- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 13 Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 CŨ - MỚI NHẤT ĐÃ GOM được soạn dưới dạng file word gồm 13 FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 về ở dưới.
I.1) Lý do chọn đề tài :
Bậc tiểu học là “ Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Những gì trẻ học được, hình thành được ở bậc tiểu học được tích tụ lại, trở thành phẩm chất và những phương tiện làm hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, phần lớn là những nội dung có phần ổn định bền vững (như Tiếng Việt, Toán, đạo đức, Khoa học, âm nhạc.v.v. và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại). Trong đó môn học âm nhạc được coi là một môn học quan trọng, môn học mang tính nghệ thuật, làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ, nhận thức bằng việc cảm thụ âm nhạc. Phát triển đặc trưng tâm lý và nhân cách học sinh như tai nghe, nhạy cảm với nghệ thuật, trí nhớ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo, tư duy độc đáo. Bên cạnh đó âm nhạc còn giáo dục cho học sinh phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, và giáo dục thể chất. Nhưng việc giáo dục những mục tiêu trên thông qua môn học âm nhạc như thế nào? thực trạng dạy học môn âm nhạc hiện nay ở trường tiểu học ra sao? Cần xây dựng những biện pháp nào để giáo dục học sinh hữu hiệu nhất trong môn âm nhạc là một vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Từ thực tế đó tôi đã chọn nội dung đề tài : “Một số biện pháp nâng cao việc dạy học âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học ở trường tiểu học .......” để làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu.
I.2) Mục đích nghiên cứu :
Âm nhạc đến với học sinh lớp 1 với 2 phân môn : học hát và phát triển khả năng âm nhạc. Hai phân môn này có hai nội dung khác nhau nhưng cùng mục tiêu là giáo dục cho học sinh phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, và giáo dục thể chất. Chính vì vậy nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu về những mục đích sau :
Nghiên cứu về mục tiêu dạy học môn âm nhạc trong trường tiểu học.
Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1.
Nghiên cứu về phương pháp dạy học môn âm nhạc lớp 1.
Khảo sát thực tế tại trường tiểu học ......., huyện Krông Bông, ....... về chất lượng dạy học môn âm nhạc
Đề xuất những ý kiến về các phương pháp dạy học môn âm nhạc trường tiểu học.
I3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
a/ Đối tượng nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các em học sinh lớp 1B trường tiểu học ....... - huyện .......– Tỉnh ....... để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
b/ Phạm vi nghiên cứu:
Với thời gian nghiên cứu có hạn cũng như những kiến thức của tôi còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong trường tiểu học ....... - huyện .......– Tỉnh ........
4) Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát.
Tôi tiến hành khảo sát thực tế việc dạy học môn âm nhạc trong trường tiểu học ....... - huyện .......– Tỉnh ........
Phương pháp đọc sách và tài liệu.
Đây là phương pháp tôi sử dụng để tìm thêm những phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học âm nhạc trong trường tiểu học để lý giải vấn đề nghiên cứu của đề tài.
c. Phương pháp trò chuyện (phỏng vấn) :
Phương pháp này tôi sử dụng để phỏng vấn một số giáo viên dạy âm nhạc lớp 1 để lấy dẫn chứng, lý luận trong việc nghiên cứu nội dung của đề tài.
d. Phương pháp tổng kết đánh giá :
Sau khi nghiên cứu nội dung từ thực tế, tham khảo sách và tài liệu. Tôi tiến hành tổng kết đánh giá môn học này. Từ đó có cơ sở để đề xuất ý kiến về chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc cho học sinh lớp 1.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I.1) Tìm hiểu mục tiêu dạy học môn âm nhạc ở tiểu học:
Môn âm nhạc ở tiểu học có 4 mục tiêu giáo dục học sinh :
- Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh: đối với trẻ tiểu học việc nhân cách hình thành mới ở mức độ sơ đẳng nên “học hát” là phân môn hình thành nhân cách đạo đức cho các em một cách nhanh nhất thông qua nội dung của bài hát mà các em đã được học về tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu ông bà, cha mẹ, Đảng, Bác Hồ.v.v.
- Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh : thông qua âm nhạc, tính thẩm mỹ của học sinh được hình thành và phát triển khi các em được nghe những giai điệu của bài hát, dụng cụ chơi nhạc hay một tiết tấu nào đó làm phong phú thêm kinh nghiệm sống mang lại những cảm giác, xúc động, thẩm mỹ mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học đã diễn ra ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu đánh giá, yêu thích thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động sáng tạo, tạo ra những giá trị thẩm mỹ.
