Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 458

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 6 được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải ôn tập văn nghị luận lớp 6 về ở dưới.

ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN​

DẠNG 1: VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG​

I. LÝ THUYẾT​

DÀN Ý CHUNG VỀ DẠNG VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG​

1. Mở bài: Nêu vấn đề về hiện tượng xã hội cần đề cập đến.

2. Thân bài:

– Giải thích hiện tượng đó là gì ? (nêu khái niệm).

Nêu lên được những ưu điểm, nhược điểm, mặt tích cực tiêu cực của hiện tượng xã hội.

Nêu lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến về hiện tượng cần bàn luận

+ Thực trạng của hiện tượng

+ Nguyên nhân của hiện tượng,

+ Hậu quả để lại.

+ Giải pháp, biện pháp khắc phục, giải quyết

c) Kết bài

– Khẳng định lần nữa tính đúng đắn hoặc sai trái của hiện tượng xã hội.

– Rút ra bài học cho bản thân.

II. LUYỆN ĐỀ

1.ĐỀ 1: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ HIỆN TƯỢNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY

Dàn ý​

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

- Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

- Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

b) Thân bài

a. Thế nào là bạo lực học đường ?


- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

b. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

- Hình thức:

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

- Thực tế chứng minh:

Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...

Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
c. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

d. Hậu quả của bạo lực học đường

- Với người bị bạo lực:Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

- Với người gây ra bạo lực:phát triển không toàn diện.Mọi người, xã hội chê trách.Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

e. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

f. Bài học nhận thức và hành động

-
Nhận thức đúng đắn về tác hại của hiện tượng lười học.

- Cần có những hành động....

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

BÀI THAM KHẢO

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Bạo lực học đường là gì: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

Là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

2.ĐỀ 2: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ HIỆN TƯỢNG LƯỜI HỌC CỦA HỌC SINH HIỆN NAY

1. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh

Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyền. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

2. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh hiện nay

a. Giải thích hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập

- Chán nản trong học tập

- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường

- Đến trường thì không tập trung

- Về nhà không chịu học

b. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh hiện nay:

- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….

- Gia đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….

- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….

- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

c. Thực trạng của học sinh lười học các môn xã hội hiện nay:

- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều

- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến

- Thành tích học tập ngày càng giảm

d. Hậu quả

- Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em.

- Các em có những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống.

- Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

e. Biện pháp tránh hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh:

- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ

- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn

- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh

f. Bài học nhận thức và hành động

-
Nhận thức đúng đắn về tác hại của hiện tượng lười học.

- Cần có những hành động....

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh hiện nay

- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước

- Ra sức học tập và làm việc

3. ĐỀ 3: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ TÌNH TRẠNG NGHIỆN GAME ( nghiện game online, nghiện intenet)

1. Mở bài

- Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao.

- Tuy nhiên học sinh hiện nay vì quá ham điện tử mà xao nhãng việc học tập gây nên nhiều hậu quả tai hại.

2. Thân bài

a. Giải thích


- Trò chơi điện tử (game) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.

- Đó là trò tiêu khiển không chỉ đối với trẻ con mà đối với những người lớn tuổi.

b. Biểu hiện

- Có thể thấy trên khắp nẻo đường, thôn xóm, những quán internet mọc lên rất nhiều. Nhiều người đến đó không chỉ để truy cập thông tin phục vụ công tác làm việc, học tập mà còn đến đó để chơi những trò chơi đã được cài đặt sẵn trên mạng vi tính.

- Nhiều bạn ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng… quên cả thời gian, quên ăn, lúc nào cũng chỉ muốn chinh phục, khám phá để trở thành người giỏi nhất.

c. Nguyên nhân

- Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập.

- Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con.

- Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục.

- Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân.

=> Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì ham mê điện tử có nhiều tai hại.

d. Tác hại

- Ngồi quá gần so với màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng.

- Tiêu tốn tiền bạc của gia đình một cách vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người.

- Không những thế ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém.

- Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.

e. Biện pháp

- Mỗi chúng ta phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó.

- Khuyên những người bạn ham mê điện tử, bên cạnh đó phải có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó.

- Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia.

f. Bài học nhận thức và hành động

-
Nhận thức đúng đắn về tác hại của hiện tượng nghiện game.

