- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,111
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC - LỚP 3 (Sách giáo viên) được soạn dưới dạng file PDF gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cấp Tiểu học được biên soạn bám sát định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, đó là: trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; Địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; Một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Qua đó giúp học sinh bậc học này hiểu, biết và thực hành để có được những trải nghiệm cụ thể theo trục từ gia đình – nhà trường – xã hội trong bối cảnh, điều kiện thực tế tại địa phương.
Những nội dung cần biên soạn của cấp Tiểu học được từng bước cụ thể hoá thành các chủ đề ở lớp 2 như sau:
II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC – LỚP 3
2.1. Cấu trúc nội dung
Tính hệ thống của bộ sách này chính là sự thống nhất trong cấu trúc của mỗi chủ đề, thể hiện ở bốn mục: Khởi động – Khám phá – Thực hành – Vận dụng. Logic của 4 mục này được diễn giải như sau:
Khởi động: Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò mò vào chủ đề mới.
Khám phá: Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề.
Thực hành: Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập tương tự hay biến đổi… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng một cách chắc chắn.
Vận dụng: Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề giả định có liên quan đến tri thức của chủ đề, từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng sáng tạo.
2.2. Các dạng chủ đề và mạch kiến thức, kĩ năng
a) Các dạng chủ đề
Về cơ bản, nội dung biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai theo trục chính, đó là:
– Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để có thể ứng xử phù hợp với sự tồn tại của thế giới tự nhiên, từ cảnh quan đến môi trường sinh thái, địa lí,... (chủ đề 5,6).
– Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để thích ứng với những giá trị văn hoá được thừa nhận của cộng đồng... (Chủ đề 1, 2, 3, 4).
b) Mạch kiến thức – kĩ năng
– Đảm bảo kiến thức và kĩ năng ở 4 hoạt động cơ bản của nội dung Hoạt động trải nghiệm: hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng đến xã hội; hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
– Đảm bảo sự tích hợp, lồng ghép với nội dung khác như: yêu quê hương, giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương; giáo dục tư tưởng, đạo đức; xây dựng nếp sống văn minh; bảo vệ môi trường tự nhiên, yếu tố đa dạng sinh học, chất lượng môi trường sống, tìm hiểu nghề nghiệp gần gũi ở địa phương; an sinh xã hội, tôn trọng kỉ cương, nội quy nhà trường,...
c) Về cách trình bày
Để phù hợp với nhận thức của HS, những lớp đầu cấp, sách sử dụng nhiều hình ảnh chụp thực tế, hình vẽ minh hoạ nhằm tăng cường tính trực quan, tạo cho HS sự hứng thú đối với môn học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Theo định hướng phát triển năng lực, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được biên soạn theo hướng giúp HS khám phá tri thức và vận dụng tri thức đó vào thực tiễn. Do đó, HS tìm hiểu nội dung của mỗi chủ đề qua các phần việc cụ thể, theo cấu trúc chung thể hiện thống nhất trong bộ sách để có được nhận thức về những vấn đề liên quan đến mỗi chủ đề. Như vậy, phương pháp dạy học nội dung giáo dục địa phương chú trọng đến hoạt động tương tác, thảo luận, thuyết trình theo nhóm và khả năng tự học qua việc tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như: thư viện nhà trường, sách báo tại địa phương, người thân, internet,...
Về cơ bản, HS được học tập nội dung giáo dục địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm cá nhân, thảo luận và làm việc nhóm (hợp tác), thu thập thông tin phản hồi, trong đó chú trọng đến việc trao quyền và trách nhiệm cho HS thông qua việc HS phải đối diện với nhiệm vụ và giải quyết vấn đề đặt ra. Theo đó, phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kích thích tính tích cực của HS bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng của HS trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế. Một số phương pháp dạy học nội dung giáo dục địa phương có thể sử dụng là:
– Phương pháp kiến tạo, tìm tòi.
– Phương pháp gợi mở, thu nhận.
– Phương pháp khuyến khích – tham gia.
