• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 226

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,154
Điểm
113
tác giả
Tài liệu ôn tập thi vào lớp 10 môn văn được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải tài liệu ôn tập thi vào lớp 10 môn văn về ở dưới.
VIẾNG LĂNG BÁC

( Viễn Phương)


I/ Tác giả, tác phẩm:

1/ Tác giả:


- Viễn Phương (1928 - 2005), tên thật Phan Thanh Viễn quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam.

- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

2/ Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1976 - ngay sau ngày đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

- In trong tập “như mây mùa xuân”, xuất bản năm 1978.

3/ Ý nghĩa nhan đề:

- Là niền xúc động thiêng liêng, sự thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót đau của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ - người cha già kính yêu của dân tộc.

- Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất. Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống. Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa nhưng Bác như vẫn còn đang sống trong lòng nhân dân, đặc biệt là trong lòng Viễn Phương.

II/ Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”:

1/ Mở bài :


Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhất là bài “Viếng lăng Bác”. Bài thơ được sáng tác năm 1976 - trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã viết bài “ Viếng lăng Bác”.

2/ Thân bài

Ở khổ thơ đầu, nội dung chính là cảm xúc của tác giả trước cảnh bên ngoài lăng Bác. Bài thơ mở đầu bằng lời tâm sự:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”​

Khi tác giả từ miền Nam ra Hà Nội, thăm lăng Bác, ông đã có một lời giới thiệu thật gọn “Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”; tại sao Bác đã mất mà lại thăm? Phải chăng đây chính là cách nói giảm, nói tránh để nói Bác như còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam, trong lòng tác giả. Với cặp đại từ xưng hô “con – Bác” mang đậm phong cách miền Nam không chỉ gợi lên sự thân mật, gắn bó mà còn thể hiện lòng tôn kính, tình cảm yêu thương ruột thịt của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác. Đồng thời địa danh nơi tác giả sinh sống là “miềm Nam” lại càng làm nổi bật sự xúc động dạt dào của nhà thơ, vì miền Nam - nơi chiến trường xưa, nơi Bác mong muốn vào thăm khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng điều đó chưa kịp thực hiện thì Bác đã mãi mãi đi xa. Để bây giờ, tác giả - người con của miền Nam lại phải lên thăm lại người cha già kính yêu.

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
( Tố Hữu)

Tác giả đã rất cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ của mình “thăm lăng Bác”, trong lòng nhà thơ Bác vẫn luôn sống mãi với cuộc đời, với công lao mà Người dành cho đất nước và dân chúng.

Khi tác giả bước vào trong khuôn viên lăng, hình ảnh đầu tiên cũng là hình ảnh ấn tượng đậm nét khi tác giả đứng trước hàng tre:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”​

Trong cái nhìn xúc động của tác giả hình ảnh “hàng tre” vừa mang nghĩa tả thực: đó là một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam cứ hiện ra mờ mờ, ảo ảo trong làn sương buổi sớm. Đồng thời “hàng tre”còn mang nghĩa biểu tượng, là hình ảnh ẩn dụ cho con người Việt Nam kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, dũng cảm. “ Ôi!” là từ cảm thán đứng ở đầu câu, đã biểu hiện xúc động pha lẫn tự hào khôn xiết của tác giả trước hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Thành ngữ “Bão táp mưa sa” để chỉ con người Việt Nam dù có trải qua bao khó khăn, gian khổ, cay đắng thì cũng không bao giờ chịu khuất phục, vẫn cứ “đứng thẳng hàng”.

Khổ thơ thứ hai là cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. Mở đầu là hình ảnh đẹp vừa mang tính cụ thể, lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”​

Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời. Hình ảnh đầu tiên là mặt trời thực đi qua trên lăng ngày ngày và mang lại sự sống cho muôn loài. Mặt trời của thiên nhiên lại được nhân hóa, ngày ngày thiên thể kì vĩ bậc nhất trong vũ trụ vẫn “đi qua” và “nhìn thấy” để ngưỡng mộ, thán phục mặt trời Bác Hồ “ trong lăng rất đỏ”. Còn hình ảnh ẩn dụ là “ mặt trời trong lăng” để chỉ Bác Hồ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam. Bác là nguồn sống, nguồn hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Trái tim ấy đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của nhân dân. Đọc câu thơ, khiến ta liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu:

“ Mặt trời chân lí chói qua tim”​

Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”​

Điệp ngữ “ ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người “dòng người đi trong thương nhớ”, đây là hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người vào viếng lăng Bác rất đông trong niềm xúc động, tiếc thương. Với phép tu từ ẩn dụ “tràng hoa” đề chỉ mỗi người vào lăng viếng Bác tự họ đã là một bông hoa kết thành một tràng hoa dài vô tận để dâng lên người những gì tốt đẹp nhất. Bởi cuộc đời của họ được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của người. Ở khổ thơ này, ta lại bắt gặp hình ảnh hoán dụ “ dâng bảy mươi chín mùa xuân “ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “ bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

Cả cuộc đời Bác là những chuỗi ngày hoạt động sôi nổi và liên tục, không ngừng lo cho dân, cho nước. Giờ đây Bác mới thật sự được nghỉ ngơi thanh thản trong một giấc ngủ vĩnh cửu, cụm từ “bình yên” nói lên điều đó. Hình ảnh “vầng trăng” là một ẩn dụ gợi người đọc liên tưởng đến tâm hồn thanh cao cùng đời sống giản dị, trong sáng, thuần khiết của Bác. Đồng thời, nó cũng gợi cho chúng ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng mà thi sĩ Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh tù đày hoặc trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược. Suốt đời, Bác coi trăng là bạn tri âm, tri kỉ. Giờ đây, Bác đã an giấc ngàn thu, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Lí trí của tác giả bây giờ rất rõ là bác đã mất, thế nhưng ông vẫn phải thốt lên rằng:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !”

“Trời xanh” là một ẩn dụ đẹp chỉ bác Hồ, nhà thơ luôn cho rằng Bác không bao giờ mất, Bác chỉ đang ngủ thôi, bác mãi trường tồn, vĩnh cửu trong lòng nhân dân Việt Nam và nhất là tác giả. Câu cảm thán kết hợp với từ “nhói” để thể hiện nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng vì một sự thật Bác đã không còn nữa

Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim Người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam vô bến bờ. Tình cảm ấy đã chắp cánh cho ước mơ được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở lăng Bác:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Điệp ngữ “muốn làm” khởi đầu cho mỗi dòng thơ giúp nhà thơ tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước. Ước chi ta có thể biến hình thành một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác; một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác; muốn làm cây tre bên lăng Bác để bảo vệ lăng và đóng góp phần nhỏ bé của mình cho người cha già kính yêu. Với hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ “cây tre trung hiếu” để nói lên khát vọng ở lại bên lăng để canh giấc ngủ cho người, còn để tác giả bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “cây tre” với kết cấu đầu cuối tương ứng để bày tỏ khát vọng và tấm lòng dành cho Bác.

Tác giả đã thành công khi viết bài thơ theo thể tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc.

3/ Kết bài:

Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc Viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.

…………………………………………………………………………………



MÙA XUÂN NHO NHỎ

( Thanh Hải)





I/ Tác giả, tác phẩm:

1/ Tác giả:


- Thanh Hải ( 1930 - 1980), tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

2/ Tác phẩm:

- Được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh - không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

3/ Ý nghĩa nhan đề:

- “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.
- “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.
-> Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.

-> Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

II/ phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:

1/ Mở bài :


Thanh Hải là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh biến đổi của cuộc đời, ngay cả những phút cận kề cái chết Thanh Hải vẫn khát khao sống, làm việc cống hiến cho cuộc đời chung. “Mùa xuân nho nhỏ” chứ không phải là cái gì lớn lao ồn ào nhưng thật tinh tuý, sâu xa, lắng đọng của Thanh Hải để lại cho đời trước lúc ra đi. Những vần thơ nhỏ nhẹ, trầm bổng mà ý tứ lắng sâu lạ kỳ. Và không thể thiếu được ở làng thơ xuân nếu ta quên đi một “Mùa xuân nho nhỏ” của một nhà thơ tài hoa thì quả là thiếu sót. Bài thơ ra đời vào tháng 11/1980, được xem như một lời tâm niệm trẻ trung và đáng trân trọng của nhà thơ để lại cho đời trước lúc đi xa.

2/ Thân bài:

Mở đầu bài thơ là đôi nét phác họa về bức tranh của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế:

“Mọc giữa dòng sông xanh
1696183300983.png


THẦY CÔ DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Ôn thi lớp 10.doc
    199.5 KB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập văn ôn thi vào 10 bộ đề ôn thi văn vào 10 các bài văn ôn vào 10 cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả cách ôn thi văn vào 10 hiệu quả cách ôn văn thi vào 10 cách ôn văn vào 10 cách ôn văn vào 10 hiệu quả cấp tốc 789+ môn văn ôn thi vào 10 pdf file ôn văn vào 10 file văn ôn thi vào 10 kiến thức văn ôn thi vào 10 lộ trình ôn văn vào 10 những bài văn ôn vào lớp 10 ôn chuyên văn vào 10 ôn luyện thi vào 10 môn văn ôn luyện văn thi vào 10 ôn luyện văn vào 10 ôn luyện văn vào lớp 10 ôn tập làm văn lớp 10 kì 2 ôn tập ngữ văn lớp 10 giữa học kì 1 ôn tập văn vào 10 ôn thi chuyên văn vào 10 ôn thi văn lớp 10 học kì 1 ôn thi văn vào 10 ôn thi văn vào 10 năm 2022 on thi vào 10 môn văn ôn thi vào 10 toán văn anh ôn thi vào 10 văn bản chiếc lược ngà ôn thi vào 10 văn bản lặng lẽ sa pa ôn thi vào lớp 10 môn văn bài sang thu ôn thi vào lớp 10 môn văn pdf ôn thi vào lớp 10 môn văn phần tiếng việt ôn thi vào lớp 10 văn bản chiếc lược ngà ôn văn lớp 10 ôn văn lớp 10 giữa kì 1 ôn văn lớp 10 học kì 2 ôn văn thi vào 10 ôn văn vào 10 ôn văn vào 10 cấp tốc ôn văn vào 10 hà nội ôn văn vào lớp 10 ôn vào 10 môn văn sách ôn luyện văn vào 10 sách ôn văn vào 10 tài liệu ôn văn vào 10 văn mẫu ôn thi vào 10 đáp án môn văn vào 10 hà nội đáp án môn văn vào 10 hải phòng đề cương ôn văn vào 10 đề ôn thi văn vào 10 có đáp án đề thi môn văn vào 10 hà nội đề thi môn văn vào 10 năm 2018 đề thi môn văn vào 10 năm 2019 đề thi môn văn vào 10 năm 2020 đề thi môn văn vào 10 năm 2021 đề thi môn văn vào 10 năm 2022 đề thi môn văn vào 10 năm 2022 hải phòng
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top