- Cần có những hành động....

3. Kết bài:Ham chơi điện tử là một ham muốn nhất thời nhưng tác hại vô cùng to lớn, vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân mắc vào những trò chơi tai hại đó.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Trong cuộc sống hiện đại thời nay làm việc với máy móc điện thoại máy tính bây giờ là rất cần thiết, song hành với những chiếc điện thoại và máy tính là những ứng dụng và các trò chơi điện tử. Game online đang là thứ không quá xa lạ với chúng ta bây giờ tuy nhiên không game không phải lúc nào tốt chúng ta không thể phủ nhận trò chơi điện tử đem lại sự sáng tạo và giải trí , tuy nhiên ngày nay trò chơi điện tử ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta , đặc biệt là các bạn học sinh.

Trò chơi điện tử là loại hình được ra trên hệ thống tương tác để người tham gia có thể chơi game. Ngày nay có rất nhiều loại hình tuy nhiên phổ biến nhất là trò chơi video, game online được chơi trên các thiết bị điện tử.

Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và phát triển trong cuộc sống của chúng ta thường tạo ra những chủ đề hay hấp dẫn người chơi. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Mặt tích cực: Game giúp mọi người thư giãn sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp tăng khả năng sáng tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả năng tư duy và rèn luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game như nhìn hình đoán chữ, đoán nốt nhạc …. Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào game .

Mặc dù vậy Game cũng có rất nhiều tác hại tìm ẩn. Nhiều bạn dành cả ngày chỉ để “cắm” mặt vào màn hình vi tính, chơi điện tử nhiều giờ mà không ngừng nghỉ. Việc làm đó ẩn chứa nhiều nguy cơ, ảnh hưởng to lớn đến tình hình học tập và tương lai của rất nhiều bạn trẻ.

Đầu tiên, game ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người chơi cái gì cũng vậy khi mới chơi cảm thấy rất hăng say là không cảm thấy mệt mỏi lâu dần cơ thể dần đau nhức suy yếu sức khỏe , ngồi lâu trên máy tính hoặc ôm đầu vào điện thoại khiến mắt mờ đi dần. Đầu óc mất khả năng tập trung chơi game làm suy giảm trí nhớ con người.

Chơi game tiêu tốn không ít thời gian của rất nhiều người. Một ngày thời gian chúng ta có thể dành cho việc học tập, vui chơi bên gia đình hoặc chơi các hoạt động thể theo nhưng chúng ta không làm vậy thay vào đó lại tiêu tốn quá nhiều thời gian vào game. Chơi game làm hại bản thân cũng như gia đình vừa tốn tiền vừa tốn thời gian lại làm suy yếu sức khỏe, việc học hành cũng sẽ sơ xuất dần đi.

Nhiều học sinh vì nghiện game bỏ bê học hành tiền đồ và tương lai của chính mình. Ban đầu có thể chơi game không có tiền cướp tiền của gia đình sau đó dần thành thói quen xấu đi trộm cắp ngoài đường. Một ngày nào đó khó tránh được con đường tội phạm phạm pháp gây sự nhục nhã cho gia đình. Nghiện game cũng là một trong những con đường dẫn đến tệ nạn xã hội.

Trò chơi điện tử ngày càng phát triển mạnh, không chỉ mang tính chất giải trí tuy nhiên bây giờ lại xuất hiện những tựa game có nội dung bắn giết gây phản cảm, mang hình ảnh đồi trụy bạo lực ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người chơi. Nếu không nhận thức được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra sự ảo tưởng và tính nóng nảy được nảy sinh ra từ đó khó kiểm soát được bản thân. Người nghiện game có thể chỉ thu hẹp mình lại trong phạm vi nào đó lẩn tránh thế giới bên ngoài đầu óc đầy hoang tưởng.

Ở Việt Nam ngày này xuất hiện rất nhiều bài báo về việc mê game cướp tiền và bị ảo tưởng những người mê game thường có hành vi cử chỉ khác lạ nếu không cứu chữa được thì chỉ có phạm pháp.

