- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020 - 2021 được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Theo từ điển Tiếng Việt xu nịnh là nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu nôm na xu nịnh là khen ngợi quá đáng chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau, thông thường nhằm mục đích cầu lợi cho cá nhân. Cần phân biệt rõ “nịnh” khác với “khen”. Cùng là mục tiêu tán dương hành động hay suy nghĩ của cấp trên, người thật tâm khen cảm thấy thoải mái vì động cơ khen do ngưỡng mộ, thán phục; trong khi đó, người có hành vi nịnh, thường sẽ nhận thức được ngay “tính sai trái” của mình vừa làm vì họ hiểu rằng, cấp trên có thể không xứng với những lời "khen" như vậy.
Thói xu nịnh xưa nay, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường. Kẻ xu nịnh rất giỏi ứng biến, bất kể trường hợp nào cũng nịnh được và nịnh rất hay. Họ thường a dua theo đuôi người có quyền nhưng ưa nịnh để trục lợi, thăng quan tiến chức, bất chấp lẽ phải. Một số người được nịnh thì nghĩ rằng, chẳng mất gì, lại ưa nghe lời ngon ngọt, sống trong cảm giác của kẻ bề trên. Từ đó, nó làm cho chính kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền; người tốt không được trọng dụng, người xấu thì lấn lướt lộng quyền. Đây là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia bè, kéo cánh làm suy yếu tổ chức.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo anh/chị, “nịnh” khác với “khen” ở điểm nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền …"
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về mục đích của những kẻ xu nịnh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để ngăn chặn thói xu nịnh trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ.
ĐỀ SỐ 2- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.
Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.
Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ.
Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”
Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.
Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!”
Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.
(Tâm hồn con người,VÕ HOÀNG NAM
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào?
Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Nêu rõ lí do.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Theo từ điển Tiếng Việt xu nịnh là nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu nôm na xu nịnh là khen ngợi quá đáng chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau, thông thường nhằm mục đích cầu lợi cho cá nhân. Cần phân biệt rõ “nịnh” khác với “khen”. Cùng là mục tiêu tán dương hành động hay suy nghĩ của cấp trên, người thật tâm khen cảm thấy thoải mái vì động cơ khen do ngưỡng mộ, thán phục; trong khi đó, người có hành vi nịnh, thường sẽ nhận thức được ngay “tính sai trái” của mình vừa làm vì họ hiểu rằng, cấp trên có thể không xứng với những lời "khen" như vậy.
Thói xu nịnh xưa nay, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường. Kẻ xu nịnh rất giỏi ứng biến, bất kể trường hợp nào cũng nịnh được và nịnh rất hay. Họ thường a dua theo đuôi người có quyền nhưng ưa nịnh để trục lợi, thăng quan tiến chức, bất chấp lẽ phải. Một số người được nịnh thì nghĩ rằng, chẳng mất gì, lại ưa nghe lời ngon ngọt, sống trong cảm giác của kẻ bề trên. Từ đó, nó làm cho chính kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền; người tốt không được trọng dụng, người xấu thì lấn lướt lộng quyền. Đây là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia bè, kéo cánh làm suy yếu tổ chức.
(Ngăn chặn thói xu nịnh, Bùi Huy Lưu,http://www.cpv.org.vn/noi-hay-dung/ngan-chan-thoi-xu-ninh-510647.html)
Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo anh/chị, “nịnh” khác với “khen” ở điểm nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền …"
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về mục đích của những kẻ xu nịnh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để ngăn chặn thói xu nịnh trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ.
ĐỀ SỐ 2- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.
Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.
Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ.
Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”
Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.
Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!”
Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.
(Tâm hồn con người,VÕ HOÀNG NAM
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào?
Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Nêu rõ lí do.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!