Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…" (Điều 23-Luật giáo dục).
Bác Hồ đã từng nói “Đạo đức là cái gốc của con người cách mạng”, con người “Có tài mà không có đức là người vô dụng...” . Đạo đức cũng là cái gốc để con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo. Do đó công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự du nhập những sản phẩm văn hóa phù hợp và không phù hợp, kể cả sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, …làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc và xói mòn những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Những năm gần đây, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT), tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một vấn đề nóng bỏng khác là sự gia tăng của việc học sinh nữ đánh nhau, quay phim và phát tán lên mạng internet gây sốc đối với những người lớn tuổi, các bậc cha mẹ, những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội.
Chính vì vậy, hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa quan trọng. Nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới. Giáo dục phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hoà cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh. Mỗi nhà trường phải quán triệt mục đích giáo dục, phải chương trình hoá nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý và giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải thật sự công phu, lập kế hoạch giáo dục đạo đức thật cụ thể, tỉ mỉ, nhất là đối với những học sinh chậm tiến, cá biệt và tạo môi trường giáo dục đạo đức phù hợp gắn với các hoạt động giáo dục khác.
Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Điểu Cải những năm gần đây bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các hiện tượng tiêu cực của xã hội: Đã có hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật, học sinh tụ tập băng nhóm, liên kết với các phần tử xấu ở bên ngoài nhà trường đánh nhau, gây rối trật tự trong và ngoài nhà trường, trong đó tình trạng học sinh nữ đánh nhau đang là vấn đề đáng báo động.
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đó cũng là vấn đề mà tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trường THPT quan tâm. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009-2010”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
1.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà dựa vào nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc, và tiến bộ chung của toàn xã hội, trong mối quan hệ con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người; con người với cộng đồng xã hội: với tự nhiên và với bản thân mình.
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…" (Điều 23-Luật giáo dục).
Bác Hồ đã từng nói “Đạo đức là cái gốc của con người cách mạng”, con người “Có tài mà không có đức là người vô dụng...” . Đạo đức cũng là cái gốc để con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo. Do đó công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự du nhập những sản phẩm văn hóa phù hợp và không phù hợp, kể cả sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, …làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc và xói mòn những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Những năm gần đây, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT), tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một vấn đề nóng bỏng khác là sự gia tăng của việc học sinh nữ đánh nhau, quay phim và phát tán lên mạng internet gây sốc đối với những người lớn tuổi, các bậc cha mẹ, những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội.
Chính vì vậy, hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa quan trọng. Nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới. Giáo dục phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hoà cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh. Mỗi nhà trường phải quán triệt mục đích giáo dục, phải chương trình hoá nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý và giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải thật sự công phu, lập kế hoạch giáo dục đạo đức thật cụ thể, tỉ mỉ, nhất là đối với những học sinh chậm tiến, cá biệt và tạo môi trường giáo dục đạo đức phù hợp gắn với các hoạt động giáo dục khác.
Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Điểu Cải những năm gần đây bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các hiện tượng tiêu cực của xã hội: Đã có hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật, học sinh tụ tập băng nhóm, liên kết với các phần tử xấu ở bên ngoài nhà trường đánh nhau, gây rối trật tự trong và ngoài nhà trường, trong đó tình trạng học sinh nữ đánh nhau đang là vấn đề đáng báo động.
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đó cũng là vấn đề mà tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trường THPT quan tâm. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009-2010”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
1.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà dựa vào nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc, và tiến bộ chung của toàn xã hội, trong mối quan hệ con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người; con người với cộng đồng xã hội: với tự nhiên và với bản thân mình.