Tuổi trẻ cần phải nhận thức được cái lợi và cái hại của game online. Lấy tri thức làm sức mạnh phấn đấu tập trung học tập rèn luyện bản thân say mê học tập sẽ dừng đi những việc mê game . Rèn luyện nhân cách nhân phẩm bồi dưỡng đạo đức tốt . Nhận thức rõ ràng về game online đối với sức khỏe tương lai sự nghiệp của chúng ta, sống có bản lĩnh có ước mơ nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua cám dỗ trong cuộc sống.

Game online cũng có mặt tốt và xấu của nó quan trọng là chúng ta nhìn ra được nhận thức được. Biết kiềm chế và đấu tranh thoát khỏi cám dỗ của trò chơi điện tử hãy xem game chỉ là trò chơi tiêu khiển sau giờ học và chỉ nên chơi một cách hợp lý. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến con cái mình hơn tránh những rủi ro xấu xảy đến.

Trò chơi điện tử (game online) là một vấn đề nóng cần được giải quyết trong xã hội của chúng ta, sức xâm nhập và tác hại đối với chúng ta là rất lớn. Quan trọng là chúng ta biết nhận thức điều chỉnh khi nào cần chơi và không quá say mê vào game, thay vì game nỗ lực trau dồi tri thức làm những việc với gia đình tham gia thể thao để sức khỏe được dồi dào cần phải vượt qua sự cám dỗ của nó ra sức học tập cho cuộc sống tươi đẹp và làm được nhiều việc đầy ý nghĩa hơn.

4. ĐỀ 4: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ HIỆN TƯỢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1) Mở bài


- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "ô nhiễm môi trường"

Ví dụ: Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.

2) Thân bài

a. Giải thích vấn đề:


- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

b. Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

- Ô nhiễm môi trường không khí:

+ Trái đất ngày càng nóng lên + Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn

+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên + Ô nhiễm từ các loại xe cộ , hiện tượng hiệu ứng nhà kính

+ Các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng

- Ô nhiễm môi trường nước:

+ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động.

+ Một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.

+ Hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).

+ Các trang trại nuôi vật nuôi thường thải chất thải xuống ao, hồ, sông, suối

+ Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển gây ra hiện tượng "thủy triều đỏ"

+ Hiện tượng "sa mạc hóa biển"

- Ô nhiễm môi trường đất:

+ Hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu

+ Những vùng đất thuộc các khu công nghiệp đang ô nhiễm nghiêm trọng (dẫn chứng)

+ Rác thải sinh hoạt hằng ngày: bao ni lông, rác thải khó phân hủy

- Các loại ô nhiễm khác: Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô nhiễm ánh sáng, ...

c. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường

- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông…

- Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.

- Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.

d. Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường

- Đối với sức khỏe con người:

+ Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người

+ Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở...

+ Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển.

- Đối với hệ sinh thái:

+ Gây mưa axít, làm giảm độ pH của đất

+ Đất ô nhiễm sẽ trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng, ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

+ Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.

+ Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.

e. Đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

- Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.

- Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…

- Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy

- Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường

- Thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm

- Làm phân hữu cơ

- Sử dụng điện có hiệu quả (đối với một số quốc gia)

- Hạn chế sử dụng túi nilon.

f. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

- Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.

c) Kết bài

- Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận. - Liên hệ bản thân.

BÀI THAM KHẢO

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi ở địa phương em có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, đươc biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm. Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây… rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lề Tết. Sông Tô Lịch mạt nước đen ngồm, bốc mùi hôi hối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi:

“Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.”


Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi. Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hộ i- một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này.

Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của con người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè abjn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được môt khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khách quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngầy càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận người dân Việt Nam chưa có ý thức giữ gìn môi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng có người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.

Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngày càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đệp mà chúng ta cần noi theo.

Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với viêc bảo vê môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.

5. ĐỀ 5: TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA EM VỀ LỢI ÍCH / TÁC DỤNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề

- Sách là người bạn vô cùng thân thiết đối với con người. Sách mang lại cho ta vô vàn kiến thức mà chúng ta không thể biết trong cuộc sống thường ngày. Sách còn là ngọn đèn sáng bất diệt soi sáng cho con đường tri thức của mỗi chúng ta.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là một kho tàng kiến thức vô tận, là một người bạn thân thiết. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.

- Chứng minh tác dụng của việc đọc sách:

+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).