- Giáo dục và phát triển trí tuệ : Khi học âm nhạc, gắn chặt với sự phát triển trí tuệ, đòi hỏi học sinh phải chú ý quan sát nhạy bén. Học sinh nghe nhạc và tiến hành so sánh các âm thanh, xác định ý nghĩa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng âm nhạc. Thông qua tác phẩm âm nhạc phản ánh nhận thức khách quan tự nhiên, các mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên.
- Âm nhạc góp phần giáo dục thể chất: học âm nhạc cũng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể con người. Trước hết là phát triển tai nghe, khi nghe nhạc học sinh cần phân biệt chi tiết âm, từ đó tai nghe cứ phát triển dần lên. Hoạt động hát gắn liền với tâm lý, thể chất của học sinh thúc đẩy chức năng hoạt động các cơ quan phát thanh, hô hấp làm cho giọng hát của học sinh dần ổn định, chính xác, mở rộng âm vực, âm lượng. Ca hát tạo cho học sinh có dáng dấp uyển chuyển, phong thái thực nhiên tao nhã.
I.2) Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1
a) Đặc điểm giọng hát:
Đối với lớp 1, nội dung học môn âm nhạc chủ yếu phân môn học hát chiếm vị trí khá nhiều. Chính vì thế ca hát là con đường đưa các em vào thế giới của những cảm xúc tràn đầy, mở ra cho các em khả năng hiểu biết âm nhạc, có thẩm mỹ trong cuộc sống. Đối với học sinh lóp 1 là giai đoạn đầu phát triển nhân cách đặc biệt. Lớp 1 trẻ còn giữ nhiều nét thể chất tâm lý của mẫu giáo trong vận động, giao tiếp,thích ứng xã hội trong phát triển trí tuệ. Đặc biệt trẻ rất giàu trí tưởng tượng, ham thích sáng tạo, rất hồn nhiên trong tiếp xúc âm nhạc. Học sinh lớp 1 chưa đọc, viết tốt, tập ghép vần, nhưng lại có khả năng phân biệt và ghi nhớ các ký hiệu, dấu hiệu. Vì vậy để học sinh lớp 1 làm quen với bài hát bằng ngôn ngữ âm nhạc cần có phương pháp riêng cho phù hợp.
b) Khả năng âm nhạc và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 :
Học sinh lớp 1 có thể chất đang bước vào phát triển nên rất hiếu động, ưa hoạt động. Khi dạy giáo viên phải biết kết hợp với vận động. Trình độ nhận thức và vốn hiểu biết còn ở giai đoạn đầu nên khi cần cung cấp thêm một số khái niệm về âm nhạc cho trẻ. Cần chú ý đến tâm sinh lý lứa tuôûi lớp 1 để có cách giảng dạy âm nhạc với nhiều hình thức sáng tạo trong tiết giảng sao cho việc tiếp thu âm nhạc của các em ngày một tốt hơn, tạo những hưng phấn trong khi học nhạc.
3) Các phương pháp dạy học âm nhạc lớp 1:
Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của hệ thần kinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng kỹ xảo phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân cách phát triển toàn diện hài hoà.
Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 1 không phải là cố định, không thay đổi và tách rời với nội dung dạy học và giáo dục mà phải linh hoạt, mềm dẻo với nội dung dạy học, giáo dục và mục đích giáo dục.
Những phương pháp chủ chốt trong dạy học âm nhạc lớp 1 :
Phương pháp trực quan : học sinh quan sát bảng biểu, sơ đồ âm thanh, giai điệu tiết tấu mà không làm thay đổi mẫu vật, biểu tượng đó. Các phương tiện đồ dùng gọi là phương tiện trực quan. Khi giáo viên hát thì giọng hát là phương tiện, phương pháp hát bài hát là phương pháp hát trực quan.
Phương pháp thực hành : Khi lắng nghe giai điệu, tiết tấu; khi các em làm thay đổi đối tượng tạo ra mẫu mới
Ví dụ : Giáo viên hát, học sinh nghe. Học sinh hát lại.
Nhóm phương pháp dùng lời : có sự trình bày đàm thoại dùng sách, có đặt câu hỏi – trả lời.
Nhóm phương pháp minh hoạ : khi giảng dạy sử dụng các đồ dùng, phương tiện minh hoạ.
4) Nội dung, chương trình giáo dục âm nhạc trong trường tiểu học :
Chương trình âm nhạc trong trường tiểu học được phân chia thành hai khối lớp. Ở các lớp 1, 2, 3 chỉ có hai phân môn là học hát và phát triển khả năng âm nhạc. Lên lớp 4 và 5 gồm có 3 phân môn đó là học hát, tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc. Ngoài các phân môn như tập đọc nhạc, phát triển khả năng âm nhạc thì phân môn học hát được quy định số bài hát như sau :
Lớp 1 gồm có : 12 bài hát.
Lớp 2 gồm có : 12 bài hát.
Lớp 3 gồm có : 11 bài hát.
Lớp 4 gồm có : 10 bài hát.
Lớp 5 gồm có : 10 bài hát.
Nội dung chương trình sách giáo khoa mới của môn âm nhạc đã có nhiều thay đổi, các kiến thức đã học tinh giản nhiều phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. Năng lực thực hành được tăng cường nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
5) Khảo sát tình hình thực tế :
Dạy âm nhạc cho học sinh ở trường tiểu học ....... – .......đã được nhà trường đầu tư đúng mức. Đội ngũ giáo giáo viên trẻ, nhiệt tình, có lòng yêu nghề mến trẻ có đời sống ổn định, trình độ chuyên môn vững vàng. Giáo viên luôn thường xuyên rèn luyện phụ đạo cho học sinh để giúp các em học tốt môn âm nhạc cùng với các môn học khác.
Vấn đề dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 của những năm sau này có phần đạt kết quả cao hơn dẫn đến chất lượng học lực chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh có nhiều điểm khác nhau mỗi lớp mỗi khối có những khó khăn thuận lợi khác nhau và qua việc khảo sát chúng tôi thấy được học sinh lớp 1 mỗi ngày tiến bộ hơn trong học tập môn học âm nhạc nói chung và học hát nói riêng, vấn đề này do đâu mà có? Do sự phát triển của xã hội sự quan tâm của các ngành, các cấp. Giáo viên ngày càng có kinh nghiệm giảng dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học ngày một tốt hơn, có giáo viên chuyên nghiệp về bộ môn âm nhạc riêng. Đặc biệt có sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh ngày càng nhiều hơn trong việc học của con em mình.
Vừa qua sau khi nghiên cứu về lĩnh vực của đề tài, tham khảo một số tài liệu nghiệp vụ, tài liệu tham khảo có liên quan. Tiếp đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 bằng hình thức dự giờ một tiết dạy của cô giáo Ngô Thị Lương lớp 1B để đánh giá thực tế về việc học âm nhạc hiện nay ra sao, việc vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức tiết học âm nhạc nhằm rút ra kết luận thực tế để từ đó có cơ sở nghiên cứu lý luận và đề xuất những biện pháp thiết yếu cho việc phát triển kỹ năng âm nhạc ở học sinh lớp 1 nói riêng và môn âm nhạc tiểu học nói chung.
Chúng tôi đã tiến hành dự tiết dạy âm nhạc của cô giáo : Ngô thị Lương (lớp 1B trường tiểu học .......)
Sau khi dự giờ tiết dạy trên chúng tôi đã thu thập kết quả và tổng hợp những chi tiết của bài học từ đó rút ra nhận xét sau :
- Ưu điểm : Qua tiết dạy chúng tôi nhận thấy rằng đây là một tiết dạy tương đối khó, các tiết tấu trong bài có dấu nhắc lại nhiều lần, yêu cầu cao so với lứa tuổi lớp 1. Nhưng giáo viên đã có sự chuẩn bị tốt cho bài dạy, nghiên cứu kỹ nội dung nên tiến trình bài dạy rất suôn sẻ, giáo viên thực hiện các bước lên lớp nhanh nhẹn, hợp lý. Về tiếp thu kiến thức của học sinh thì nhìn chung các em rất hăng say tham gia hát, dựa vào các bước dạy tập từng câu hát nên các em thuộc lời, một số em đã biết vận dụng tốt phong cách biểu diễn hóm hỉnh, hát thuộc bài hát.
