• Khởi tạo chủ đề mslanh
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 134
MÔN VĂN

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 9 VÀO 10 THEO BÀI được soạn dưới dạng file word gồm 159 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

1711439743335.png


  • A. VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI.
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.

Nguyễn Dữ

I.Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả.


- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền binh và gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.

- Quê ở Trường Tân- Thanh Miện- Hải Dương.

- Về con người:

+ Nguyễn Dữ nổi tiếng là con người học rộng tài cao. Ông là học trò xuất sắc nhất của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Là 1 "kẻ sĩ" có nhân cách cao thượng. Chứng kiến những mục nát của chế độ đương triều, ông chỉ làm quan có 1 năm rồi lui về sống ẩn dật, viết sách, phụng dưỡng mẹ già.

+ Dù vậy, qua các sáng tác, ông vẫn tỏ ra là 1 người luôn ddau đáu đến vận mệnh của giang sơn, xã tắc.

2. Tác phẩm.

a. Thể loại- nguồn gốc xuất xứ.


- Truyện truyền kì: Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ TQ và thịnh hành từ thời Đường.

+ Truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện từ dân gian hoặc dã sử. Sau đó được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bối đắp thêm cho đời sống các nhân vật, đặc biệt là xen kẽ các yếu tố kì ảo....

-Truyện "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ:

+ Truyện ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XVI, đó là thời kì xã hội phong kiến VN bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong: những mâu thuẫn xh trở nên gay gắt, quan hệ xh bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xh phân hoá mạnh mẽ.

+ "Truyền kì mạn lục" gồm 20 truyện, ghi chép lại những câu chuyện được lưu truyền tản mạn trong dân gian và thường có yếu tố kì ảo, đề tài phong phú.

+ truyện mang đậm giá trị nhân văn và được đánh giá là áng "Thiên cổ tuỳ bút" (áng văn hay ngàn đời).

-“Chuyện người con gái Nam Xương” :

+ Xuất xứ: là thiên truyện thứ 16 trong 20 thiên truyện của "Truyền kì mạn lục".

+ Nguồn gốc: truyện viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyên dân gian "Vợ chàng Trương", sau đó được Nguyễn Dữ tái tạo, sắp xếp lại 1 số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo.

+ Ngôi kể: truyện được kể theo ngôi thứ 3.

b. PTBĐ: tự sự có kết hợp yếu tố BC.

c. Chủ đề: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

d. Tóm tắt.

- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa.
- Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Nương đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ già, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp.

- Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo là cha. Trương Sinh về nghe con nói lại nên nghi ngờ vợ. Không phân giải được, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Nam Hải) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung.
- Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là “cha” của mình, là người hay đến hằng đêm . Lúc đó Truơng Sinh mới hiểu vợ bị hàm oan.
- Phan Lang- người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơn- tình cờ gặp Vũ nuơng dưới thuỷ cung . Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Truơng Sinh. Truơng Sinh liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

II. Trọng tâm kiến thức.

1.Nhân vật Vũ Nương.


- Ngay từ đầu thiên truyện, Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, "tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp".

- Trong XHPK, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: "tam tòng, tứ đức", "công, dung, ngôn , hạnh". Trong đó, dung chính là vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Và vì cảm kích trước "tư dung"- vẻ đẹp bên ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ "đem 100 lạng vàng cưới về". Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.

=>Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong XHPK.

Song để có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau.

a.Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thuỷ chung, yêu thương

chồng hết mực.

*. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.

- Nàng hiểu chồng "có tính đa nghi", "đối với vợ phòng ngừa quá sức". Vũ Nương khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.

->Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, nết na, khôn khéo, hiểu chồng. Đồng thời nó đã hé lộ sự mâu thuẫn trong tính cách giữa 2 người và đầy tính dự báo.

* Khi tiễn chồng đi lính:


- Nàng dặn dò chồng với những lời thiết tha, tình nghĩa:

+ Nàng đặt hạnh phúc gia đình lên trên tất cả mà xem thường những thứ vinh hoa phù phiếm: "Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được 2 chữ bình yên".

+ Nàng như thấy trước và cảm thông cho những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng ở nơi chiến trận: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao".

+ Nàng bộc lộ sự khắc khoải, xa nhớ của mình: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoan, lại thổn thức tâm tình".

->Đó là những lời nói ân tình, đằm thắm, đầy ắp những yêu thương. Qua đó cho chúng ta thấyVũ Nương thực sự là 1 người vợ dịu dàng, hết mực thương chồng, thương con và thật đáng trân trọng.

* Khi xa chồng:

- VN tỏ ra là người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi", nàng lại "thổn thức tâm tình, buồn thương da diết".

- Nàng mơ về 1 tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng trên vách của mình mà rằng cha Đản.

- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: "Cách biêt 3 năm giữ gìn 1 tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót".

->Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của VN, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thuỷ chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.

* Khi bị chồng nghi oan:

- Nàng đã hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:

+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”.

+ tiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng; “Cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiêt “.

+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan: “dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng 1 mực nghi oan cho thiếp”.

->Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói tha thiết đó, nó còn cho thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.

- Không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng;

+ Hạnh phú gia đình, “thú vui nghi gia,nghi thất” là niềm khao khát và toonth[f cả đời gời đã tan vỡ.

+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng nggx hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”.

+ Đến nỗi đau chờ chồng đến hóa đá của “cố nhân” nàng cũng không có được: ‘đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.

->Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn ý nghĩa.

- Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại.

+ VN mượn bến Hoàng Giang để giãi tỏ tấm lòng trong trắng mà minh oan cho mình: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng,vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ”.

+ Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành.

->Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh ấy, phẩm giá còn cao hơn sự sống.

* Những năm tháng sống dưới thủy cung:

-Ở chốn nàng mây, cung nước nhưng nàng vẫn 1 lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ.

+ Nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng.

+ Nghe Phan Lang kể về chuện gia đình mà ứa nước mắt xót thương.

- Nàng khao khát được rả lại phẩm giá, danh dự: Gửi chiếc thoa vàng, nhờ Phan Lang nói với trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.

- Nàng là người trọng tình, trọng nghĩa: Dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.

=>Với vai trò là 1 người vợ, VN là 1 người phụ nữ cung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong XHPK. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu,lòng bao dung và sự vị tha.

b. Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là 1 người con dâu hiếu thảo.

- VN đã thay Trương Sinh làm tròn bổn phận người con, người trụ cột đối với gia đình nhà chồng: chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “Nàng hết sức thuốc thanh lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”.

- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình.

- Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vn: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.

-.”Đối lòng ăn khế ăn sung/Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi” là 1 trong những câu ca dao nói về mối quan hệ mẹ chồng, nàng daautrong XHPK xưa. Song lời cảm tạ, động viên của bà mẹ đã cho thấy VN là 1 người con dâu hiếu thảo. Đó là sự đánh giá xác đáng và khách quan nhất.

c. Trong mối quan hệ với con: nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.

- Thiếu vắng chồng, nàng vẫn 1 mình sinh con và nuôi dạy con khôn lớn.

- Không chỉ trong vai trò là 1 người mẹ, nàng còn đóng vai trò là 1 người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm.

- Nàng còn là 1 người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về mặt vật chất, mà còn cả về mặt tinh thần: Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo cha Đản. Hơn hết, nàng sớm định hình cho con về 1 mái ấm, 1 gia đình hoàn chỉnh.

->VN đã không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của 1 người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là 1 người trụ cột của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhât. thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TÀI LIỆU ÔN VĂN 9 VÀO 10. HAY NHẤT 158 TRANG.doc
    1.4 MB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập văn ôn thi vào 10 bộ đề ôn thi văn vào 10 các bài văn ôn vào 10 cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả cách ôn thi văn vào 10 hiệu quả cách ôn văn thi vào 10 cách ôn văn vào 10 cách ôn văn vào 10 hiệu quả cấp tốc 789+ môn văn ôn thi vào 10 pdf file ôn văn vào 10 file văn ôn thi vào 10 kiến thức văn ôn thi vào 10 lộ trình ôn văn vào 10 những bài văn ôn vào lớp 10 ôn chuyên văn vào 10 ôn luyện thi vào 10 môn văn ôn luyện văn thi vào 10 ôn luyện văn vào 10 ôn luyện văn vào lớp 10 ôn tập làm văn lớp 10 kì 2 ôn tập ngữ văn lớp 10 giữa học kì 1 ôn tập văn vào 10 ôn thi chuyên văn vào 10 ôn thi văn lớp 10 học kì 1 ôn thi văn vào 10 ôn thi văn vào 10 năm 2022 on thi vào 10 môn văn ôn thi vào 10 toán văn anh ôn thi vào 10 văn bản chiếc lược ngà ôn thi vào 10 văn bản lặng lẽ sa pa ôn thi vào lớp 10 môn văn bài sang thu ôn thi vào lớp 10 môn văn pdf ôn thi vào lớp 10 môn văn phần tiếng việt ôn thi vào lớp 10 văn bản chiếc lược ngà ôn văn lớp 10 ôn văn lớp 10 giữa kì 1 ôn văn lớp 10 học kì 2 ôn văn thi vào 10 ôn văn vào 10 ôn văn vào 10 cấp tốc ôn văn vào 10 hà nội ôn văn vào lớp 10 ôn vào 10 môn văn sách ôn luyện văn vào 10 sách ôn văn vào 10 tài liệu ôn văn vào 10 văn mẫu ôn thi vào 10 đáp án môn văn vào 10 hà nội đáp án môn văn vào 10 hải phòng đề cương ôn văn vào 10 đề ôn thi văn vào 10 có đáp án đề thi môn văn vào 10 hà nội đề thi môn văn vào 10 năm 2018 đề thi môn văn vào 10 năm 2019 đề thi môn văn vào 10 năm 2020 đề thi môn văn vào 10 năm 2021 đề thi môn văn vào 10 năm 2022 đề thi môn văn vào 10 năm 2022 hải phòng
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top