+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)

+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)

Ví dụ: Có rất nhiều loại sách khác nhau, mỗi loại sách có một lĩnh vực và một kiến thức khác nhau

+ Sách văn: có nhiều tác phẩm văn học sẽ giúp ta biết roc hơn về thế giới về con người

+ Sách sử: giúp ta biết nhiều hơn về lịch sử, về quá trình hình thành và đấu tranh của loài người

+ Sách giáo khoa: có những bài học bổ ích, giúp ta hoàn thiện bản thân hơn

2 .Tác hại

- Nếu thiếu sách con người sẽ cảm thấy rất vô vị và nhàm chán

- Con người sẽ bị thiếu kiến thức và hiểu biết một cách trầm trọng

- Con người sẽ bị thụt lùi so với xã hội hiện đại ngày nay

- Sẽ không còn thứ gì được lưu lại cho thế hệ mai sau

- Bóng tối sự dốt nát sẽ bao trùm lên con người

=> Sách rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nên k đọc sách sẽ hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.

3. Phương pháp đọc sách:

+Bên cạnh những cuốn sách tốt thì cũng có những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ. Những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi hay những cuốn sách nguy hại với con người phải chọn sách tốt, phù hợp có giá trị để đọc.

+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

III. Kết bài

- Khẳng định vai trò của sách

- Luôn chăm chỉ đọc sách để tạo thành 1 thói quen tốt, giữ gìn và tôn trọng sách

- Tìm tòi, học hỏi những cuốn sách mới, lạ- Xem sách là một người bạn lớn.

6. ĐỀ 6: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ/ Ý KIẾN CỦA EM VỀ HIỆN TƯỢNG VỨT RÁC BỪA BÃI (nơi công cộng, trường học, địa phương)​

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”

Thế giới đang đang trước những nhu cầu cấp bách và cần thiết. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn, bức xạ tia cực tím, đó là những vấn đề vô cùng bức thiết của xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó là do ý thức của con người, họ đã vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng cấp thiết như ngày nay. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề “vứt rác bừa bãi” hiện nay.

II. Thân bài

1. Nêu vấn đề


- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.

- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng

- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.

- Ngay cả trên xe buýt, thùng rác ngay bên cạnh cũng không thèm vứt vào

3. Nguyên nhân

- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống

- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.

- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại

- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.

- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,...

- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về “vứt rác bừa bãi”

- Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

BÀI THAM KHẢO

Thế giới đang đang trước những nhu cầu cấp bách và cần thiết. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn, bức xạ tia cực tím, đó là những vấn đề vô cùng bức thiết của xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó là do ý thức của con người, họ đã vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng cấp thiết như ngày nay. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề “vứt rác bừa bãi” hiện nay.

Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

DẠNG 2: VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA EM VỀ​

1 HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC
Lập dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả và hiện tượng đời sống mà cuốn sách, câu chuyện gợi ra.

– Thân bài:

+ Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng. ( phê phán, nên án hay cần học tập…)

+ Nêu lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến về hiện tượng cần bàn luận. ( cần chỉ ra các biểu hiện, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục khi gặp hiện tượng)

+ Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn.

– Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa thực tế của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. ( ví dụ: Khẳng định quan điểm chê bai chế nhạo ngoại hình của người khác là hành vi xấu, cần loại bỏ )

BÀI THAM KHẢO 1

Đọc truyện cổ tích “Vua chích chòe” của anh em Gơ-rim kể lại, chi tiết mở đầu kể về nàng công chúa có tính kiêu ngạo và ngông cuồng, thường chê bai nét ngoại hình của người khác, trong buổi kén chồng có lẽ ai cùng khó chịu. Hình ảnh vua chích chòe với cằm hơi cong như mỏ con chích chòe bị công chúa chế diễu thật đáng thương. Chi tiết ấy khiến tôi liên tưởng đến hiện tượng miệt thị cơ thể người khác đã và đang là vấn nạn nhức nhối trong xã hội suốt thời gian qua. Chúng ta đều vô tình hoặc cố ý trở thành nạn nhân của hiện tượng này.