Về kỹ năng phát triển có nhiều em thể hiện tốt chất giọng, đặc biệt là thay đổi giọng điệu theo từng nhịp phách trong bài (đây cũng là điểm mấu chốt của nội dung âm nhạc mà giáo viên đã biết khai thác và phát huy). Khi tiết hành tổ chức cho các em lên trước lớp thể biểu diễn toàn bài, các em đã thể hiện tốt thậm chí có một số em đã biết thể hiện với giọng hay, truyền cảm theo yêu cầu của bài hát.
- Khuyết điểm : Khi học sinh Hát có một số trường hợp giáo viên chưa động viên kịp thời khi các em gặp lúng túng. Giáo viên ngắt lời đột ngột khi các em hát sai nội dung.
6) Nhận xét chung :
Ưu điểm :
Nhìn chung qua khảo sát thực tế tại đơn vị trường vừa trò chuyện với giáo viên dạy lớp 1, vừa tham gia dự giờ trực tiếp để đánh giá kết quả quá trình dạy âm nhạc nhằm phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học ....... – huyện .......chúng tôi nhận thấy rằng :
Xét về góc độ toàn diện giáo viên lớp 1 đã biết vận dụng tốt các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học đạt yêu cầu, có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hiệu quả tiết dạy đạt tỷ lệ cao, phát huy tương đối những kỹ năng biểu diễn bài hát ở các em như xây dựng cho các em ý thức độc lập tự chủ, tạo niềm tin khi thể hiện bài hát trước đám đông, biết nhận xét cách trình bày của bạn một cách chân thành, chính xác, các em đã biết thể hiện chất giọng, điệu bộ, tính cách của bài hát thông qua lời hát của mình. Nhìn nét mặt rạng rỡ, phấn khởi của các em khi học xong tiết âm nhạc đã cho chúng tôi thấy rằng hiệu quả của tiết dạy đã đạt một mức độ nhất định.
Khuyết điểm :
Tuy nhiên với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi dạy âm hạc của một số giáo viên làm hạn chế một số kỹ năng của các em không đạt như mong muốn. Ví dụ việc thiếu sót trong bao quát học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý những em không được gọi hát, các em sẽ tự ti trước bạn bè và lần sau sẽ ngại biểu diễn hoặc hát một cách miễn cưỡng không tự giác. Hay khi học sinh đang hát mà giáo viên ngắt lời đột xuất sẽ gây ra sự mất bình tĩnh của các em, hứng thú học tập sẽ bị giãn đoạn v.v.
7) Nguyên nhân :
Việc dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học ....... hiện nay chưa thật đạt một trình độ chuẩn của yêu cầu giáo dục hiện nay, còn gặp một số thiếu sót (Tuy không ảnh hưởng nhiều đến tiếp thu kiến thức của học sinh, chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho các em chưa thật đạt hiệu quả cao). Điều đó có nhiều nguyên nhân:
Về khách quan : đội ngũ giáo viên dạy môn âm nhạc không phải là giáo viên chuyên ngành âm nhạc; việc tổ chức tập huấn về phương pháp dạy học mới cho đội ngũ giáo còn quá ít, giáo viên chỉ được tập huấn chủ yếu là trên băng hình. Mà nội dung ở băng hình có đối tượng học sinh là thành phố lớn nên không thể áp dụng theo kiểu đó vào vùng sâu, vùng xa. Nên việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc biệt là sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với phương pháp mới của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Đối tượng học sinh còn quá nhỏ, lại ở vùng sâu, vùng xa thường quen với những cách học cũ (thầy giảng trò nghe và ghi nhớ) nên khi tiếp cận với cách học mới, tự mình làm chủ kiến thức, tự mình tìm hiểu âm nhạc, biểu diễn bài hát thể hiện trước đám đông là điều hết sức bỡ ngỡ. Đặc biệt là phần thể hiện bài hát còn mới mẻ so với nhận thức các em, các em thường e ngại khi phải hát trước đám đông, trên lớp theo những yêu cầu mới và khó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết dạy cũng như những phát triển về năng khiếu cho các em.
Về chủ quan : Đối với phân môn âm nhạc là môn nghệ thuật thuộc lĩnh vực năng khiếu về hình thức tổ chức cũng như sử dụng các phương pháp dạy học, muốn thực hiện thành công những phương pháp này phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung nên giáo viên thường e ngại, không mạnh dạn tìm tòi (chỉ mang tính đối phó). Bên cạnh đó khi dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 giáo viên thường coi nhẹ trong khâu đánh giá về thành quả mà học sinh thu được (có những hình thức khen ngợi, động viên kịp thời đúng mức) đó cũng là một thiếu sót dẫn đến việc phát triển kỹ năng cho học sinh khi dạy âm nhạc lớp 1 còn bị hạn chế.
