Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,709
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề về các biện pháp tu từ tiếng Việt KHỐI THCS LỚP 6,7,8,9 được soạn dưới dạng file word gồm 2 file, 85 trang. Các bạn xem và tải Chuyên đề về các biện pháp tu từ tiếng Việt về ở dưới.
I. TÌM HIỂU VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ

1. Khái niệm


- Biện pháp tu từ là phép tu từ thường được dùng để làm cho câu văn hay từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc, người nghe, dễ hiểu không nhàm chán.

- Biện pháp tu từ là các cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nhất định (về từ, câu hay cả đoạn văn bản) theo từng ngữ cảnh nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo những ấn tượng cho người đọc hình dung rõ nét hơn về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc một cách chân thực.

2. Kể tên các biện pháp tu từ

- So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói nói giảm nói tránh, đảo ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ, phép điệp, chơi chữ, chêm xen, tương phản đối lập………..

II. TÌM HIỂU CỤ THỂ TỪNG BIỆN PHÁP TU TỪ

1. So sánh

1.1. Khái niệm


- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cấu trúc đầy đủ của phép so sánh: sự vật A- từ chỉ phương diện so sánh – từ so sánh – sự vật B. Có khi từ chỉ phương diện so sánh (đặc điểm được đưa ra để so sánh) không xuất hiện.

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của em suốt đời.

Vế A: Mẹ

Vế B: ngọn gió

Từ so sánh:

Tác dụng: làm nổi bật vai trò, vị trí của người mẹ trong cảm nhận của người con.

1.2. Tác dụng của phép so sánh

- Tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động hơn.

- Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

1.3. Các kiểu so sánh

- So sánh ngang bằng.

- So sánh không ngang bằng.

1.4. Dấu hiệu nhận biết kiểu so sánh

- So sánh ngang bằng: là, như, giống, y như,…

- So sánh không ngang bằng: hơn, không bằng, chẳng bằng…

=> Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu. VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)

Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ( Ca dao)

Hai anh em nó giống nhau như đúc.

Anh ta và tôi
bằng tuổi nhau.

Ở loại so sánh không ngang bằng (cấu trúc A không bằng B), các lớp từ ngữ thường đi kèm là: hơn, hơn là, kém, không bằng, chẳng bằng,… Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại. VD: Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học./ Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.

Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

(MẹTrần Quốc Minh)

Anh ta kém tôi 2 tuổi.

Thằng bé nhanh trí hơn anh trai nó.

Như vậy chỉ cần nắm vững lớp từ ngữ thường xuyên đi cùng với các loại so sánh thì việc tìm ra phép so sánh không phải là quá khó khăn đối với học sinh.

Tác dụng:

- Giúp người đọc, người nghe hình dung 1 cách cụ thể sinh động về sự vật, sự việc được nói đến. Có khi gợi trí tưởng tượng bay bổng: Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. -> Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần

- Thể hiện đc tư tưởng, tình cảm của t/g (yêu mến, tự hào, …)

1.5. Tìm biện pháp so sánh dựa vào từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu”

Câu có cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu” thường là câu so sánh. Do đó nếu học sinh thấy trong câu nào có từ hô ứng này ( trong dạng bài tập tìm biện pháp tu từ ) thì đó là phép so sánh. Có thể khái quát theo mô hình sau:

Bao nhiêu A bấy nhiêu B

Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. ( Ca dao).

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang


Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu ( Ca dao).

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu ( Ca dao).


1.6. Tìm biện pháp so sánh dựa vào kiểu cấu trúc “ A là B”

Cấu trúc câu “A là B” là cấu trúc của câu so sánh ( trong đó Acái so sánh, còn B cái được so sánh). Vì thế khi kiểu câu này xuất hiện, chúng ta dễ dàng nhận biết trong câu có sủ dụng biện pháp tu từ so sánh.

Ví dụ:

- Quê hương chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày.
( Quê hương – Đỗ Trung Quân).

- Anh mây bốn phương

Anh theo cánh gió chơi vơi

Em vẫn nằm trong nhung lụa. ( Một mùa đông –
Lưu Trọng Lư ).

- Ba cây nến vàng

Mẹ
cây nến xanh/

Con
cây nến hồng

Ba ngọn nến lung linh

Thắp sáng một gia đình. (
Lời bài hát Ba ngọn nến lung linh – Ngọc Lễ).



1.7. Bài tập thực hành

Bài 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

1723696648976.png



CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--Day hoc cac BPTT.zip
    479.6 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập về các biện pháp tu từ có đáp an bài tập về các biện pháp tu từ lớp 10 bài tập về các biện pháp tu từ lớp 11 bài tập về các biện pháp tu từ lớp 7 các bài tập về biện pháp tu từ lớp 9 các biện pháp tu từ và tác dụng tất cả các biện pháp tu từ ví dụ về các biện pháp tu từ
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,792
    Bài viết
    40,241
    Thành viên
    152,836
    Thành viên mới nhất
    hoatrangnhung1
    Top