– Phương pháp đánh giá – kiểm tra.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Đánh giá kết quả học tập trong nội dung giáo dục này căn cứ theo quy định về “Đánh giá học sinh tiểu học” được ban hành theo thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 4/9/2020, quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Với nội dung giáo dục địa phương, việc đánh giá được thực hiện bằng lời nhận xét, trao đổi nội dung bài học về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoạt động mà mỗi HS trải nghiệm. Trong đó, HS được tham gia đánh giá theo hình thức: đánh giá hợp tác giữa GV và HS và đánh giá đồng đẳng giữa HS với nhau. Trong đó, GV cần quan tâm tới việc HS tự nhận xét trong quá trình học tập và có ý kiến nhận xét về phần trình bày của bạn.
Khi đánh giá kết quả học tập, GV cần nắm được mục tiêu, bản chất, mức độ cần đạt của mỗi chủ đề để có đánh giá phù hợp với từng đối tượng HS. Việc nhận xét HS cũng cần lưu ý là nhìn nhận sự nỗ lực của từng cá nhân, không so sánh với các thành viên trong lớp. Khi nhận xét, không quá chú trọng đến kết quả cuối cùng mà cần chú ý đến quá trình HS tham gia vào các hoạt động, sự tiến bộ từ kĩ năng, thao tác đến phần diễn giải nội dung ở mỗi chủ đề.
CHỦ ĐỀ 1. BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:
- HS biết được địa điểm của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS biết được các khu trưng bày và nội dung của từng khu trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS hiểu và trân trọng ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hoá của các tư liệu, hiện vật trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS tự hào về những giá trị văn hoá tốt đẹp của quê hương.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu, tranh, ảnh, video liên quan đến các bảo tàng trong và ngoài nước.
- Tài liệu, tranh, ảnh, video về bảo tang tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
– Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
– Sách Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 3.
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Khởi động
a) Mục đích
- HS nhận biết sơ bộ về Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
b) Gợi ý hoạt động:
* GV cho học sinh xem các hình ảnh, video clip về một số bảo tàng tiêu biểu trong và ngoài nước và đặt ra các câu hỏi:
- Kể tên một số bảo tàng trong và ngoài nước mà em biết.
- Mô tả đơn giản các bảo tàng đó.
GV cho HS quan sát hình ảnh trong SHS trang 5 và đặt câu hỏi:
- Em đoán xem: Đây là địa điểm nào?
- Em đã từng đến nơi này chưa?
- Chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về địa điểm này nhé.
* GV gợi ý cho HS về địa điểm được nhắc đến trong bài, đó là Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. HS có thể trình bày cảm nhận của mình về Bảo tàng như: to, rộng, đẹp, các khu trưng bày đẹp mắt và khoa học,…
3.2. Khám phá
a) Mục đích
- HS biết được địa chỉ của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS biết được các khu trưng bày bên trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- Qua đó, HS nắm được ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa của các tư liệu, hiện vật có trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
b) Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1
* GV cho HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh trong sách (trang 6). Sau đó, GV đặt câu hỏi gợi mở liên quan đến nội dung chủ đề như:
- Xác định địa chỉ của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
* GV khuyến khích HS tham gia trả lời. GV có thể gợi ý HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh, đồng thời dựa trên các tài liệu mà HS đã chuẩn bị để trả lời.
GV chốt ý:
- Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc có địa chỉ tại số 12, phố Lý Bôn, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên. Đây là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, lưu giữ, trưng bày và giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật cóa giá trị về văn hóa, lịch sử của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung.
Hoạt động 2
* GV cho HS đọc nội dung và quan sát các hình ảnh từ trang 7-11 SHS (hoặc xem một đoạn clip ngắn về Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc) để có hiểu biết thêm về các khu trưng bày trong Bảo tàng và trả lời câu hỏi:
- Các tư liệu, hiện vật trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc được trưng bày thành mấy giai đoạn? Nêu nội dung trình bày của mỗi giai đoạn.
- Qua các hiện vật trưng bày, em thấy thú vị nhất là các tư liệu, hiện vật nào? Vì sao?
GV khuyến khích học sinh chú ý quan sát các bức ảnh và trả lời.
* GV chốt ý:''
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH VĨNH PHÚC - LỚP 3
(Sách giáo viên)
PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG
TỈNH VĨNH PHÚC - LỚP 3
(Sách giáo viên)
PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cấp Tiểu học được biên soạn bám sát định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, đó là: trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; Địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; Một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Qua đó giúp học sinh bậc học này hiểu, biết và thực hành để có được những trải nghiệm cụ thể theo trục từ gia đình – nhà trường – xã hội trong bối cảnh, điều kiện thực tế tại địa phương.