8) Một số biện pháp dạy học âm nhạc lớp 1 :
a) Hướng dẫn nghe hát – giới thiệu bài hát :
Để các em hát hay có khả năng truyền cảm, các em phải nghe, phải hiểu bài hát mà các em đã học và hát. Vì vậy việc đầu tiên là phải tạo ra được trong ý thức các em hình tượng trọn vẹn, đầy đủ về bài hát mà các em sẽ hát.
Hướng dẫn nghe hát với yêu cầu để các em làm quen với bài hát mà các em sẽ hát nhằm làm cho các em chú ý đảm bảo cảm thụ đầy đủ hình tượng âm nhạc, nắm được tính chất và phương thức diễn tả, nắm được yêu cầu tập luyện của mình.
- Trình diễn giới thiệu bài hát : giáo viên hát nhiệt tình, giàu tính biểu hiện, giao lưu tình cảm và thu hút sự chú ý của học sinh. trình diễn giới thiệu bài hát tốt là đưa đến cho các em những cảm xúc tốt đẹp, kích thích trí tưởng tượng làm cho các em ham muốn thực hiện.
- Trao đổi sau khi đã nghe học sinh trình diễn giới thiệu bài hát : Giúp các em hiểu đúng đắn bài hát, qua đó giáo viên tìm hiểu được những năng lực cảm thụ âm nhạc (bài hát của học sinh). Giáo viên có thể gợi ý dẫn giải bằng âm thanh. Những thuật ngữ liên quan như : giai điệu, nhịp điệu.v.v.
- Nói chuyện giới thiệu bài hát : Giáo viên giới thiệu sơ lược thân thế, sự nghiệp của tác giả, xuất xứ bài hát (nếu cần thiết). Khi giới thiệu cần dùng lời nói ngắn gọn, sát thực tế, có thể dùng các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh.
- Nghe hát mẫu lại : Để khắc sâu hình tượng bài hát, giáo viên có thể sử dụng băng đĩa nhạc cho học sinh nghe để đảm bảo nghệ thuật và sự chuẩn mực.
b) Hướng dẫn tập hát :
- Trước khi hướng dẫn tập hát giáo viên cho học sinh đọc lời ca đồng thanh (có thể đọc theo tiết tấu) giúp cho các em cảm nhận nội dung và phát âm đúng. Giáo viên giải thích từ khó hiểu.
- Khởi động giọng (luyện giọng, luyện thanh)
- Tiến hành dạy hát từng câu :
+ Giáo viên chia bài hát thành từng câu và dạy truyền khẩu theo lối móc xích câu trước tiếp câu sau cho đến hết bài.
+ Khi tập hát cần kết hợp nhạc cụ, cho học sinh nghe đàn và giáo viên đệm đàn (giáo viên cho học sinh nghe một đến hai lần trước khi các em hát theo)
+ Giáo viên hát mẫu câu hát mà các em sẽ hát đảm bảo kỹ thuật hát và nghệ thuật hát. Hát mẫu phải thật chuẩn xác về âm nhạc, rõ ràng về lời ca, sắc thái to, nhỏ, mạnh, nhẹ biến đổi chính xác.
+ Hát mẫu gắn liền với lấy giọng. Lấy giọng hát phù hợp với tầm giọng chung của lớp sẽ giúp các em dễ dàng sử dụng giọng hát của mình để hát đúng bài hát đồng thời tập cho các em bắt vào bài hát chuẩn xác đồng đều. Nếu lấy giọng cao hay thấp quá sẽ khó khăn cho các em.
+ Hướng dẫn bắt vào mẫu câu hát hoặc toàn bài cần tiến hành bằng các hiệu lệnh : đếm (1,2; 2,1; 2,3), hiệu lệnh gõ, hiệu lệnh tay.v.v.
+ Khi học sinh bắt đầu hát giáo viên chú ý lắng nghe (có thể dùng đàn đánh giai điệu)
+ Trong khi tập hát cho học sinh tập gõ đệm theo bài, có thể chia thành nhóm nhỏ để các em thay nhau hát, nghe.
