- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 9 VÀO 10 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 516 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GPHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
CHUYÊN ĐỀ 1: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
BÀI 1: ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
KIẾN THỨC CƠ BẢN
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
* Khái quát: Bài thơ được viết vào khoảng đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu – đông( 1947). Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó mặn nồng. Bài thơ in trong tập “ Đầu súng trăng treo” (1966).
1. Cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội(7 câu đầu):
CS1- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
CS2- Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp.
Từ hai con người vốn chẳng hề thân quen, nay cùng chung lí tưởng cách mạng mà gặp gỡ, từ đó mà làm nên tình đồng chí.
CS3- Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn
2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội( 10 câu tiếp).
Trước hết, là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
GPHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
STT | Nội dung |
Chuyên đề 1: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam | |
1 | Đồng chí 1 |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính 17 |
3 | Đoàn thuyền đánh cá 25 |
4 | Bếp lửa 37 |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 50 |
6 | Ánh trăng 57 |
7 | Mùa xuân nho nhỏ 82 |
8 | Viếng lăng Bác 70 |
9 | Sang thu 106 |
10 | Nói với con 96 |
Chuyên đề 2: Ôn tập truyện hiện đại | |
1 | Làng 116 |
2 | Lặng lẽ Sa Pa 130 |
3 | Chiếc lược ngà 144 |
4 | Những ngôi sao xa xôi 156 |
Chuyên đề 3: Ôn tập văn học Trung đại | |
1 | Người con gái Nam Xương 170 |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 182 |
3 | Hoàng Lê Nhất thống chí 188 |
4 | Truyện Kiều 198 |
5 | Lục Vân Tiên 220 |
Chuyên đề 4: Ôn tập văn bản nhật dụng | |
1 | Phong cách Hồ Chí Minh 243 |
2 | Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 248 |
3 | Tuyên bố thế giới về sự sống còn… 245 |
4 | Bàn về đọc sách 227 |
5 | Tiếng nói của văn nghệ 233 |
6 | Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 237 |
CHUYÊN ĐỀ 1: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
BÀI 1: ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác giả | - Tên khai sinh: Trần Đình Đắc(1926-2007), quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Bút danh : Chính Hữu. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương. - Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa bình dị vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú, cảm xúc dồn nén, khi thiết tha, trầm hùng khi lại sâu lắng, hàm súc. |
Hoàn cảnh sáng tác | - Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông( 1947)- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. - Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo” (1966). * Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954. |
Thể thơ | Thơ tự do |
Mạch cảm xúc và bố cục | * Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 17 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính. * Bố cục: 3 đoạn + Đoạn 1: 7 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. + Đoạn 2: 10 câu thơ tiếp theo: những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính. + Đoạn 3: 3 câu kết: Biểu tượng đẹp về tình đồng chí. |
Ý nghĩa nhan đề | Đồng chí: (đồng là cùng; chí là chí hướng) Đồng chí là chung chí hướng, chung lý tưởng. Người cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 “đồng chí” là cách xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể cách mạng, đơn vị bộ đội. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội. |
PT biểu đạt | Biểu cảm |
Chủ đề | Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. |
Giá trị nội dung | Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. |
Giá trị nghệ thuật | - Bài thơ sử dụng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm - Giọng điệu tự nhiên, trầm bổng thể hiện cảm xúc dồn nén, chân thành |
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
* Khái quát: Bài thơ được viết vào khoảng đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu – đông( 1947). Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó mặn nồng. Bài thơ in trong tập “ Đầu súng trăng treo” (1966).
1. Cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội(7 câu đầu):
CS1- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Nghệ thuật | Nội dung |
- Thủ pháp đối được sử dụng trong 2 câu thơ đầu | gợi lên sự tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. |
- Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành | đã cho thấy những người lính, họ đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó. Chính vì thế mà mối quan tâm hàng đầu của họ chính là về đất đai khi họ giới thiệu về mình. |
+ Thành ngữ "nước mặn đồng chua": | gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong làn nước. |
+ Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” | lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất. |
-> Các anh tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng giống nhau ở cái nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. |
CS2- Cùng chung chí hướng, lí tưởng cách mạng cao đẹp.
