- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,737
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu Học tốt Ngữ Văn 10 – Chân Trời Sáng Tạo năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 93 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Khái niệm
Là một trong những thế loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thuỷ, kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ, qua đó cũng thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp của họ.
2.Không gian
- Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập
- Không xác định nơi chốn cụ thể.
3.Thời gian
- Thời gian cổ sơ, không xác định
- Mang tính vĩnh hằng.
4.Cốt truyện
Xoay quanh câu chuyện về việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần
Thường là thần, có sức mạnh phi thường; gắn với công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hoá.
5. Phân loại thần thoại Việt Nam:
Kho tàng thần thoại Việt Nam có hàng trăm truyện kể của người Kinh và các dân tộc thiểu số, chia ra làm 2 nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên: Nhằm hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật; nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới (trời đất, măt trời, mặt trăng, sông, biển, núi, mưa, gió,…).
+ Thần thoại sáng tạo: có các nhân vật chính là các anh hùng thần thoại và anh hùng văn hoá.
*Một số thần thoại Việt Nam:
+ Thần Trụ Trời (Kinh)
+Ải Lậc Cậc ( Thái)
+ Ông Chống trời (Mường)
+ Ông Chày bà Chày (Hmông)
+ Ải Đăng Đeng (Tày)
+ Aê Ađiê (Ê-đê)
+ Tầm Thênh (Chăm)……
7. Văn bản “Thần Trụ trời”
a. Xuất xứ: Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003, tr 67.
b. Cốt truyện
*Nhân vật chính: Thần Trụ trời
*Các sự việc chính:
- Giới thiệu bối cảnh thần Trụ trời xuất hiện.
- Những việc làm của thần Trụ trời (công trạng của thần): đắp cột chống trời để phân chia trời đất; phá cột chống trời khi trời đã cao vừa ý.
- Sự xuất hiện các vị thần khác để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới.
II.TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
1. Tóm tắt cốt truyện:
“Thần trụ trời” kể về thuở trời đất còn hỗn độn tối tăm, bỗng nhiên có một vị thần cao lớn xuất hiện. Thần đội trời lên rồi tự mình xây cột chống trời, để phân chia trời đất ra làm hai. Sau đó thần phá cột chống trời, ném đất đá khắp nơi, tạo thành núi, đồi, đảo, gò đống. Chỗ thần đào đất làm cột chống trời thì thành biển rộng. Sau thần Trụ trời, có các vị thần khác xuất hiện và tiếp nối công việc của thần, như thần Sao, thần Sông, thần Biển… để tạo nên thế giới như ngày hôm nay.
Nội dung khái quát: Đoạn trích kể về công trạng của thần Trụ trời, qua đó thể hiện cách giải thích, hình dung của con người cổ đại về thế giới tự nhiên.
2. Xác định chủ đề và nêu giá trị của chủ đề:
a. Chủ đề khái quát của “Thần trụ trời”: kể về công việc tạo lập thế giới của thần Trụ trời và các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển.
b. Giá trị của chủ đề:
- Qua truуện thần thoại nàу, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như ᴠì ѕao có trời, có đất ᴠà ᴠì ѕao trời ᴠới đất lại phân đôi; ᴠì ѕao mặt đất có những chỗ lồi lõm không bằng phẳng, ᴠì ѕao có biển, có ѕao, có ѕông, có núi.
- Thể hiện sự nhận thức hồn nhiên và sơ khai của người xưa về thế giới.
- Thể hiện ước mơ, khát vọng lí giải các hiện tượng thiên nhiên.
3. Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện
a. Không gian:
- Là không gian mang tính đặc trưng của thần thoại: đó là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.
- Không gian trong “Thần Trụ trời” là một nơi chốn “chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người”, “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”.
b. Thời gian:
- Là thời gian mang tính đặc trưng của thần thoại: đó là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- Thời gian trong “Thần Trụ trời” là thời gian không xác định: được thể hiện qua cụm từ phiếm chỉ “Thuở ấy”. Đó là thuở xa xưa, thuở “chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người”.
c. Cốt truyện:
- Cốt truyện mang tính đặc trưng của thần thoại: xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.
- Cốt truyện trong “Thần Trụ trời” kể về sự xuất hiện, các công việc của thần để tạo lập nên thế giới: đắp cột chống trời để nâng vòm trời lên cao; ném đất đá để tạo nên núi, đảo, gò, đống, dải đồi cao…; đào đất tạo nên biển rộng…
d. Nhân vật:
Hình dáng
- Được miêu tả với hình dáng khổng lồ. Mức độ khổng lồ ấу được đặc tả ở chi tiết đôi chân "dài không thể tả хiết", thể hiện ở bước đi "mỗi bước thần đi là băng từ ᴠùng nàу qua ᴠùng khác, ᴠượt từ núi nọ ѕang núi kia".
=> Chí tiết kì ảo, tưởng tượng tô đậm nét phi thường, kì lạ của vị thần
Việc làm
- Được miêu tả với sức mạnh phi thường, có thể “ngẩng đầu đội trời lên”, “tự mình đào đất, đập đá” để làm cột chống trời.
- Được miêu tả với công lao to lớn, là người sáng tạo ra thiên nhiên.
Tính cách
Chăm chỉ, miệt mài, cần mẫn: “Thần hì hục, vừa đào, vừa đặp, chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt”
Công trạng
Có công sáng tạo ra vũ trụ: Tạo ra trời đất, biển, núi non. Đây là khởi nguyên hình thành vũ trụ:
“Từ đó trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời”; thần phá cột đá tạo nên các hòn đảo, gò, đống, dải đồi cao,..; chỗ thần đào đất đắp cột nay thành biển rộng
=>Nhận xét chung: Thần Trụ trời được phác hoạ bằng những nét đơn giản. Tuy nhiên, những nét phác hoạ này cho thấy đặc điểm riêng của vị thần Trụ trời.
4. Ý nghĩa của truyện thần thoại “Thần Trụ trời”
- Hình tượng thần Trụ trời chính là cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc vũ trụ của con người thời cổ. Có thể nhận thấy, cách nhận thức và lí giải về nguồn gốc của người thời cổ còn rất thô sơ.
- Kì tích của thần Trụ trời đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của người Việt từ xa xưa.
- Truyện thần thoại mang vẻ đẹp “một đi không trở lại” tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học dân gian, thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người cổ sơ về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Niềm tin ấy vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn với con người hiện đại hôm nay và mai sau.
- Ngoài nhân vật chính là thần Trụ trời, truyện còn nhắc đến 6 ông thần khác gắn với việc giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên: thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây, thần rừng. Qua đó, câu chuyện thể hiện khát khao sống hài hoà với tự nhiên của con người.
5. Đặc sắc nghệ thuật
- Các chi tiết kì ảo
+ Thân thể to lớn, chân dài không tả xiết, thần bước một bước cứ như từ vùng này sang vùng nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
+ Đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời, sau đó phá cột đá đi rồi ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ…
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TÀI LIỆU
KHÓA “HỌC TỐT NGỮ VĂN 10”
BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI
(Thần thoại)
VĂN BẢN 1: THẦN TRỤ TRỜI
KHÓA “HỌC TỐT NGỮ VĂN 10”
BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI
(Thần thoại)
VĂN BẢN 1: THẦN TRỤ TRỜI
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Khái niệm
Là một trong những thế loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thuỷ, kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ, qua đó cũng thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp của họ.
2.Không gian
- Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập
- Không xác định nơi chốn cụ thể.
3.Thời gian
- Thời gian cổ sơ, không xác định
- Mang tính vĩnh hằng.
4.Cốt truyện
Xoay quanh câu chuyện về việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần
Thường là thần, có sức mạnh phi thường; gắn với công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hoá.
5. Phân loại thần thoại Việt Nam:
Kho tàng thần thoại Việt Nam có hàng trăm truyện kể của người Kinh và các dân tộc thiểu số, chia ra làm 2 nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên: Nhằm hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật; nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới (trời đất, măt trời, mặt trăng, sông, biển, núi, mưa, gió,…).
+ Thần thoại sáng tạo: có các nhân vật chính là các anh hùng thần thoại và anh hùng văn hoá.
*Một số thần thoại Việt Nam:
+ Thần Trụ Trời (Kinh)
+Ải Lậc Cậc ( Thái)
+ Ông Chống trời (Mường)
+ Ông Chày bà Chày (Hmông)
+ Ải Đăng Đeng (Tày)
+ Aê Ađiê (Ê-đê)
+ Tầm Thênh (Chăm)……
7. Văn bản “Thần Trụ trời”
a. Xuất xứ: Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003, tr 67.
b. Cốt truyện
*Nhân vật chính: Thần Trụ trời
*Các sự việc chính:
- Giới thiệu bối cảnh thần Trụ trời xuất hiện.
- Những việc làm của thần Trụ trời (công trạng của thần): đắp cột chống trời để phân chia trời đất; phá cột chống trời khi trời đã cao vừa ý.
- Sự xuất hiện các vị thần khác để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới.
II.TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
1. Tóm tắt cốt truyện:
“Thần trụ trời” kể về thuở trời đất còn hỗn độn tối tăm, bỗng nhiên có một vị thần cao lớn xuất hiện. Thần đội trời lên rồi tự mình xây cột chống trời, để phân chia trời đất ra làm hai. Sau đó thần phá cột chống trời, ném đất đá khắp nơi, tạo thành núi, đồi, đảo, gò đống. Chỗ thần đào đất làm cột chống trời thì thành biển rộng. Sau thần Trụ trời, có các vị thần khác xuất hiện và tiếp nối công việc của thần, như thần Sao, thần Sông, thần Biển… để tạo nên thế giới như ngày hôm nay.
