- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU TRỌNG TÂM KIẾN THỨC GDKT-PL 12 THEO TỪNG BÀI HỌC, TÀI LIỆU ÔN THI LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI) DÙNG CHUNG 3 BỘ SGK HƯỚNG TỚI KỲ THI THPTQG 2025 được soạn dưới dạng file word gồm 109 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tăng trưởng kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
- Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.
- Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.
- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).
+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu.
- Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa,...
- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
- Là tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
=> Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
2. Phát triển kinh tế
a. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- Khái niệm: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế:
+ Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực.
+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
b. Vai trò của phát triển kinh tế
- Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.
- Góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.
- Đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,...
=> Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
- Khái niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội.
+ Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.
+ Phát triển bền vững tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
=> Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ mật thiết với nhau.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
A. Phát triển kinh tế là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng về xã hội.
B. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến mọi mặt về kinh tế - xã hội của một quốc gia.
C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của một quốc gia trong thời gian nhất định.
D. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
Câu 2: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây?
A. Cơ cấu vùng kinh tế.
B. Cơ cấu ngành kinh tế.
C. Tiềm lực quốc phòng.
D. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Câu 3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững không liên quan đến nhau.
B. Tăng trưởng kinh tế không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
C. Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững.
D. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững.
Câu 4: Đối với mỗi quốc gia, phát triển kinh tế thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Chuyển dịch vùng sản xuất. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
C. Chuyển dịch việc phân phối. D. Chuyển đổi mô hình tiền tệ.
Câu 5: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế thì tăng trưởng kinh tế không đóng vai trò nào dưới đây đối với phát triển kinh tế?
A. Là nội dung của phát triển bền vững.
B. Là động lực của phát triển xã hội.
C. Là điều kiện cần thiết để phát triển bền vững.
D. Là nhân tố bên ngoài của phát triển bền vững.
Câu 6: Dùng để biểu thị thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra trong một năm là
A. tổng thu nhập quốc nội (GDP).
B. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người.
C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người.
D. tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?
A. Mức sống bình dân. B. Tiến bộ xã hội.
C. Cơ cấu dòng tiền. D. Tăng trưởng dân số.
Câu 8: Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người.
C. Tổng sản phẩm quốc dân.
D. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người.
Câu 9: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần
A. tăng tỷ lệ đói nghèo đa chiều. B. gia tăng phân hóa giàu nghèo.
C. giải quyết tốt vấn đề việc làm. D. gia tăng lệ thuộc vào thế giới.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng về phát triển kinh tế?
A. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại.
B. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế
D. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao.
Câu 11: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Tập trung đến sự tiến bộ về phân phối thu nhập.
B. Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường.
C. Sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế.
D. Chú trọng vào cải thiện chất lượng cuộc sống.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục.
B. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
C. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng.
D. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Câu 13: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây?
A. Thực hiện phân phối công bằng.
B. Nâng cao mức sống người dân.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
D. Thu hẹp khoảng cách các vùng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế?
A. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
B. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục.
C. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
D. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là tiêu chí thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
A. Sự gia tăng thu nhập của người dân.
B. Sự gia tăng của dân số.
C. Sự gia tăng của hàng hóa.
D. Sự gia tăng mức sống của người dân.
Câu 16: Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Hội nhập kinh tế.
D. Kinh tế đối ngoại.
Câu 17: Đối với mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào dưới đây là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế?
A. Cơ cấu vùng kinh tế.
B. Cơ cấu lãnh thổ.
C. Cơ cấu ngành kinh tế.
D. Cơ cấu thu nhập.
Câu 18: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển bền vững?
A. Độc lập.
B. Mục đích.
C. Nội dung.
D. Hậu quả.
Câu 19: Giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong thời gian nhất định được gọi là
A. tổng thu nhập quốc dân (GNI).
B. tổng thu nhập quốc nội (GDP).
C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người.
D. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế?
A. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
B. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).
C. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời điểm nhất định.
D. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.
