- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu Luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn chuyên de nghị luận văn học pdf LINK DRIVE được soạn dưới dạng file Pdf gồm 340 trang. Các bạn xem và tải luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn chuyên de nghị luận văn học pdf về ở dưới.
Các em học sinh thân mến!
Trước ngưỡng cửa bước vào bậc THPT, hẳn các em đang rất băn khoăn, lo
lắng không biết nên ôn luyện và tích luỹ những kiến thức, kĩ năng cần thiết nào để
có thể hoàn thành tốt yêu cầu kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Nhằm giúp các em tự trang bị những kiến thức, kĩ năng quan trọng, đồng
thời có định hướng đúng và có thể vận dụng tốt vào quá trình viết bài văn nghị
luận văn học, hướng tới nâng cao chất lượng bài làm trong học tập, thi cử và hoàn
thành tốt bài thi vào lớp 10, tôi đã biên soạn cuốn sách Luyện thi vào lớp 10 môn
Ngữ văn – Chuyên đề Nghị luận Văn học.
Cuốn sách gồm hai phần cơ bản, bao quát những vấn đề thuộc nội dung
chương trình Ngữ văn 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Phần 1. Sơ đồ tư duy và kĩ năng làm bài nghị luận văn học: Trình bày các dạng
đề nghị luận văn học và sơ đồ tư duy hướng dẫn làm bài. Đặc biệt, hướng dẫn chi
tiết cách viết một bài văn nghị luận văn học đạt kết quả cao.
Phần 2. Tuyển chọn và giới thiệu một số đề và bài văn trong chương trình Ngữ
văn 9: Các đề và bài văn chọn lọc được sắp xếp theo tác giả – tác phẩm, bám sát
chương trình Ngữ văn 9.
Với nội dung phong phú, đa dạng, hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu bổ
ích, giúp các em tự học, tự ôn luyện nhằm vươn lên học khá, giỏi môn Ngữ văn.
Điểm đặc biệt của cuốn sách này cũng là định hướng cho các em cách viết và sử
dụng các bài văn mẫu một cách hiệu quả. Vì vậy, đối với những bài văn trong tài
liệu này, các em nên tham khảo để tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi cách viết, từ đó kết
hợp với năng lực sáng tạo của bản thân để rèn luyện sao cho ngày càng viết đúng,
viết hay.
Hi vọng cuốn sách sẽ như một người bạn đồng hành cùng các em học sinh lớp 9,
giúp các em ôn luyện thật tốt môn Ngữ văn, tiến tới vượt qua kì thi vào lớp 10 đạt
kết quả cao.
4
Trong quá trình biên soạn, tôi có tham khảo và trích dẫn một số tác phẩm, bài
viết của các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình và một số tư liệu của thầy cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các tác giả.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song cuốn sách khó tránh
khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được những góp ý chân thành từ quý bạn đọc để cuốn
sách ngày một hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Chuyên đề NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
5
PHẦN I
SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ KĨ NĂNG
LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A CÁC DẠNG ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. SƠ ĐỒ TƯ DUY HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Mở bài
Giới thiệu
Khái quát vị trí tác phẩm trong giai đoạn
Tác giả (Vị trí, phong cách đặc trưng...)
Hình ảnh thơ
Thể thơ, giọng điệu
Nội dung
Nội dung
Nghệ thuật
Nghệ thuật
Mở rộng
Tóm tắt nội dung của bài thơ, đoạn thơ
Tác phẩm (Xuất xứ, hoàn cảnh...)
Từ ngữ đặc biệt
Biện pháp tu từ
Những nét tương đồng
Thông điệp của tác giả
Đánh giá về giá trị và vị trí của tác phẩm trong giai đoạn văn học
Ngôn ngữ và giọng điệu
Trích dẫn một phần hoặc toàn bộ văn bản
Nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của văn bản
Dụng ý của tác giả
Hiệu quả của biện pháp tu từ
Tiến bộ hay hạn chế
Những rung động cảm xúc
Cảm xúc của bản thân về đoạn thơ, bài thơ
Nét chung về phong cách
Làm rõ
Tổng hợp
Thân bài
Kết bài
LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
6
2. VÍ DỤ MINH HOẠ
Đề bài Bình giảng bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. MỞ BÀI
– Giới thiệu vấn đề nghị luận
Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác
Nóng lòng mong đợi Bác vào thǎm
Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác
Bác thường trǎn trở, nhớ miền Nam!