+ Hướng dẫn kết thúc bài hát giáo viên cần tập cho học sinh hát đầy đủ câu cuối cùng, chú trọng đến câu hát kết thúc, âm kết thúc. Biết sử dụng các phương tiện diễn tả âm nhạc để câu kết thúc được khắc hoạ rõ ràng, đậm nét, có tác dụng mạnh đến tình cảm nhận thức con người.
Phương pháp sửa sai :
+ Trong khi dạy và học hát, có nhiều học sinh hát sai do nhiều nguyên nhân khác nhau : thiếu sự chú ý, âm vực giọng chưa phát triển, chưa biết kết hợp tai nghe và giọng hát, nhút nhát thiếu tích cực, hưng phấn thái quá.v.v
+ Tuỳ từng nguyên nhân mà có biện pháp sửa chữa hợp lý, không nên nóng vội. Vì vậy giáo viên cần : dự kiến trước được chỗ khó, tạo cho học sinh thói quen khi nào im lặng nghe, khi nào hát. Tập hát đúng ngay từ đầu, cần động viên khích lệ khi học sinh hát.
+ Khi học sinh đã nhớ thuộc bài hát thì giáo viên nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng hát. Tuỳ theo mức độ nắm bài hát của học sinh để nêu yêu cầu của nội dung.
Thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát, khai thác các phương tiện diễn tả bài hát/
1) Kết luận của đề tài :
Với một thời gian nghiên cứu về nội dung cũng như khảo sát từ thực tế ở trường tiểu học ....... – huyện Krông Bông, kết hợp với trao đổi cùng một số giáo viên đang dạy khối 1 là rất ngắn, nhưng tôi đã có kết luận về việc dạy âm nhạc ở trường như sau :
Nhìn chung giáo viên ở đây tiến hành khá thành thạo hình thức dạy âm nhạc khi tiến hành bài dạy, nội dung được giáo viên chuyển tải tới học sinh khá nhẹ nhàng, giúp cho học sinh nắm kiến thức rất tốt.
Học sinh trường tiểu học ....... – huyện ....... đã có những kỹ năng âm nhạc khá tốt, nhưng một bộ phận không nhỏ các em còn mắc một số lỗi trong khi hát. Kỹ năng phát triển về tư duy, trí tưởng tượng, bản lĩnh tự tin của các em lớp 1 tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên việc phát triển kỹ năng âm nhạc của học sinh lớp 1 còn là việc cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Chất lượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố có và nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ chức rèn luyện cách kể, thể hiện nội dung câu chuyện theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh chưa được đặt ra một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu, đúng đối tượng và do học sinh chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, chưa thật sự tâm huyết với môn âm nhạc. Khi ở nhà việc hướng dẫn quan tâm đến những kỹ năng rèn luyện hát của học sinh đối với cha mẹ còn hờ hững, thiếu sự đầu tư đó cũng là điều gây không ít ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho các em.
Những hạn chế của học sinh học sinh trong âm nhạc đối với lớp 1 hoàn toàn có thể khắc phục được bằng việc giáo viên thực sự đầu tư một cách đúng mức và kiên trì giúp các em rèn luyện từ từ, bằng cách người giáo viên phải luôn tự trang bị cho mình một số kiến thức hết sức thiết thực và cơ bản về nội dung bài dạy cũng như các phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học bằng phương pháp nào, hình thức tổ chức cho đạt hiệu quả cao không phải là chuyện đơn giản chỉ nói qua lý thuyết mà cần phải có thời gian cũng như kinh nghiệm giảng dạy cộng với sự tìm tòi học hỏi, không ngừng của người giáo viên thì hiệu quả của tiết dạy mới được nâng cao, giáo dục mới thật sự đổi mới. Không có người giáo viên nào là hoàn hảo, không có phương pháp nào là vạn năng. Khi đất nước đổi mới thì nhận thức con người cũng thay đổi hằng ngày. Điều quan trọng nhất là người giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đáp ứng được nhịp độ phát triển của thời đại.
Đối với việc tổ chức dạy học âm nhạc là một phương thức đổi mới của giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đây là một nội dung quan trọng và thiết thực. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không nóng vội, rèn từng bước, hướng dẫn từng ngày cho học sinh trên một quá trình lâu dài, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn âm nhạc là một môn mang tính chất phát triển năng khiếu phải có thời gian rèn luyện kỹ năng. .
