- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Đề cương ôn tập ngữ văn thi vào lớp 10 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 86 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập ngữ văn thi vào lớp 10 về ở dưới.
CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠILỚP 9
CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
Định hướng PBT số 2
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
LÍ THUYẾT KĨ NĂNG VIẾT PHẦN THÂN BÀI NGHỊ LUẬN TRUYỆN |
Dàn bài chung: MB: Dẫn dắtTác giả, tác phẩm VĐNL TB: LĐ1: khái quát LĐ2: Luận điểm giữa LĐ3: Luận điểm giữa LĐ…. LĐ4: Luận điểm đánh giá KB: Khẳng định lại giá trị của đoạn trích Tình cảm của người viết với con người và cuộc sống trong đoạn trích… |
Các ý viết luận điểm khái quát |
- Trình tự viết: + Khái quát về tác giả: ● Cuộc đời ● Sự nghiệp sáng tác: sáng tác trong thời kì nào, đề tài, phong cách sáng tác + Khái quát về tác phẩm: ● Hoàn cảnh sáng tác: năm ra đời, hoàn cảnh riêng của tác giả, hoàn cảnh chung của đất nước. ● Ý nghĩa nhan đề (Nếu có) ● Nếu là tác phẩm truyện thì khái quát về tình huống truyện + Nêu nhận định về tác giả tác phẩm (nếu có) + Khái quát về vấn đề nghị luận: nội dung chính, phạm vi phân tích (Chọn 1 vài ý tiêu biểu để khái quát) |
Các bước viết 1 luận điểm truyện (Luận điểm giữa) | ||
Bước 1 | Viêt câu chủ đề | Câu ý chính bao quát toàn bộ đoạn văn. Cách tìm luận điểm: Trả lời các câu hỏi: Đoạn văn đó viết về ai? Cái gì? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? |
Bước 2 | Trích dẫn chứng | Cách tìm dẫn chứng: Nhân vật đó được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào:
Cách 1: Trích dẫn chứng riêng biệt Công thức 1: Đối tượng phân tích + được khắc họa rõ nét thông qua các hình ảnh/từ ngữ: “...trích dẫn chứng…” Công thức 2: Chắc hẳn phải thấu hiểu và tâm huyết lắm, + tên tác giả + mới tái hiện thành công + đối tượng phân tích + qua các hình ảnh/từ ngữ: “...trích dẫn chứng…” Cách 2: Lồng ghép dẫn chứng vào lời văn của mình. VD: Phân tích tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trong trích đoạn ông Hai đều đặn hàng ngày đến phòng thông tin nghe đọc báo. => Phân tích: Tất cả những tin ấy khiến “ruột gan ông lão cứ như múa cả lên, vui quá”. Niềm vui của ông Hai là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc. Đó là niềm vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành. |
Bước 3 | Giải thích, phân tích dẫn chứng | Trình bày, giới thiệu dẫn chứng 2. Giải thích nội dung dẫn chứng (dẫn chứng đó muốn diễn đạt điều gì?) 3. Nhận xét, đánh giá dẫn chứng - Hành động/cử chỉ/ suy nghĩ/ ngôn ngữ của nhân vật thể hiện điều gì? - Qua đó thể hiện nét đẹp nào của nhân vật? => Những nhận xét đánh giá cần hướng đến nội dung mà chủ đề yêu cầu. Ví dụ 1: Khi phân tích tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân vật anh thanh niên trong « Lặng lẽ Sa Pa» của Nguyễn Thành Long. 1.Trình bày dẫn chứng: “ ...khi ta làm việc, ta với công việc là đôi chứ sao gọi là một mình được” 2. Giải thích dẫn chứng: Với anh, công việc là bạn, là niềm vui; khi có công việc ,anh không hề thấy buồn, thấy cô đơn. 3. Nhận xét, đánh giá dẫn chứng - Anh có nhận thức đúng đắn và hiểu về giá trị, vai trò của công việc đối với mỗi người và cuộc sống. => Anh là người có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc- đó là một phẩm chất đáng quý của con người lao động. |