Nội dung khái quát: Đoạn trích kể về công trạng của thần Trụ trời, qua đó thể hiện cách giải thích, hình dung của con người cổ đại về thế giới tự nhiên.
2. Xác định chủ đề và nêu giá trị của chủ đề:
a. Chủ đề khái quát của “Thần trụ trời”: kể về công việc tạo lập thế giới của thần Trụ trời và các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển.
b. Giá trị của chủ đề:
- Qua truуện thần thoại nàу, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như ᴠì ѕao có trời, có đất ᴠà ᴠì ѕao trời ᴠới đất lại phân đôi; ᴠì ѕao mặt đất có những chỗ lồi lõm không bằng phẳng, ᴠì ѕao có biển, có ѕao, có ѕông, có núi.
- Thể hiện sự nhận thức hồn nhiên và sơ khai của người xưa về thế giới.
- Thể hiện ước mơ, khát vọng lí giải các hiện tượng thiên nhiên.
3. Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện
a. Không gian:
- Là không gian mang tính đặc trưng của thần thoại: đó là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.
- Không gian trong “Thần Trụ trời” là một nơi chốn “chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người”, “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”.
b. Thời gian:
- Là thời gian mang tính đặc trưng của thần thoại: đó là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- Thời gian trong “Thần Trụ trời” là thời gian không xác định: được thể hiện qua cụm từ phiếm chỉ “Thuở ấy”. Đó là thuở xa xưa, thuở “chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người”.
c. Cốt truyện:
- Cốt truyện mang tính đặc trưng của thần thoại: xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.
- Cốt truyện trong “Thần Trụ trời” kể về sự xuất hiện, các công việc của thần để tạo lập nên thế giới: đắp cột chống trời để nâng vòm trời lên cao; ném đất đá để tạo nên núi, đảo, gò, đống, dải đồi cao…; đào đất tạo nên biển rộng…
d. Nhân vật:
Hình dáng
- Được miêu tả với hình dáng khổng lồ. Mức độ khổng lồ ấу được đặc tả ở chi tiết đôi chân "dài không thể tả хiết", thể hiện ở bước đi "mỗi bước thần đi là băng từ ᴠùng nàу qua ᴠùng khác, ᴠượt từ núi nọ ѕang núi kia".
=> Chí tiết kì ảo, tưởng tượng tô đậm nét phi thường, kì lạ của vị thần
Việc làm
- Được miêu tả với sức mạnh phi thường, có thể “ngẩng đầu đội trời lên”, “tự mình đào đất, đập đá” để làm cột chống trời.
- Được miêu tả với công lao to lớn, là người sáng tạo ra thiên nhiên.
Tính cách
Chăm chỉ, miệt mài, cần mẫn: “Thần hì hục, vừa đào, vừa đặp, chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt”
Công trạng
Có công sáng tạo ra vũ trụ: Tạo ra trời đất, biển, núi non. Đây là khởi nguyên hình thành vũ trụ:
“Từ đó trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời”; thần phá cột đá tạo nên các hòn đảo, gò, đống, dải đồi cao,..; chỗ thần đào đất đắp cột nay thành biển rộng
=>Nhận xét chung: Thần Trụ trời được phác hoạ bằng những nét đơn giản. Tuy nhiên, những nét phác hoạ này cho thấy đặc điểm riêng của vị thần Trụ trời.
4. Ý nghĩa của truyện thần thoại “Thần Trụ trời”
- Hình tượng thần Trụ trời chính là cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc vũ trụ của con người thời cổ. Có thể nhận thấy, cách nhận thức và lí giải về nguồn gốc của người thời cổ còn rất thô sơ.
- Kì tích của thần Trụ trời đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của người Việt từ xa xưa.
- Truyện thần thoại mang vẻ đẹp “một đi không trở lại” tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học dân gian, thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người cổ sơ về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Niềm tin ấy vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn với con người hiện đại hôm nay và mai sau.
- Ngoài nhân vật chính là thần Trụ trời, truyện còn nhắc đến 6 ông thần khác gắn với việc giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên: thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây, thần rừng. Qua đó, câu chuyện thể hiện khát khao sống hài hoà với tự nhiên của con người.
5. Đặc sắc nghệ thuật
- Các chi tiết kì ảo
+ Thân thể to lớn, chân dài không tả xiết, thần bước một bước cứ như từ vùng này sang vùng nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
+ Đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời, sau đó phá cột đá đi rồi ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ…
THẦY CÔ TẢI NHÉ!