Miệt thi, chê bai cơ thể người khác là hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu về ngoại hình của người khác, khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Đó có thể là miệt thị thân hình, làn da, màu da, khuôn mặt hay làn da trên khuôn mặt… Trong đó, phổ biến nhất là miệt thị về cân nặng như bị chê bai vì quá gầy hay quá mập, béo phì. Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ có những người mập, béo, thân hình quá cỡ mới bị miệt thị, chê bai thì bạn đã lầm to rồi! Hiện nay, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hiện tượng miệt thị, chê bai cơ thể : bạn, tôi, những người khuyết tật, người không có ngoại hình đẹp, những người nổi tiếng…Ai cũng có thể là nạn nhân củahiện tượng này.Thậm chí khi bạn rất bình thường vẫn cứ bị chê bai, miệt thị về những nét ngoại hình vì người ta thấy bạn không vừa mắt. Họ sẽ tìm mọi cách “vạch lá tìm sâu” để tìm ra bằng được điểm xấu của bạn.

Mạng xã hội là nơi hiện tượng trên tung hoành. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram đã trở thành nơi lý tưởng cho việc chê bai, miệt thị ngoại hình người khác. Người ta có thể ngang nhiên miệt thị, công kích người khác mà không phải chịu trách nhiệm gì. Thậm chí, có những kẻ còn coi đó là thú vui giải trí của mình. Đây là những “anh hùng bàn phím” đầy rẫy trên mạng cần phải tránh xa.

Hậu quả của hiện tượng miệt thi, chê bai ngoại hình của người khác là rất lớn. Nạn nhân thường cảm thấy tự ti về ngoại hình. Liên tục đối mặt với nhiều sự chỉ trích về ngoại hình hàng ngày, sẽ khiến nhiều người rơi vào tình trạng nhút nhát, tự ti, dễ bị tổn thương về tâm hồn. Nhất là ở giai đoạn tuổi dậy thì, tâm lý nhạy cảm thì những câu nói đùa ác ý cũng có thể khiến họ trở nên mặc cảm, trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết. Người bị chê bai khiến ta luôn sống trong bóng tối tự ti. Lúc đầu, các nạn nhân chỉ cảm thấy buồn bã, thất vọng, nhưng lâu dần sẽ tạo nên áp lực, tổn thương nặng nề về thể xác và tinh thần. Họ sẽ bị ám ảnh và dần dần tin tưởng vào những lời chỉ trích của người xung quanh về ngoại hình của bản thân mà dẫn đến suy sụp tinh thần hoàn toàn. Ví dụ, người bị chê béo quá thường tìm cách giảm cân bằng chế độ ăn kiêng quá đà như nhịn ăn hoặc dùng các loại thuốc giảm cân kém chất lượng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, làm mất cơ thay vì mỡ, hại gan thận…

Theo các nghiên cứu thì cứ hai người lại có một người không hài lòng về cơ thể của mình, nghĩa là một nửa thế giới tự ti về ngoại hình. Bản thân những kẻ hay chỉ trích người khác cũng thường xuyên thấy mặc cảm về diện mạo của mình.

Có lẽ rất khó để bỏ ngoài tai mọi lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình nhưng nếu bạn biết cách yêu thương bản thân thì bạn sẽ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người mũm mĩm, dễ tăng cân hay người gầy gò, khó tăng cân thì cũng không sao cả, miễn là bạn đã nỗ lực để hoàn thiện chính mình. Nói rõ cảm giác của bạn. Đôi khi những lời nhận xét không hay về ngoại hình chỉ là một trò đùa. Nếu là người thân, bạn bè thì bạn nên nói rõ rằng mình cảm thấy không vui hay khó chịu. Có thể họ không biết những lời nói đùa lại làm bạn thấy tồi tệ như thế nào. Nếu những người thực sự quan tâm, yêu thương bạn thì họ sẽ không lặp lại điều đó nữa.

Vì vậy, cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ lời bình luận về ngoại hình của người khác cũng như phải mạnh mẽ đối mặt, đừng để lời chê bai, miệt thị ngoại hình của bạn khiến bạn tổn thương nhé.

BÀI THAM KHẢO 2

1. Mở bài

- Đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, mỗi chúng ta không quên được hình ảnh một Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi ở đầu tác phẩm, nhất là chi tiết Dế Mèn kiêu ngạo, từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Dế Choắt, rồi sau đó trêu chị Cốc gây ra cái chết cho Dế Choắt. Từ đó, em suy nghĩ về vấn đề tự mãn trong đời sống.

