- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,796
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU lý thuyết khoa học tự nhiên lớp 6 chân trời sáng tạo CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỞ ĐẦU
I. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
VD: Nghiên cứu mẫu nước, làm thí nghiệm...
II. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Nghiên cứu khoa học → Chế tạo robot
I. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
I. Quy định an toàn trong khi học trong phòng thực hành:
- Luôn nghe theo sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên.
- Cặp, túi để đúng nơi quy định.
- Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
- Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất.
- Sử dụng những vật dụng bảo hộ khi làm thí nghiệm.
- Thông báo cho ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn.
- Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thí nghiệm.
- Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
- Rửa tay trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc hóa chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
II. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
- Những đặc trưng về hình dạng và màu sắc của các bảng kí hiệu:
+ Hình tròn, viền đỏ, nền trắng → Cấm
+ Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng → Khu vực nguy hiểm.
+ Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam → Hóa chất gây hại.
+ Hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ → Chỉ dẫn.
- Ví dụ: SGK/12
III. Giới thiệu một số dụng cụ đo:
- Để đo các đại lượng trong vật lí (như kích thước, thể tích, nhiệt độ, khối lượng,…) ta dùng dụng cụ đo.
- Khi dùng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với vật cần đo, và tuân thủ đo theo đúng nguyên tắc đo.
- Các dụng cụ đo phổ biến: Hình 3.3/13
IV. Kính lúp và kính hiển vi quang học:
1. Kính lúp:
- Cấu tạo: mặt kính, khung kính, tay cầm.
- Cách sử dụng: Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn rõ vật.
2. Kính hiển vi quang học:
- Cấu tạo gồm các hệ thống: giá đỡ, phóng đại, chiếu sáng, điều chỉnh.
- Cách sử dụng:
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng hệ thống chiếu sáng (hoặc gương phản chiếu)
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Sử dụng các ốc trên hệ thống điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.
I. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài.
- Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí hiệu là m.
- Một số dụng cụ đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây…
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
II. Thực hành đo chiều dài.
Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN.
I. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng:
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
- Dụng cụ đo khối lượng là cân, ví dụ: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Robecval, …
II. Thực hành đo khối lượng:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
I. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian là giây (kí hiệu là s), giờ (h), phút (min), ngày, tuần, tháng…
- Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ.
II. Thực hành đo thời gian
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.
MỞ ĐẦU
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
VD: Nghiên cứu mẫu nước, làm thí nghiệm...
II. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Nghiên cứu khoa học → Chế tạo robot
- - Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên → Giải thích hiện tượng nguyệt thực.
- - Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh → hệ thống tưới nước tự động
- - Chăm sóc sức khỏe con người → chế tạo thuốc
- - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững → Hệ thống xử lý nước thải
Bài 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
- - Vật lí học nghiên cứu về: vật chất, năng lượng và quy luật vận động giữa chúng trong tự nhiên
- - Hóa học nghiên cứu về: các chất và sự biến đổi của chúng
- - Sinh học nghiên cứu về: các sinh vật và sự sống trên trái đất
- - Khoa học trái đất nghiên cứu về trái đất
- - Thiên văn học nghiên cứu về: các vật thể trên bầu trời.
- - Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. Ví dụ: thực vật, động vật, con người, …
- - Vật không sống là vật không có biểu hiện sống. Ví dụ: đá, than, máy móc, …
Bài 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH.
GIỚI THIỆU MỘT SÔ DỤNG CỤ ĐO
SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
GIỚI THIỆU MỘT SÔ DỤNG CỤ ĐO
SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
I. Quy định an toàn trong khi học trong phòng thực hành:
- Luôn nghe theo sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên.
- Cặp, túi để đúng nơi quy định.
- Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
- Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất.
- Sử dụng những vật dụng bảo hộ khi làm thí nghiệm.
- Thông báo cho ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn.
- Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thí nghiệm.
- Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
- Rửa tay trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc hóa chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
II. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
- Những đặc trưng về hình dạng và màu sắc của các bảng kí hiệu:
+ Hình tròn, viền đỏ, nền trắng → Cấm
+ Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng → Khu vực nguy hiểm.
+ Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam → Hóa chất gây hại.
+ Hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ → Chỉ dẫn.
- Ví dụ: SGK/12
III. Giới thiệu một số dụng cụ đo:
- Để đo các đại lượng trong vật lí (như kích thước, thể tích, nhiệt độ, khối lượng,…) ta dùng dụng cụ đo.
- Khi dùng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với vật cần đo, và tuân thủ đo theo đúng nguyên tắc đo.
- Các dụng cụ đo phổ biến: Hình 3.3/13
IV. Kính lúp và kính hiển vi quang học:
1. Kính lúp:
- Cấu tạo: mặt kính, khung kính, tay cầm.
- Cách sử dụng: Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn rõ vật.
2. Kính hiển vi quang học:
- Cấu tạo gồm các hệ thống: giá đỡ, phóng đại, chiếu sáng, điều chỉnh.
- Cách sử dụng:
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng hệ thống chiếu sáng (hoặc gương phản chiếu)
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Sử dụng các ốc trên hệ thống điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.
- CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Bài 4: ĐO CHIỀU DÀI
I. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài.
- Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí hiệu là m.
- Một số dụng cụ đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây…
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
II. Thực hành đo chiều dài.
Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN.
Bài 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng:
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
- Dụng cụ đo khối lượng là cân, ví dụ: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Robecval, …
II. Thực hành đo khối lượng:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Bài 6: ĐO THỜI GIAN
I. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian là giây (kí hiệu là s), giờ (h), phút (min), ngày, tuần, tháng…
- Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ.
II. Thực hành đo thời gian
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.