Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN THỂ DỤC

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,242
Điểm
113
tác giả
TOP 3 Sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt LỚP 10: Những bất cập trong giảng dạy và việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông được soạn dưới dạng file word gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ TÀI:


CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN GIẢNG DẠY MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn đề tài:

Thể dục thể thao là một trong những bộ phận quan trọng của nền văn hóa nói chung và giáo dục thể chất (GDTC) nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trọng việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ công cuộc “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công”.

Hiện nay, công tác GDTC trong Nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua các giờ học Thể dục và các hoạt động thể thao giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, những đức tính: dũng cảm, quyết đoán, kiên trì; giúp học sinh biết được những kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài Nhà trường.

Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh từ năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học chính khoá. Điều này làm cho tiết học môn Thể dục thêm sinh động, gây hưng phấn, say mê, không nhàm chán, học sinh

tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn, kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt. Quan sát một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, HKPĐ cấp Khu vực, cấp Tỉnh, cấp Huyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các giáo viên dạy TD thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, học sinh, sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng.”.

Nguyên nhân ở đây là gì? Theo tôi, nhiều học sinh cảm nhận đây là một môn phụ không quan trọng dẫn đến các em đi học không đều, không nhiệt tình tập luyện theo yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên giao cho. Bên cạnh vấn đề nêu trên, môn TD còn có một đặc trưng riêng là đòi hỏi học sinh có một năng khiếu của bản thân, tính năng động trong học tập thì mới có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng, từng bước hoàn thiện được các yêu cầu kỹ thuật và thể lực mà bộ môn đòi hỏi. Do vậy, nhiều học sinh không​

1



có năng khiếu thể thao rất sợ môn học này kể cả những học sinh có học lực khá giỏi ở các môn văn hoá khác.

Mặt khác, yều cầu về học tập ngày càng cao nên các em dành nhiều thời gian cho việc học các môn văn hoá, thời gian còn lại rất ít để tự tập luyện ở nhà nên đôi lúc các em cảm thấy căng thẳng, bị áp lực học tập, sức khỏe giảm sút, thiếu vận động dẫn đến kết quả môn TD hạn chế.

Do vậy, việc tìm được phương pháp tốt, bài tập tốt có sự tăng tiến về thể lực để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, cần nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Các bài tập thể lực để phát triển giảng dạy môn Cầu lông cho học sinh lớp 10”.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này, tôi xác định 2 nhiệm vụ sau:

a. Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực.

b. Nhiệm vụ 2: Đưa vào áp dụng các bài tập phát triển thể lực đã chọn trong quá trình giảng dạy môn Cầu lông cho HS lớp 10.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết 2 nhiệm vụ đề ra, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.

- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật

- Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.

4. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:

- Đối tượng lựa chọn: 178 HS của 4 lớp: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4. - Thời gian: Từ tháng 9/2017 - 4/2018

- Địa điểm: Trường THCS&THPT Dương Văn An.

5. Trang thiết bị:

-
Giáo viên: Vợt cầu lông, quả cầu lông thành công, đồng hồ bấm giây, còi. - Học sinh: Vợt cầu lông, quả cầu lông thành công, sân cầu lông, dây nhảy. II. NỘI DUNG:

1. Thực trạng giảng dạy môn Cầu lông hiện nay:

a. Thuận lợi:
1712035835210.png



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT

I. Đặt vấn đề

1. Lý do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây phong trào cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buột. Đưa vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục gây hưng phấn say mê học sinh không nhàm chán tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.

Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ…”

Xét cho đúng mức phong trào Cầu lông ở Hải Dương cũng như toàn quốc cũng chỉ phát triển mang tính chất tự phát mặc dù phong trào Cầu lông đang phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Xong thực tế chỉ dừng lại mang tính chất phong trào. Chúng ta có vận động viên đỉnh cao được xếp hạng 30 thế giới. Đất nước có những địa phương có đội tuyển mạnh nhưng không đồng đều giữa các tỉnh như: Bắc Giang, Hà Nội, TP

Hồ Chí Minh, Phú Thọ vv…

Quan sát ở một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, Hội khoẻ Phù Đổng cấp Tỉnh, cấp Huyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các nhà chuyên môn thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, Học sinh, Sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”.

Mặt khác khi áp dụng những chương trình thay Sách Giáo Khoa sau 3 năm triển khai một số bất cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học (những vấn đề này tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần nội dung).

Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất 1​



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC THPT

quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc. Là một giáo viên thể chất 28 năm trong nghề rất có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi mạnh dạn khẳng định chương trình thay SGK cho 3 khối hiện tại chưa thật chuẩn (Tôi đã góp ý theo từng năm học) . Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh. Do vậy tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân vấn đề để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Những bất cập trong giảng dạy và việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT”.

2. Phạm vi nghiên cứu.

- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn cầu lông ở lớp 10 + 11 + 12 THPT (chương trình thay sách giáo khoa).

- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn cầu lông.

- Học sinh khoa 2006 - 2009 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.

3. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.

- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.

4.Thời gian nghiên cứu .

- Thời gian
:

Từ đầu học kỳ 2 năm học 2006 -2007 đến hết năm học 2008-2009 - Địa điểm:

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. - Trang thiết bị:

Vợt cầu lông, quả cầu lông Hải Yến ,cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi.

5 Mục đích của đề tài .

- Nêu được những bất cập khi học môn Cầu lông.

1712035856144.png


yopo.vn---Những bất cập trong giảng dạy và việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT

1. Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây phong trào cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD-ĐT đưa môn cầu lông thành môn học bắt buộc. Đưa vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn thể dục gây hưng phấn say mê học sinh không nhàm chán tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.

Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thuật sự chuẩn mực về tư cách nhà giáo và phải chuẩn mực cả về kiến thức kỹ năng. Đạt được những vấn đề này người giáo viên môn GDTC phải không ngừng trao dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư trung ương đảng khóa VIII về “Công tác TDTT trong tình hình mới ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về GDTC trong nhà trường, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ…”.

Xét cho đúng mức phong trào cầu lông ở Thanh Hóa cũng như toàn quốc cũng chỉ phát triển mang tính chất tự phát mặc dù phong trào Cầu lông đang phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, song thực tế chỉ dừng lại mang tính chất phong trào. Đất nước có những địa phương có đội tuyển mạnh nhưng không đồng đều ở các tỉnh như: Bắc Giang, Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh vv…

Quan sát ở một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh, cấp hyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các nhà chuyên môn thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, SV, HS của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đấp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”.

Mặt khác khi áp dụng những chương trình thay sách giáo khoa sau 3 năm triển khai một số bất cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học (những vấn đề này tôi sẽ trình bày rõ ở phần nội dung). Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn từ đó HS mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc.

Là một GV thể chất 10 năm trong nghề rất có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi mạnh dạn khẳng định chương trình thay SGK cho 3 khối hiện tại chưa thật chuẩn (tôi đã góp ý theo từng năm học). Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh. Vậy tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho HS là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực, tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kiếm, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để xem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần

1​



nguyên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân vấn đề để mọi người cùng nghiên cứu đó cũng là lý do tôi chọn viết SKKN: “Những bất cập trong giảng dạy và việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Nêu được những bất cập, khó khăn trong khi giảng dạy học môn cầu lông của chương trình thể dục THPT. Nâng cao được nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của HS sau khi tốt nghiệp THPT.

1.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian, địa điểm và trang thiết bị nghiên cứu. - Tìm hiểu phân phối chương trình, SGK và thực tiễn dạy học môn cầu lông ở lớp 10 THPT (chương trình thay SGK).

- Vận dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn cầu lông cho HS khối 10 khóa 2017-2018 trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa.

- Thời gian Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018 của năm học 2017- 2018.

- Địa điểm trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa.

- Trang thiết bị vợt cầu lông, quả cầu lông, cột đa năng, lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy.

1712035897768.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Những bất cập trong giảng dạy và việc lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lự...zip
    153.1 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục tiểu học báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục cách viết sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm giáo dục thể chất mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo dục thể chất tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực thể dục thể thao sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục thể chất sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục 9 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục thpt sáng kiến kinh nghiệm môn the dục thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thể chất mầm non sáng kiến kinh nghiệm thể dục sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm thể dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm thể dục ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm thể dục thể thao sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt sáng kiến kinh nghiệm thể dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm về thể dục tiểu học sáng kiến môn thể dục sáng kiến môn the dục lớp 3 sáng kiến môn thể dục thpt sáng kiến môn thể dục tiểu học sáng kiến thể dục tiểu học đơn yêu cầu công nhận sáng kiến môn thể dục
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,225
    Bài viết
    37,694
    Thành viên
    140,004
    Thành viên mới nhất
    yen194061
    Top