Từ hai con người vốn chẳng hề thân quen, nay cùng chung lí tưởng cách mạng mà gặp gỡ, từ đó mà làm nên tình đồng chí.
Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! | ||
Nghệ thuật | Nội dung | |
- Tõ “đ«i” -Tù ph¬ng trêi tuy ch¼ng quen nhau - Hình ảnh thơ có sự sóng đôi | - Tõ “đ«i” chØ 2 ngêi, 2 ®èi tîng ch¼ng thÓ t¸ch rêi nhau kÕt hîp víi tõ “xa l¹” lµm cho ý xa l¹ ®îc nhÊn m¹nh h¬n. -Tù ph¬ng trêi tuy ch¼ng quen nhau nhng cïng mét nhÞp ®Ëp cña tr¸i tim, cïng tham gia chiÕn ®Êu, gi÷a hä ®· n¶y në mét thø t×nh c¶m cao ®Ñp: T×nh ®ång chÝ - t×nh c¶m Êy kh«ng ph¶i chØ lµ cïng c¶nh ngé mµ cßn lµ sù g¾n kÕt trän vÑn c¶ vÒ lý trÝ, lÉn lý tëng vµ môc ®Ých cao c¶: chiÕn ®Êu giµnh ®éc lËp tù do cho tæ quèc. gợi nên tình gắn bó keo sơn của người lính cách mạng. | |
+ “Súng bên súng”: là cách nói giàu hình tượng | để diễn tả sự cùng nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, cùng chung nhiệm vụ. | |
+ “ Đầu sát bên đầu”: là cách nói hoán dụ | tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. |
CS3- Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn
Nghệ thuật | Nội dung |
+ “đêm rét chung chăn”- là một hình ảnh đẹp | thể hiện sự gắn bó, sẻ chia, sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi những lúc thiếu thốn về vật chất. Chính sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ ấy đã tạo nên hơi ấm để xua tan đi cái lạnh lẽo, cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, giúp họ gắn kết với nhau mà vượt lên gian khó. |
-> Tất cả những hành động và tình cảm chân thành ấy đã làm nên những người bạn “tri kỉ” tri âm mà cao hơn là tình đồng chí, đồng đội bền chặt, thiêng liêng. | |
+ Tõ “chung” + Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ “ đôi” | - C¶ 7 c©u th¬ cã duy nhÊt 1 tõ “chung” nhng bao hµm nhiÒu ý: chung c¶nh ngé, chung giai cÊp, chung chÝ híng, chung mét kh¸t väng… - Nh×n l¹i c¶ 7 c©u th¬ ®Çu nh÷ng tõ ng÷ nãi vÒ ngêi lÝnh: ®Çu tiªn lµ “anh” vµ “t«i” trªn tõng dßng th¬ nh mét kiÓu xng danh khi míi gÆp gì, dêng nh vÉn lµ hai thÕ giíi riªng biÖt. Råi “anh” víi “t«i” trong cïng mét dßng, ®Õn “®«i ngêi” nhng lµ “®«i ngêi xa l¹”, vµ råi ®· biÕn thµnh ®«i tri kû - mét t×nh b¹n keo s¬n, g¾n bã. Vµ cao h¬n n÷a lµ ®ång chÝ. Nh vËy, tõ rêi r¹c riªng lÎ, hai ngêi ®· dÇn nhËp thµnh chung, thµnh mét, khã t¸ch rêi. Đôi có nghĩa là “hai”, nhưng từ “ hai” chỉ 2 cá thể hoàn toàn tách biệt, từ “ đôi” thể hiện sự gắn kết không thể tách rời. Từ “ đôi người xa lạ”, họ đã trở “ đôi tri kỉ”, thành đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. |
- Khép lại đoạn thơ là một câu thơ có vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi hai chữ “ đồng chí!”. | + Vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một định nghĩa về đồng chí. + Thể hiện cảm xúc dồn nén, được thốt ra như một cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiets tha của tình đòng chí, đồng đội. + Dòng thơ đặc biệt ấy như một bản lề gắn kết. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương. |
=> Đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng, đội sống chết có nhau. |
2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội( 10 câu tiếp).
Trước hết, là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính