- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu ôn thi hsg văn 9: Chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 9 năm 2023 - 2024 update được soạn dưới dạng file word gồm 47 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 9, tài liệu bồi dưỡng hsg văn 9,... về ở dưới.
TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
PHẦN I : ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Một số yêu cầu về kĩ năng
– Bài văn nghị luận văn học cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách thuyết phục sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn học thì cần xác định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ thuật (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu,… trong thơ; cách miêu tả nhân vật, dẫn dắt cốt truyện,… trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó với chủ đề tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa chọn sử dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội dung (ví dụ: với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình trong Truyện Kiều, Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy về nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,…).
– Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn.
Mỗi nhà văn đều gắn với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất định. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo trong một hoàn cảnh cụ thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình cảm,… của mình đối với cuộc sống và con người. Do đó, trong quá trình nghị luận, người viết không chỉ tiếp xúc với văn bản tác phẩm mà còn cần phải tìm hiểu, xem xét các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh xã hội, trào lưu văn học, hoàn cảnh sáng tác,… để có thể đưa ra những lí giải thấu đáo.
Ví dụ: Bàn về số phận của người nông dân Việt Nam trong các tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) cần liên hệ với hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 để ,lí giải vì sao các nhân vật lão Hạc, chị Dậu bị đẩy vào con đường cùng quẫn, bế tắc. Khi phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Khi con tu hú cần liên hệ với hoàn cảnh người tù cộng sản đang bị giam cầm nơi ngục tù, trong khi cuộc đấu tranh cách mạng ở bên ngoài đang diễn ra sục sôi,… để lí giải tâm trạng khao khát muốn được thoát khỏi ngục tù, vượt ra ngoài với bầu trời tự do của nhân vật trữ tình. Hoặc khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cần liên hệ với hoàn cảnh sáng tác (nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh) để khẳng định ý nghĩa sâu sắc và cảm động của khát vọng sống và cống hiến của một con người dù là lúc tuổi đôi mươi hay là “khi tóc bạc” và cận kề cái chết vẫn muốn được làm một “mùa xuân nho nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời”.
– Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần liên hệ mở rộng và vận dụng thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương và vốn tri thức về nhiều lĩnh vực để khái quát, tổng hợp nên những kết luận, đánh giá nhằm khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, cần đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; liên hệ, so sánh với những thành công, hạn chế của dòng thơ viết về anh bộ đội lúc bấy giờ để đánh giá được những đóng góp đáng ghi nhận của nhà thơ Chính Hữu.
– Trong bài nghị luận văn học, hệ thống luận điểm cần rõ ràng, mạch lạc; các luận cứ đưa ra phải đúng đắn, sinh động; lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục. Các ý trong bài văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.
Bài văn nghị luận văn học vừa yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của nhũng luận cứ, vừa đòi hỏi tính khái quát của các luận điểm. Nếu sa vào liệt kê dẫn chứng cụ thể mà không rút ra được những nhận định, đánh giá khái quát thì sẽ không làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận và không gây được ấn tượng cho người đọc. Do vây, việc kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, bình giảng,… các chi tiết, hình ảnh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà HS cần rèn luyện.
– Cách diễn đạt trong bài nghị luận vãn học cần chuẩn xác, trong sáng, thê hiện những rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.
Khi viết một bài văn nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách đặt câu, dựng đoạn. Ngôn từ, giọng văn phải làm sao vừa phù hợp với thể văn nghị luận, vừa diễn tả được các cung bậc cảm xúc của người viết. Cần lưu ý rằng cách thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ diễn đạt trong nghị luận văn học không giống với văn miêu tả, văn biểu cảm (với các câu cảm thán kiểu “Chao ôi!”, “Đẹp làm sao!”,…) mà phải là những rung cảm trong tâm hồn người viết, được hình thành trong quá trình người viết tiếp xúc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2. Các dạng bài nghị luận văn học
2.1. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
PHẦN I : ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Một số yêu cầu về kĩ năng
– Bài văn nghị luận văn học cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách thuyết phục sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn học thì cần xác định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ thuật (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu,… trong thơ; cách miêu tả nhân vật, dẫn dắt cốt truyện,… trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó với chủ đề tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa chọn sử dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội dung (ví dụ: với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình trong Truyện Kiều, Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy về nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,…).
– Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn.
Mỗi nhà văn đều gắn với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất định. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo trong một hoàn cảnh cụ thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình cảm,… của mình đối với cuộc sống và con người. Do đó, trong quá trình nghị luận, người viết không chỉ tiếp xúc với văn bản tác phẩm mà còn cần phải tìm hiểu, xem xét các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh xã hội, trào lưu văn học, hoàn cảnh sáng tác,… để có thể đưa ra những lí giải thấu đáo.
Ví dụ: Bàn về số phận của người nông dân Việt Nam trong các tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) cần liên hệ với hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 để ,lí giải vì sao các nhân vật lão Hạc, chị Dậu bị đẩy vào con đường cùng quẫn, bế tắc. Khi phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Khi con tu hú cần liên hệ với hoàn cảnh người tù cộng sản đang bị giam cầm nơi ngục tù, trong khi cuộc đấu tranh cách mạng ở bên ngoài đang diễn ra sục sôi,… để lí giải tâm trạng khao khát muốn được thoát khỏi ngục tù, vượt ra ngoài với bầu trời tự do của nhân vật trữ tình. Hoặc khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cần liên hệ với hoàn cảnh sáng tác (nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh) để khẳng định ý nghĩa sâu sắc và cảm động của khát vọng sống và cống hiến của một con người dù là lúc tuổi đôi mươi hay là “khi tóc bạc” và cận kề cái chết vẫn muốn được làm một “mùa xuân nho nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời”.
– Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần liên hệ mở rộng và vận dụng thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương và vốn tri thức về nhiều lĩnh vực để khái quát, tổng hợp nên những kết luận, đánh giá nhằm khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, cần đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; liên hệ, so sánh với những thành công, hạn chế của dòng thơ viết về anh bộ đội lúc bấy giờ để đánh giá được những đóng góp đáng ghi nhận của nhà thơ Chính Hữu.
– Trong bài nghị luận văn học, hệ thống luận điểm cần rõ ràng, mạch lạc; các luận cứ đưa ra phải đúng đắn, sinh động; lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục. Các ý trong bài văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc.
Bài văn nghị luận văn học vừa yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của nhũng luận cứ, vừa đòi hỏi tính khái quát của các luận điểm. Nếu sa vào liệt kê dẫn chứng cụ thể mà không rút ra được những nhận định, đánh giá khái quát thì sẽ không làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận và không gây được ấn tượng cho người đọc. Do vây, việc kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, bình giảng,… các chi tiết, hình ảnh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà HS cần rèn luyện.
– Cách diễn đạt trong bài nghị luận vãn học cần chuẩn xác, trong sáng, thê hiện những rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết.
Khi viết một bài văn nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách đặt câu, dựng đoạn. Ngôn từ, giọng văn phải làm sao vừa phù hợp với thể văn nghị luận, vừa diễn tả được các cung bậc cảm xúc của người viết. Cần lưu ý rằng cách thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ diễn đạt trong nghị luận văn học không giống với văn miêu tả, văn biểu cảm (với các câu cảm thán kiểu “Chao ôi!”, “Đẹp làm sao!”,…) mà phải là những rung cảm trong tâm hồn người viết, được hình thành trong quá trình người viết tiếp xúc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2. Các dạng bài nghị luận văn học
2.1. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!