Thông qua việc nghiên cứu về nội dung cũng như khảo sát từ thực tế, tôi xin nêu một số ý kiến đề cập về những phương pháp hướng dẫn có tính khả thi để nêu lên trong đề tài. Đây là những ý kiến đóng góp qua học tập nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chứ chưa phải là một triết lý của giáo dục.
2) Những đề xuất về giải pháp :
Khi tiến hành bài dạy âm nhạc giáo viên cần thực hiện đúng và thứ tự các bước hướng dẫn của sách giáo khoa :
Hướng dẫn hát ( cần chuẩn bị tốt về đồ dùng trực quan)
Khi gợi ý cho HS tập hát kỹ lưỡng (nhất là một số em có giọng hát yếu).
Cần tổ chức sinh hoạt nhóm một cách bài bản, đúng quy trình, phân công nhiệm vụ, thời gian và yêu cầu cho nhóm cụ thể.
Gợi ý cho các em khi thể hiện điệu bộ bài hát phù hợp nới nội dung bài hát.
Động viên khuyến khích kịp thời những em, nhóm đã thể hiện tốt trong biểu diễn.
Phần củng cố nên hệ thống nội dung sâu sắc để học sinh tự rút ra bài học cho mình.
Khi tiến hành bài dạy cần chú ý một số điểm sau :
Giáo viên hát mẫu và hướng dẫn học sinh hát lại theo đúng yêu cầu trong SGK (nếu gợi HS có năng khiếu cần tìm hiểu và đầu tư ngoài giờ lên lớp).
Giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh thể hiện bài hát trước lớp :
+ Nên động viên, khuyến khích các em hát tự nhiên như đang hát cho anh, chị, em hay bạn bè ở nhà.
+ Nếu có em hát giữa chừng bỗng lúng túng và quên tình tiết, chi tiết giai điệu, giáo viên có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại và hát tiếp. Nếu có em hát thiếu chính xác cũng không nên ngắt lời, chỉ nhận xét khi các em hát xong.
+ Chú trọng nhận xét lời hát của học sinh theo hướng khích lệ để các em luôn cố gắng.
+ Nếu có HS do có năng khiếu âm nhạc, thể hiện sinh động, biểu cảm (không phải hát theo nguyên văn qua chất giọng mà hát bằng lời lẽ sắc thái tự nhiên, thậm chí các em tự thêm vào vài hành động cho phù hợp với bài hát đang thể hiện) thì biểu dương ngay trước lớp khi các em hát xong và khuyến khích các em khác học tập.
Trong thời gian tham gia học tập lớp Đại học tại chức khoá 5 do trường Đại học Quy Nhơn tổ chức bản thân em đã được tiếp thu rất nhiều điều bổ ích làm hành trang cho sự nghiệp giáo dục về sau. Đặc biệt là tham gia vào tập dượt nghiên cứu đề tài khoa học, đây là cơ hội tốt để em có điều kiện thử thách những hiểu biết của bản thân về trình độ nghiệp vụ đồng thời thu thập thêm về những kiến thức mới những kinh nghiệm mới bổ sung vào vốn hiểu biết của mình. Tuy nhiên với một mình thì bản thân em không thể hoàn thành được báo cáo mà mình đang thử thách này mà cần có sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô giáo giảng dạy khoa giáo dục tiểu học Trường Đại học Quy Nhơn trong suốt thời gian qua. Đặc biệt nhất em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Thu Hà, người đã tận tình chỉ bảo và cung cấp kiến thức cơ bản cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô đồng nghiệp trường tiểu học ....... – Huyện .......đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho em những tư liệu cần thiết làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu. Tuy rằng đề tài đã được trình bày nhưng kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm tuổi đời cũng như tuổi nghề cũng chưa cao nên không thể tránh khỏi những sai sót trong nội dung đề tài. Kính mong cô giáo hướng dẫn, quý thầy cô giáo trường đại học Quy Nhơn cùng các anh chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho đề tài của em được hoàn thiện hơn .
