- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Đề cương ôn tập ngữ văn 9 vào lớp 10 ĐẦY ĐỦ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 155 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập ngữ văn 9 vào lớp 10 về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 1: KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT- LÀM VĂN PHẦN ĐỌC- HIỂU
1. Các phương châm hội thoại:
– Phương châm về lượng: cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
– Phương châm về chất : đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
– Phương châm quan hệ : nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
– Phương châm cách thức : cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
– Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
– Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp, lược bỏ các từ chỉ tình thái, thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn…
– Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp: Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn, sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
3. Khởi ngữ:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với…
- VD: Đối với tôi, chăm học là chìa khóa thành công.
4. Các thành phần biệt lập của câu
- Thành phần tình thái: Chắc chắn, có lẽ…
- Thành phần gọi đáp: Thưa/ Vâng…
- Thành phần phụ chú: Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)/ Cũng vào du kích…
- Thành phần cảm thán: Trời ơi,
5. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Về nội dung: Các đoạn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý
- Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính:
+ Lặp từ ( phép lặp): Buổi sáng tôi dậy sớm để chuẩn bị cặp sách đến trường. Dậy sớm là một thói quen tốt.
+ Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường liên tưởng: Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh( phép trái nghĩa)
+ Phép thế: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh)
+ Phép nối: Các từ hay được sử dụng trong phép nối như: Do đó, tiếp theo, tuy vậy, chỉ...
6. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ
7. Các phương thức biểu đạt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHUYÊN ĐỀ 1: KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT- LÀM VĂN PHẦN ĐỌC- HIỂU
1. Các phương châm hội thoại:
– Phương châm về lượng: cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
– Phương châm về chất : đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
– Phương châm quan hệ : nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
– Phương châm cách thức : cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
– Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
– Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp, lược bỏ các từ chỉ tình thái, thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn…
– Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp: Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn, sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
3. Khởi ngữ:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với…
- VD: Đối với tôi, chăm học là chìa khóa thành công.
4. Các thành phần biệt lập của câu
- Thành phần tình thái: Chắc chắn, có lẽ…
- Thành phần gọi đáp: Thưa/ Vâng…
- Thành phần phụ chú: Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)/ Cũng vào du kích…
- Thành phần cảm thán: Trời ơi,
5. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Về nội dung: Các đoạn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý
- Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính:
+ Lặp từ ( phép lặp): Buổi sáng tôi dậy sớm để chuẩn bị cặp sách đến trường. Dậy sớm là một thói quen tốt.
+ Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường liên tưởng: Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh( phép trái nghĩa)
+ Phép thế: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh)
+ Phép nối: Các từ hay được sử dụng trong phép nối như: Do đó, tiếp theo, tuy vậy, chỉ...
6. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ | Đặc điểm nhận diện | |
1 | Phong cách ngôn ngữ khoa học | Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học |
2 | Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) | Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội |
3 | Phong cách ngôn ngữ chính luận * | Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự |
4 | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật* | -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương |
5 | Phong cách ngôn ngữ hành chính | -Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. |
6 | Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày ( thư từ, nhật kí...) |
7. Các phương thức biểu đạt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!