Bước 4 | Bình luận mở rộng, dẫn chứng | Cách bình luận mở rộng về dẫn chứng Cách 1: Đặt dẫn chứng vào cốt truyện để bình luận VD: Cảm nhận về những suy nghĩ và hành động đẹp của nhân vật anh thanh niên. Sau khi trích dẫn và phân tích về những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm xong, em có thể bình luận mở rộng như sau: Chỉ bằng một số chi tiết và cũng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn của mạch truyện, tác giả đã khắc họa được chân dung nhân vật anh thanh niên với những vẻ đẹp về suy nghĩ và hành động thật đáng khâm phục. Trong VD trên, dẫn chứng về những suy nghĩ đẹp và hành động đẹp của anh thanh niên đã được bình luận mở rộng khi gắn với cốt truyện là một cuộc trò chuyện ngắn ngủi, tình cờ nhưng giàu ý nghĩa giữa 3 con người. Cách 2: Gắn dẫn chứng với mục đích của tác giả VD: Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên. => Em có thể bình luận mở rộng về dẫn chứng anh thanh niên chu đáo biết quan tâm đến mọi người, anh biếu vợ bác lái xe củ tam thất… như sau: Sự chu đáo, chân thành ấy đã làm hoàn thiện hơn bức chân dung của một con người trẻ tuổi, trẻ lòng, tốt bụng và giàu nhiệt huyết, những chân dung con người mà nhà văn Nguyễn Thành Long đã dụng công xây dựng để truyền cảm hứng tới tâm hồn bạn đọc. Trong VD trên, dẫn chứng về sự chu đáo của anh thanh niên đã được bình luận mở rộng dựa trên việc gắn với mục đích của tác giả là xây dựng chân dung những con người trẻ tuổi mà nhiệt tình cống hiến trong cuộc sống. Cách 3: Gắn dẫn chứng với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Cách 4: Gắn dẫn chứng với phong cách sáng tác của tác giả |
Bước 5 | Chốt luận điểm | Khẳng định lại ND + NT của đoạn văn. Công thức: Như vậy/Tóm lại, bằng + đặc sắc nghệ thuật của đối tượng phân tích, + tên tác giả + đã khắc họa thành công + vấn đề nghị luận, để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng thật khó phai mờ. |
Các ý viết luận điểm đánh giá | ||
- Trình tự viết: + Đánh giá cơ bản ● Nội dung: Khẳng định nội dung chính mà đề bài yêu cầu làm rõ (vấn đề nghị luận). ● Nghệ thuật: ngôn ngữ truyện, tình huống truyện, ngôi kể, nghệ thuật xây dựng nhân vật... + Đánh giá nâng caoDành cho HS giỏi hoặc thi chuyên) ● Khẳng định về phong cách sáng tác/tấm lòng/tài năng của tác giả. ● Cảm nhận cá nhân về vấn đề nghị luận (nếu có) ● Nêu nhận định hoặc liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác cùng đề tài hoặc cùng giai đoạn sáng tác (nếu có) ● Rút ra bài học nhận thức và hành động (nếu vấn đề nghị luận có thể liên hệ tới cuộc sống ngày nay, những phẩm chất đáng quý, truyền thống dân tộc cần phát huy…) |
CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠILỚP 9
CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
Họ và tên: Lớp: | ||
Phiếu học tập số 1 (Làm ở nhà) | ||
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà” | Tác giả | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. |
Hoàn cảnh sáng tác | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Thể loại | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Ý nghĩa nhan đề | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Bố cục | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Tóm tắt | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Ngôi kể | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Chủ đề | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Giá trị nội dung | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. | |
Giá trị nghệ thuật | …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. |
Định hướng PBT số 2
Tác giả | - Nguyễn Quang Sáng – sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. - Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. - Phong cách sáng tác : Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng là lối viết chân chất, mộc mạc, bình dị với giong văn đậm chất Nam Bộ. |
Hoàn cảnh sáng tác | - Truyện ngắn "Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đây là giai đoạn mà cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. - Truện được in trong tập truyện ngắn cùng tên. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!