2. Thân bài:


- Ý kiến của em về vấn đề đó: Em không đồng ý với cách cư xử của Dế Mèn. Chúng ta đừng nên tự mãn. Vì người tự mãn luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất. Có ý định hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình.

Khi làm được một việc gì đó luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có.

Người có tính kiêu căng tự mãn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo.

- Tác hại của việc kiêu căng, tự mãn:

Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người.

1681788509618.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com0--ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN 6 (1).doc
    145 KB · Lượt xem: 7
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    1 số bài văn nghị luận xã hội lớp 9 1 số đề văn nghị luận xã hội lớp 9 30 bài văn nghị luận xã hội lớp 9 36 đề văn nghị luận xã hội hay lớp 9 bài văn nghị luận xã hội bảo vệ rừng bài văn nghị luận xã hội có mấy phần bài văn nghị luận xã hội giản dị bài văn nghị luận xã hội gồm mấy phần bài văn nghị luận xã hội lớp 9 bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay bài văn nghị luận xã hội ngắn bài văn nghị luận xã hội uống nước nhớ nguồn bài văn nghị luận xã hội về rừng bài văn nghị luận xã hội đạt giải quốc gia các bài văn nghị luận xã hội lớp 9 các bước làm văn nghị luận xã hội lớp 9 các dàn bài văn nghị luận xã hội lớp 9 các dạng bài văn nghị luận xã hội lớp 9 các dạng văn nghị luận xã hội lớp 9 các mẫu văn nghị luận xã hội lớp 9 các đề văn nghị luận xã hội lớp 9 các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 cách làm văn nghị luận xã hội lớp 9 cách làm văn nghị luận xã hội lớp 9 hay cấu trúc bài văn nghị luận xã hội lớp 9 chuyên đề văn nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài văn nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý làm văn nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý văn nghị luận xã hội lớp 9 de văn nghị luận xã hội lớp 8 de văn nghị luận xã hội thi vào lớp 10 học đối phó văn nghị luận xã hội lớp 9 hướng dẫn làm văn nghị luận xã hội lớp 9 kỹ năng làm văn nghị luận xã hội lớp 9 làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9 làm văn nghị luận xã hội lớp 10 làm văn nghị luận xã hội lớp 9 lập dàn ý văn nghị luận xã hội lớp 9 một số bài văn nghị luận xã hội lớp 9 một số đề văn nghị luận xã hội lớp 9 một số đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 những bài văn mẫu nghị luận xã hội lớp 9 những bài văn nghị luận xã hội lớp 9 những bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay những bài văn nghị luận xã hội trung quốc những đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 ôn tập văn nghị luận xã hội lớp 9 phương pháp làm văn nghị luận xã hội lớp 9 rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội sách văn nghị luận xã hội hay tập làm văn nghị luận xã hội lớp 9 tổng hợp văn nghị luận xã hội lớp 9 văn bản nghị luận xã hội lớp 9 văn học nghị luận xã hội lớp 9 văn lớp 9 nghị luận xã hội văn mẫu nghị luận xã hội lớp 9 văn nghị luận lớp 9 học kì 2 văn nghị luận về tệ nạn xã hội lớp 9 văn nghị luận xã hội 200 từ văn nghị luận xã hội 9 văn nghị luận xã hội an toàn giao thông văn nghị luận xã hội bài học ứng xử rút ra qua một câu chuyện văn nghị luận xã hội bàn về lẽ sống đẹp văn nghị luận xã hội bàn về đọc sách văn nghị luận xã hội bảo vệ môi trường văn nghị luận xã hội bệnh vô cảm văn nghị luận xã hội biển đảo văn nghị luận xã hội cách làm văn nghị luận xã hội chủ đề học tập văn nghị luận xã hội chủ đề tình yêu thương văn nghị luận xã hội có chí thì nên văn nghị luận xã hội có công mài sắt có ngày nên kim văn nghị luận xã hội có mấy bước văn nghị luận xã hội có mấy dạng văn nghị luận