Câu 21: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế nếu tăng trưởng kinh tế không hợp lý sẽ tác động như thế nào tới việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
A. Không tác động tới sự phát triển.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
C. Kìm hãm và tác động tiêu cực.
D. Thúc đẩy và tạo động lực.
Câu 22: Ngoài việc căn cứ vào sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kỳ nhất định, người ta còn căn cứ vào sự tăng lên của yếu tố nào dưới đây?
A. Thu nhập của đối tượng yếu thế.
B. Thu nhập trung bình của các quốc gia.
C. Thu nhập trung bình của người dân.
D. Thu nhập của tầng lớp thượng lưu.
Câu 23: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào chỉ số nào dưới đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Lạm phát và thất nghiệp.
C. Tiến bộ và công bằng xã hội.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 24: Cụm từ GNI là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân.
B. Tổng thu nhập quốc dân theo đầu người.
C. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người.
D. Tổng sản phẩm quốc nội.
Câu 25: Một trong những thước đo để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó là dựa vào
A. chỉ số giảm nghèo đa chiều.
B. tổng hàng hóa xuất khẩu.
C. tổng thu nhập quốc dân.
D. chỉ số phát triển bền vững.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?
A. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
B. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định.
C. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
D. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kỳ nhất định.
Câu 27: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế là
A. quá trình phân phối lại tiền tệ.
B. sự mất giá của đồng tiền nội địa.
C. quá trình kiềm chế lạm phát.
D. sự gia tăng mức sống người dân.
Câu 28: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây?
A. Phát triển lực lượng sản xuất.
B. Nâng cao năng xuất lao động.
C. Khai thác tiềm năng kinh tế.
D. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Câu 29: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế, người ta không căn cứ vào sự tăng lên của yếu tố nào dưới đây?
A. Mức thu nhập của người dân.
B. Chỉ số bất bình đẳng xã hội.
C. Chỉ số giá cả của hàng hóa.
D. Chỉ số phát triển con người.
Câu 30: Đối với một quốc gia tăng trưởng và phát triển kinh tế có vai trò quan trọng, là điều kiện cần thiết để
A. thúc đẩy tỷ lệ thất nghiệp.
B. gia tăng tỷ lệ lạm phát.
C. thúc đẩy phân hóa giàu nghèo.
D. khắc phục tình trạng đói n
Bài 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. LÝ THUYẾT1. Tăng trưởng kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
- Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.
- Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.
- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).
+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu.
- Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa,...
- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
- Là tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
=> Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
2. Phát triển kinh tế
a. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- Khái niệm: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế:
+ Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực.
+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
b. Vai trò của phát triển kinh tế
- Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.
- Góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.
- Đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,...
=> Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
- Khái niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội.
+ Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.
+ Phát triển bền vững tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
=> Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ mật thiết với nhau.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Phần I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai về phát triển kinh tế?A. Phát triển kinh tế là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng về xã hội.
B. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến mọi mặt về kinh tế - xã hội của một quốc gia.
C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của một quốc gia trong thời gian nhất định.
D. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
Câu 2: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây?
A. Cơ cấu vùng kinh tế.
B. Cơ cấu ngành kinh tế.
C. Tiềm lực quốc phòng.
D. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Câu 3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững không liên quan đến nhau.
B. Tăng trưởng kinh tế không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
C. Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững.
D. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững.
Câu 4: Đối với mỗi quốc gia, phát triển kinh tế thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Chuyển dịch vùng sản xuất. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
C. Chuyển dịch việc phân phối. D. Chuyển đổi mô hình tiền tệ.
Câu 5: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế thì tăng trưởng kinh tế không đóng vai trò nào dưới đây đối với phát triển kinh tế?
A. Là nội dung của phát triển bền vững.
B. Là động lực của phát triển xã hội.
C. Là điều kiện cần thiết để phát triển bền vững.
D. Là nhân tố bên ngoài của phát triển bền vững.
Câu 6: Dùng để biểu thị thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra trong một năm là
A. tổng thu nhập quốc nội (GDP).
B. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người.
C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người.
D. tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?
A. Mức sống bình dân. B. Tiến bộ xã hội.
C. Cơ cấu dòng tiền. D. Tăng trưởng dân số.
Câu 8: Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người.