Những nội dung cần biên soạn của cấp Tiểu học được từng bước cụ thể hoá thành các chủ đề ở lớp 2 như sau:
Chủ đề | Nội dung | Số tiết |
1 | Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc | 6 |
2 | Hội bơi trải ở Tứ Yên | 5 |
3 | Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học | 5 |
4 | Hát soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc | 6 |
5 | Danh thắng Tây Thiên | 5 |
6 | Nghề chế tác đá truyền thống ở Hải Lựu | 5 |
Đánh giá định kì | 2 | |
Tổng kết cuối năm | 1 | |
Tổng cộng | 35 |
II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC – LỚP 3
2.1. Cấu trúc nội dung
Tính hệ thống của bộ sách này chính là sự thống nhất trong cấu trúc của mỗi chủ đề, thể hiện ở bốn mục: Khởi động – Khám phá – Thực hành – Vận dụng. Logic của 4 mục này được diễn giải như sau:
Khởi động: Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò mò vào chủ đề mới.
Khám phá: Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề.
Thực hành: Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập tương tự hay biến đổi… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng một cách chắc chắn.
Vận dụng: Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề giả định có liên quan đến tri thức của chủ đề, từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng sáng tạo.
2.2. Các dạng chủ đề và mạch kiến thức, kĩ năng
a) Các dạng chủ đề
Về cơ bản, nội dung biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai theo trục chính, đó là:
– Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để có thể ứng xử phù hợp với sự tồn tại của thế giới tự nhiên, từ cảnh quan đến môi trường sinh thái, địa lí,... (chủ đề 5,6).
– Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để thích ứng với những giá trị văn hoá được thừa nhận của cộng đồng... (Chủ đề 1, 2, 3, 4).
b) Mạch kiến thức – kĩ năng
– Đảm bảo kiến thức và kĩ năng ở 4 hoạt động cơ bản của nội dung Hoạt động trải nghiệm: hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng đến xã hội; hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
– Đảm bảo sự tích hợp, lồng ghép với nội dung khác như: yêu quê hương, giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương; giáo dục tư tưởng, đạo đức; xây dựng nếp sống văn minh; bảo vệ môi trường tự nhiên, yếu tố đa dạng sinh học, chất lượng môi trường sống, tìm hiểu nghề nghiệp gần gũi ở địa phương; an sinh xã hội, tôn trọng kỉ cương, nội quy nhà trường,...
c) Về cách trình bày
Để phù hợp với nhận thức của HS, những lớp đầu cấp, sách sử dụng nhiều hình ảnh chụp thực tế, hình vẽ minh hoạ nhằm tăng cường tính trực quan, tạo cho HS sự hứng thú đối với môn học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Theo định hướng phát triển năng lực, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được biên soạn theo hướng giúp HS khám phá tri thức và vận dụng tri thức đó vào thực tiễn. Do đó, HS tìm hiểu nội dung của mỗi chủ đề qua các phần việc cụ thể, theo cấu trúc chung thể hiện thống nhất trong bộ sách để có được nhận thức về những vấn đề liên quan đến mỗi chủ đề. Như vậy, phương pháp dạy học nội dung giáo dục địa phương chú trọng đến hoạt động tương tác, thảo luận, thuyết trình theo nhóm và khả năng tự học qua việc tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như: thư viện nhà trường, sách báo tại địa phương, người thân, internet,...
Về cơ bản, HS được học tập nội dung giáo dục địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm cá nhân, thảo luận và làm việc nhóm (hợp tác), thu thập thông tin phản hồi, trong đó chú trọng đến việc trao quyền và trách nhiệm cho HS thông qua việc HS phải đối diện với nhiệm vụ và giải quyết vấn đề đặt ra. Theo đó, phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kích thích tính tích cực của HS bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng của HS trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế. Một số phương pháp dạy học nội dung giáo dục địa phương có thể sử dụng là:
– Phương pháp kiến tạo, tìm tòi.
– Phương pháp gợi mở, thu nhận.
– Phương pháp khuyến khích – tham gia.