xã hội dàn ý văn nghị luận xã hội dũng cảm văn nghị luận xã hội gồm mấy phần văn nghị luận xã hội hay nhất văn nghị luận xã hội hiện tượng đời sống văn nghị luận xã hội học sinh giỏi văn nghị luận xã hội học tập văn nghị luận xã hội ích kỷ văn nghị luận xã hội kỹ năng sống văn nghị luận xã hội là gì văn nghị luận xã hội lòng khoan dung văn nghị luận xã hội lòng nhân ái văn nghị luận xã hội lòng yêu nước văn nghị luận xã hội lớp 10 văn nghị luận xã hội lớp 10 200 chữ văn nghị luận xã hội lớp 10 cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11 văn nghị luận xã hội lớp 11 học kì 2 văn nghị luận xã hội lớp 6 văn nghị luận xã hội lớp 7 văn nghị luận xã hội lớp 8 văn nghị luận xã hội lớp 9 văn nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ văn nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 văn nghị luận xã hội lớp 9 về covid văn nghị luận xã hội lớp 9 về môi trường văn nghị luận xã hội lớp 9 về nghiện game văn nghị luận xã hội lớp 9 về tệ nạn xã hội văn nghị luận xã hội lớp 9 về tình bạn văn nghị luận xã hội lớp 9 về xả rác văn nghị luận xã hội lớp 9 đề 4 văn nghị luận xã hội môi trường văn nghị luận xã hội mùa xuân nho nhỏ văn nghị luận xã hội ngắn văn nghị luận xã hội nghiện game văn nghị luận xã hội nói tục chửi thề văn nghị luận xã hội ô nhiễm môi trường văn nghị luận xã hội ô nhiễm môi trường biển văn nghị luận xã hội phú sông bạch đằng văn nghị luận xã hội sống có trách nhiệm văn nghị luận xã hội tham khảo văn nghị luận xã hội thi thpt quốc gia văn nghị luận xã hội thi vào 10 văn nghị luận xã hội thi vào lớp 10 văn nghị luận xã hội tình bạn văn nghị luận xã hội tình mẫu tử văn nghị luận xã hội tinh thần tự học văn nghị luận xã hội tình yêu quê hương đất nước văn nghị luận xã hội tình yêu thương văn nghị luận xã hội tình yêu thương con người văn nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí văn nghị luận xã hội uống nước nhớ nguồn văn nghị luận xã hội về bạo lục học đường văn nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo văn nghị luận xã hội về covid văn nghị luận xã hội về dịch covid văn nghị luận xã hội về gia đình văn nghị luận xã hội về hạnh phúc gia đình văn nghị luận xã hội về học online văn nghị luận xã hội về khiêm tốn văn nghị luận xã hội về lạc quan văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái văn nghị luận xã hội về ma túy văn nghị luận xã hội về niềm tin văn nghị luận xã hội về quê hương văn nghị luận xã hội về rác thải nhựa văn nghị luận xã hội về sự that bại văn nghị luận xã hội về sự tử tế văn nghị luận xã hội về sự tự tin văn nghị luận xã hội về sự vô cảm văn nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn văn nghị luận xã hội về tình phụ tử văn nghị luận xã hội về tình yêu quê hương văn nghị luận xã hội về ước mơ văn nghị luận xã hội vứt rác bừa bãi văn nghị luận xã hội wattpad văn nghị luận xã hội xả rác bừa bãi văn nghị luận xã hội đoàn kết viết văn nghị luận xã hội lớp 9 viết văn nghị luận xã hội lớp 9 đề 4 viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ đề văn nghị luận xã hội bằng hình ảnh đề văn nghị luận xã hội lớp 9 hay đề văn nghị luận xã hội từ một câu chuyện đoạn văn nghị luận xã hội cho và nhận đoạn văn nghị luận xã hội dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội gồm mấy phần đoạn văn nghị luận xã hội hay đoạn văn nghị luận xã hội lớp 10 đoạn văn nghị luận xã hội mẫu đoạn văn nghị luận xã hội ô nhiễm môi trường đoạn văn nghị luận xã hội uống nước nhớ nguồn đoạn văn nghị luận xã hội về an toàn giao thông đoạn văn nghị luận xã hội yêu nước
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,114
    Bài viết
    37,583
    Thành viên
    139,723
    Thành viên mới nhất
    HAPPY SMILE

    Thành viên Online

    Top