Ai nói giùm ta hết tấm lòng
Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông
Mỗi hòn núi ở miền Nam đó
Như thịt da ta rỏ máu hồng!
(Theo chân Bác, Tố Hữu)
Chẳng biết tự bao giờ, những vần thơ ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha của Tố Hữu đã
thấm sâu vào tâm trí ta, làm ngân rung bao tình cảm nhớ thương và lòng biết ơn vô hạn
với Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc – người đã đem lại mùa xuân thanh bình cho
đất nước.
– Dẫn ra vấn đề nghị luận
+ Trong những bài thơ viết sau ngày Bác mất, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một
trong những bài thơ tiêu biểu, đặc sắc.
+ Bài thơ thể hiện niềm kính yêu, nỗi xót xa và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với
vị lãnh tụ bằng cảm xúc chân thành, thiết tha, sâu lắng.
2. THÂN BÀI
a. Khái quát
– Hoàn cảnh sáng tác
+ Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất
nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành,
đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là
người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ
xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, Viễn Phương mong mỏi được ra thăm Bác
và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, nhà thơ mới có thể thực hiện được ước nguyện
ấy. Tình cảm đối với Bác đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.
Chuyên đề NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
7
– Thể thơ và mạch cảm xúc
+ Thể thơ tự do.
+ Mạch vận động của cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc
viếng thăm, kết hợp thời gian với không gian, bộc lộ niềm xúc động thiêng liêng, thành
kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ khi ra thăm lăng Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự
thiết tha, là nỗi lòng thành kính của một người con miền Nam đối với Bác Hồ.
b. Bình giảng
Khổ thứ nhất
– Từ mảnh đất miền Nam mấy chục năm chiến đấu gian khổ, đến hôm nay “Bắc Nam
sum họp một nhà” tác giả mới có dịp ra miền Bắc. Lòng bồi hồi xúc động, Viễn Phương tìm
đến Ba Đình rực nắng:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
+ Đoạn thơ mở đầu bao trùm không khí thiêng liêng, thành kính nhưng vẫn gợi sự
ấm áp, gần gũi không chỉ ở cách xưng hô “con” mà còn ở cách dùng từ “thăm” mang ý
nghĩa nói giảm nói tránh.
+ Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng đậm nét với tác giả là hình ảnh hàng tre trong sương
sớm, trải dài, bát ngát một màu xanh, khiến cho lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thân
thuộc, gần gũi như làng quê Việt Nam. Hình ảnh hàng tre “đứng thẳng hàng” trong “bão táp
mưa sa” đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, không bao giờ chịu khuất
phục của nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh thơ như khúc nhạc du dương mở ra một loạt những suy tưởng mênh
mông, sâu lắng về vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam, mà kết tinh, hội tụ trong
đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khổ thứ hai
– Tiếp nối dòng suy tưởng ấy, nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để
nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cũng có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh
mặt trời:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
(Từ ấy, Tố Hữu)
LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
8
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
Với Viễn Phương, nhà thơ có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho người đọc
nhiều liên tưởng thú vị:
“Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng và sự sống
cho vạn vật.
“Mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Người chính là mặt trời, là ánh sáng
soi đường đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
+ Mặt trời Bác toả sáng, ấm áp, sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là
một sáng tạo riêng của tác giả.
– Cách nói vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác, vừa thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng
mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác... Tất cả tình cảm đó dệt thành ý thơ tuyệt đẹp:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
+ Điệp ngữ “ngày ngày” và hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa gợi ấn
tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa thể hiện tấm lòng nhớ
CHÚC THẦY CÔ, CÁC EM THÀNH CÔNG!