– Phương pháp đánh giá – kiểm tra.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Đánh giá kết quả học tập trong nội dung giáo dục này căn cứ theo quy định về “Đánh giá học sinh tiểu học” được ban hành theo thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 4/9/2020, quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Với nội dung giáo dục địa phương, việc đánh giá được thực hiện bằng lời nhận xét, trao đổi nội dung bài học về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoạt động mà mỗi HS trải nghiệm. Trong đó, HS được tham gia đánh giá theo hình thức: đánh giá hợp tác giữa GV và HS và đánh giá đồng đẳng giữa HS với nhau. Trong đó, GV cần quan tâm tới việc HS tự nhận xét trong quá trình học tập và có ý kiến nhận xét về phần trình bày của bạn.
Khi đánh giá kết quả học tập, GV cần nắm được mục tiêu, bản chất, mức độ cần đạt của mỗi chủ đề để có đánh giá phù hợp với từng đối tượng HS. Việc nhận xét HS cũng cần lưu ý là nhìn nhận sự nỗ lực của từng cá nhân, không so sánh với các thành viên trong lớp. Khi nhận xét, không quá chú trọng đến kết quả cuối cùng mà cần chú ý đến quá trình HS tham gia vào các hoạt động, sự tiến bộ từ kĩ năng, thao tác đến phần diễn giải nội dung ở mỗi chủ đề.
PHẦN HAI
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 1. BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
(5 tiết)
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:
- HS biết được địa điểm của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS biết được các khu trưng bày và nội dung của từng khu trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS hiểu và trân trọng ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hoá của các tư liệu, hiện vật trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS tự hào về những giá trị văn hoá tốt đẹp của quê hương.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu, tranh, ảnh, video liên quan đến các bảo tàng trong và ngoài nước.
- Tài liệu, tranh, ảnh, video về bảo tang tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
– Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
– Sách Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 3.
3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Khởi động
a) Mục đích
- HS nhận biết sơ bộ về Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
b) Gợi ý hoạt động:
* GV cho học sinh xem các hình ảnh, video clip về một số bảo tàng tiêu biểu trong và ngoài nước và đặt ra các câu hỏi:
- Kể tên một số bảo tàng trong và ngoài nước mà em biết.
- Mô tả đơn giản các bảo tàng đó.
GV cho HS quan sát hình ảnh trong SHS trang 5 và đặt câu hỏi:
- Em đoán xem: Đây là địa điểm nào?
- Em đã từng đến nơi này chưa?
- Chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về địa điểm này nhé.
* GV gợi ý cho HS về địa điểm được nhắc đến trong bài, đó là Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. HS có thể trình bày cảm nhận của mình về Bảo tàng như: to, rộng, đẹp, các khu trưng bày đẹp mắt và khoa học,…
3.2. Khám phá
a) Mục đích
- HS biết được địa chỉ của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- HS biết được các khu trưng bày bên trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
- Qua đó, HS nắm được ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa của các tư liệu, hiện vật có trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
b) Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1
* GV cho HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh trong sách (trang 6). Sau đó, GV đặt câu hỏi gợi mở liên quan đến nội dung chủ đề như:
- Xác định địa chỉ của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.
* GV khuyến khích HS tham gia trả lời. GV có thể gợi ý HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh, đồng thời dựa trên các tài liệu mà HS đã chuẩn bị để trả lời.
GV chốt ý:
- Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc có địa chỉ tại số 12, phố Lý Bôn, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên. Đây là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, lưu giữ, trưng bày và giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật cóa giá trị về văn hóa, lịch sử của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung.
Hoạt động 2
* GV cho HS đọc nội dung và quan sát các hình ảnh từ trang 7-11 SHS (hoặc xem một đoạn clip ngắn về Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc) để có hiểu biết thêm về các khu trưng bày trong Bảo tàng và trả lời câu hỏi:
- Các tư liệu, hiện vật trong Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc được trưng bày thành mấy giai đoạn? Nêu nội dung trình bày của mỗi giai đoạn.
- Qua các hiện vật trưng bày, em thấy thú vị nhất là các tư liệu, hiện vật nào? Vì sao?
GV khuyến khích học sinh chú ý quan sát các bức ảnh và trả lời.
* GV chốt ý:''
THẦY CÔ TẢI NHÉ!