-2025 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 159 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9
Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau:
Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét.
Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.
Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9.
chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.
B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý.
Có các dạng bài: bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hoặc nghị luận tác phẩm văn
học.
I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
1. Phân loại
Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Một số điểm giống nhau.
2.1. Loại
Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài:
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích:
Mục đích: Nhằm để hiểu
Các bước:
Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu
trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là
gì?
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào?
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh
Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
Các bước:
Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều
cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận
Mục đích: Tạo sự đồng tình.
Các bước:
Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài
3.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
3.1.1 Đề tài:
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...).
3.1.2 Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
3.1.3.Một số đề tham khảo
Tình thương là hạnh phúc của con người.
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
VĂN HỌC LỚP 9
PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN TẬP LÀM VĂN LỚP 9
PHẦN I: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
VĂN HỌC LỚP 9
PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN TẬP LÀM VĂN LỚP 9
PHẦN I: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9
Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau:
Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét.
Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.
Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9.
chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.
B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý.
1
Có các dạng bài: bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hoặc nghị luận tác phẩm văn
học.
I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
1. Phân loại
Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Một số điểm giống nhau.
2.1. Loại
Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài:
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích:
Mục đích: Nhằm để hiểu
Các bước:
Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu
trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là
gì?
2
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào?
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh
Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
Các bước:
Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều
cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận
Mục đích: Tạo sự đồng tình.
Các bước:
Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
3
Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài
3.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
3.1.1 Đề tài:
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...).
3.1.2 Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
3.1.3.Một số đề tham khảo
Tình thương là hạnh phúc của con người.
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
4