Các em học sinh thân mến!
Trước ngưỡng cửa bước vào bậc THPT, hẳn các em đang rất băn khoăn, lo
lắng không biết nên ôn luyện và tích luỹ những kiến thức, kĩ năng cần thiết nào để
có thể hoàn thành tốt yêu cầu kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Nhằm giúp các em tự trang bị những kiến thức, kĩ năng quan trọng, đồng
thời có định hướng đúng và có thể vận dụng tốt vào quá trình viết bài văn nghị
luận văn học, hướng tới nâng cao chất lượng bài làm trong học tập, thi cử và hoàn
thành tốt bài thi vào lớp 10, tôi đã biên soạn cuốn sách Luyện thi vào lớp 10 môn
Ngữ văn – Chuyên đề Nghị luận Văn học.
Cuốn sách gồm hai phần cơ bản, bao quát những vấn đề thuộc nội dung
chương trình Ngữ văn 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Phần 1. Sơ đồ tư duy và kĩ năng làm bài nghị luận văn học: Trình bày các dạng
đề nghị luận văn học và sơ đồ tư duy hướng dẫn làm bài. Đặc biệt, hướng dẫn chi
tiết cách viết một bài văn nghị luận văn học đạt kết quả cao.
Phần 2. Tuyển chọn và giới thiệu một số đề và bài văn trong chương trình Ngữ
văn 9: Các đề và bài văn chọn lọc được sắp xếp theo tác giả – tác phẩm, bám sát
chương trình Ngữ văn 9.
Với nội dung phong phú, đa dạng, hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu bổ
ích, giúp các em tự học, tự ôn luyện nhằm vươn lên học khá, giỏi môn Ngữ văn.
Điểm đặc biệt của cuốn sách này cũng là định hướng cho các em cách viết và sử
dụng các bài văn mẫu một cách hiệu quả. Vì vậy, đối với những bài văn trong tài
liệu này, các em nên tham khảo để tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi cách viết, từ đó kết
hợp với năng lực sáng tạo của bản thân để rèn luyện sao cho ngày càng viết đúng,
viết hay.
Hi vọng cuốn sách sẽ như một người bạn đồng hành cùng các em học sinh lớp 9,
giúp các em ôn luyện thật tốt môn Ngữ văn, tiến tới vượt qua kì thi vào lớp 10 đạt
kết quả cao.
4
Trong quá trình biên soạn, tôi có tham khảo và trích dẫn một số tác phẩm, bài
viết của các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình và một số tư liệu của thầy cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các tác giả.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song cuốn sách khó tránh
khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được những góp ý chân thành từ quý bạn đọc để cuốn
sách ngày một hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Chuyên đề NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
5
PHẦN I
SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ KĨ NĂNG
LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A CÁC DẠNG ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. SƠ ĐỒ TƯ DUY HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Mở bài
Giới thiệu
Khái quát vị trí tác phẩm trong giai đoạn
Tác giả (Vị trí, phong cách đặc trưng...)
Hình ảnh thơ
Thể thơ, giọng điệu
Nội dung
Nội dung
Nghệ thuật
Nghệ thuật
Mở rộng
Tóm tắt nội dung của bài thơ, đoạn thơ
Tác phẩm (Xuất xứ, hoàn cảnh...)
Từ ngữ đặc biệt
Biện pháp tu từ
Những nét tương đồng
Thông điệp của tác giả
Đánh giá về giá trị và vị trí của tác phẩm trong giai đoạn văn học
Ngôn ngữ và giọng điệu
Trích dẫn một phần hoặc toàn bộ văn bản
Nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của văn bản
Dụng ý của tác giả
Hiệu quả của biện pháp tu từ
Tiến bộ hay hạn chế
Những rung động cảm xúc
Cảm xúc của bản thân về đoạn thơ, bài thơ
Nét chung về phong cách
Làm rõ
Tổng hợp
Thân bài
Kết bài
LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
6
2. VÍ DỤ MINH HOẠ
Đề bài Bình giảng bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. MỞ BÀI
– Giới thiệu vấn đề nghị luận
Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác
Nóng lòng mong đợi Bác vào thǎm
Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác
Bác thường trǎn trở, nhớ miền Nam!