C. Tổng sản phẩm quốc dân.
D. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người.
Câu 9: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần
A. tăng tỷ lệ đói nghèo đa chiều. B. gia tăng phân hóa giàu nghèo.
C. giải quyết tốt vấn đề việc làm. D. gia tăng lệ thuộc vào thế giới.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng về phát triển kinh tế?
A. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại.
B. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế
D. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao.
Câu 11: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Tập trung đến sự tiến bộ về phân phối thu nhập.
B. Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường.
C. Sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế.
D. Chú trọng vào cải thiện chất lượng cuộc sống.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục.
B. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
C. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng.
D. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
Câu 13: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây?
A. Thực hiện phân phối công bằng.
B. Nâng cao mức sống người dân.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
D. Thu hẹp khoảng cách các vùng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế?
A. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
B. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục.
C. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
D. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là tiêu chí thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
A. Sự gia tăng thu nhập của người dân.
B. Sự gia tăng của dân số.
C. Sự gia tăng của hàng hóa.
D. Sự gia tăng mức sống của người dân.
Câu 16: Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Hội nhập kinh tế.
D. Kinh tế đối ngoại.
Câu 17: Đối với mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào dưới đây là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế?
A. Cơ cấu vùng kinh tế.
B. Cơ cấu lãnh thổ.
C. Cơ cấu ngành kinh tế.
D. Cơ cấu thu nhập.
Câu 18: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển bền vững?
A. Độc lập.
B. Mục đích.
C. Nội dung.
D. Hậu quả.
Câu 19: Giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong thời gian nhất định được gọi là
A. tổng thu nhập quốc dân (GNI).
B. tổng thu nhập quốc nội (GDP).
C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người.
D. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế?
A. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
B. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).
C. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời điểm nhất định.
D. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.
Câu 21: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế nếu tăng trưởng kinh tế không hợp lý sẽ tác động như thế nào tới việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
A. Không tác động tới sự phát triển.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
C. Kìm hãm và tác động tiêu cực.
D. Thúc đẩy và tạo động lực.
Câu 22: Ngoài việc căn cứ vào sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kỳ nhất định, người ta còn căn cứ vào sự tăng lên của yếu tố nào dưới đây?
A. Thu nhập của đối tượng yếu thế.
B. Thu nhập trung bình của các quốc gia.
C. Thu nhập trung bình của người dân.
D. Thu nhập của tầng lớp thượng lưu.
Câu 23: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào chỉ số nào dưới đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Lạm phát và thất nghiệp.
C. Tiến bộ và công bằng xã hội.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 24: Cụm từ GNI là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân.
B. Tổng thu nhập quốc dân theo đầu người.
C. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người.
D. Tổng sản phẩm quốc nội.
Câu 25: Một trong những thước đo để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó là dựa vào
A. chỉ số giảm nghèo đa chiều.
B. tổng hàng hóa xuất khẩu.
C. tổng thu nhập quốc dân.
D. chỉ số phát triển bền vững.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?
A. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
B. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định.
C. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
D. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kỳ nhất định.
Câu 27: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế là
A. quá trình phân phối lại tiền tệ.
B. sự mất giá của đồng tiền nội địa.
C. quá trình kiềm chế lạm phát.
D. sự gia tăng mức sống người dân.
Câu 28: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây?
A. Phát triển lực lượng sản xuất.
B. Nâng cao năng xuất lao động.
C. Khai thác tiềm năng kinh tế.
D. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Câu 29: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế, người ta không căn cứ vào sự tăng lên của yếu tố nào dưới đây?
A. Mức thu nhập của người dân.
B. Chỉ số bất bình đẳng xã hội.
C. Chỉ số giá cả của hàng hóa.
D. Chỉ số phát triển con người.
Câu 30: Đối với một quốc gia tăng trưởng và phát triển kinh tế có vai trò quan trọng, là điều kiện cần thiết để
A. thúc đẩy tỷ lệ thất nghiệp.
B. gia tăng tỷ lệ lạm phát.
C. thúc đẩy phân hóa giàu nghèo.
D. khắc phục tình trạng đói n