Ai nói giùm ta hết tấm lòng
Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông
Mỗi hòn núi ở miền Nam đó
Như thịt da ta rỏ máu hồng!
(Theo chân Bác, Tố Hữu)
Chẳng biết tự bao giờ, những vần thơ ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha của Tố Hữu đã
thấm sâu vào tâm trí ta, làm ngân rung bao tình cảm nhớ thương và lòng biết ơn vô hạn
với Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc – người đã đem lại mùa xuân thanh bình cho
đất nước.
– Dẫn ra vấn đề nghị luận
+ Trong những bài thơ viết sau ngày Bác mất, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một
trong những bài thơ tiêu biểu, đặc sắc.
+ Bài thơ thể hiện niềm kính yêu, nỗi xót xa và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với
vị lãnh tụ bằng cảm xúc chân thành, thiết tha, sâu lắng.
2. THÂN BÀI
a. Khái quát
– Hoàn cảnh sáng tác
+ Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất
nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành,
đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là
người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ
xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, Viễn Phương mong mỏi được ra thăm Bác
và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, nhà thơ mới có thể thực hiện được ước nguyện
ấy. Tình cảm đối với Bác đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.
Chuyên đề NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
7
– Thể thơ và mạch cảm xúc
+ Thể thơ tự do.
+ Mạch vận động của cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc
viếng thăm, kết hợp thời gian với không gian, bộc lộ niềm xúc động thiêng liêng, thành
kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ khi ra thăm lăng Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự
thiết tha, là nỗi lòng thành kính của một người con miền Nam đối với Bác Hồ.
b. Bình giảng
Khổ thứ nhất
– Từ mảnh đất miền Nam mấy chục năm chiến đấu gian khổ, đến hôm nay “Bắc Nam
sum họp một nhà” tác giả mới có dịp ra miền Bắc. Lòng bồi hồi xúc động, Viễn Phương tìm
đến Ba Đình rực nắng:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
+ Đoạn thơ mở đầu bao trùm không khí thiêng liêng, thành kính nhưng vẫn gợi sự
ấm áp, gần gũi không chỉ ở cách xưng hô “con” mà còn ở cách dùng từ “thăm” mang ý
nghĩa nói giảm nói tránh.
+ Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng đậm nét với tác giả là hình ảnh hàng tre trong sương
sớm, trải dài, bát ngát một màu xanh, khiến cho lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thân
thuộc, gần gũi như làng quê Việt Nam. Hình ảnh hàng tre “đứng thẳng hàng” trong “bão táp
mưa sa” đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, không bao giờ chịu khuất
phục của nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh thơ như khúc nhạc du dương mở ra một loạt những suy tưởng mênh
mông, sâu lắng về vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam, mà kết tinh, hội tụ trong
đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khổ thứ hai
– Tiếp nối dòng suy tưởng ấy, nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để
nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cũng có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh
mặt trời:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
(Từ ấy, Tố Hữu)
LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
8
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
Với Viễn Phương, nhà thơ có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho người đọc
nhiều liên tưởng thú vị:
“Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng và sự sống
cho vạn vật.
“Mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Người chính là mặt trời, là ánh sáng
soi đường đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
+ Mặt trời Bác toả sáng, ấm áp, sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là
một sáng tạo riêng của tác giả.
– Cách nói vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác, vừa thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng
mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác... Tất cả tình cảm đó dệt thành ý thơ tuyệt đẹp:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
+ Điệp ngữ “ngày ngày” và hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa gợi ấn
tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa thể hiện tấm lòng nhớ
CHÚC THẦY CÔ, CÁC EM THÀNH CÔNG!