Người trình bày
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1) Lý do chọn đề tài :
Bậc tiểu học là “ Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Những gì trẻ học được, hình thành được ở bậc tiểu học được tích tụ lại, trở thành phẩm chất và những phương tiện làm hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, phần lớn là những nội dung có phần ổn định bền vững (như Tiếng Việt, Toán, đạo đức, Khoa học, âm nhạc.v.v. và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại). Trong đó môn học âm nhạc được coi là một môn học quan trọng, môn học mang tính nghệ thuật, làm giàu nhân cách bằng trình độ thẩm mỹ, nhận thức bằng việc cảm thụ âm nhạc. Phát triển đặc trưng tâm lý và nhân cách học sinh như tai nghe, nhạy cảm với nghệ thuật, trí nhớ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo, tư duy độc đáo. Bên cạnh đó âm nhạc còn giáo dục cho học sinh phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, và giáo dục thể chất. Nhưng việc giáo dục những mục tiêu trên thông qua môn học âm nhạc như thế nào? thực trạng dạy học môn âm nhạc hiện nay ở trường tiểu học ra sao? Cần xây dựng những biện pháp nào để giáo dục học sinh hữu hiệu nhất trong môn âm nhạc là một vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Từ thực tế đó tôi đã chọn nội dung đề tài : “Một số biện pháp nâng cao việc dạy học âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu học ở trường tiểu học .......” để làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu.
I.2) Mục đích nghiên cứu :
Âm nhạc đến với học sinh lớp 1 với 2 phân môn : học hát và phát triển khả năng âm nhạc. Hai phân môn này có hai nội dung khác nhau nhưng cùng mục tiêu là giáo dục cho học sinh phẩm chất đạo đức, phát triển trí tuệ, và giáo dục thể chất. Chính vì vậy nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu về những mục đích sau :
Nghiên cứu về mục tiêu dạy học môn âm nhạc trong trường tiểu học.
Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1.
Nghiên cứu về phương pháp dạy học môn âm nhạc lớp 1.
Khảo sát thực tế tại trường tiểu học ......., huyện Krông Bông, ....... về chất lượng dạy học môn âm nhạc
Đề xuất những ý kiến về các phương pháp dạy học môn âm nhạc trường tiểu học.
I3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
a/ Đối tượng nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các em học sinh lớp 1B trường tiểu học ....... - huyện .......– Tỉnh ....... để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
b/ Phạm vi nghiên cứu:
Với thời gian nghiên cứu có hạn cũng như những kiến thức của tôi còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong trường tiểu học ....... - huyện .......– Tỉnh ........
4) Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát.
Tôi tiến hành khảo sát thực tế việc dạy học môn âm nhạc trong trường tiểu học ....... - huyện .......– Tỉnh ........
Phương pháp đọc sách và tài liệu.
Đây là phương pháp tôi sử dụng để tìm thêm những phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học âm nhạc trong trường tiểu học để lý giải vấn đề nghiên cứu của đề tài.
c. Phương pháp trò chuyện (phỏng vấn) :
Phương pháp này tôi sử dụng để phỏng vấn một số giáo viên dạy âm nhạc lớp 1 để lấy dẫn chứng, lý luận trong việc nghiên cứu nội dung của đề tài.
d. Phương pháp tổng kết đánh giá :
Sau khi nghiên cứu nội dung từ thực tế, tham khảo sách và tài liệu. Tôi tiến hành tổng kết đánh giá môn học này. Từ đó có cơ sở để đề xuất ý kiến về chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc cho học sinh lớp 1.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I.1) Tìm hiểu mục tiêu dạy học môn âm nhạc ở tiểu học:
Môn âm nhạc ở tiểu học có 4 mục tiêu giáo dục học sinh :
- Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh: đối với trẻ tiểu học việc nhân cách hình thành mới ở mức độ sơ đẳng nên “học hát” là phân môn hình thành nhân cách đạo đức cho các em một cách nhanh nhất thông qua nội dung của bài hát mà các em đã được học về tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu ông bà, cha mẹ, Đảng, Bác Hồ.v.v.
- Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh : thông qua âm nhạc, tính thẩm mỹ của học sinh được hình thành và phát triển khi các em được nghe những giai điệu của bài hát, dụng cụ chơi nhạc hay một tiết tấu nào đó làm phong phú thêm kinh nghiệm sống mang lại những cảm giác, xúc động, thẩm mỹ mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học đã diễn ra ở học sinh năng lực cảm thụ, hiểu đánh giá, yêu thích thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động sáng tạo, tạo ra những giá trị thẩm mỹ.
- Giáo dục và phát triển trí tuệ : Khi học âm nhạc, gắn chặt với sự phát triển trí tuệ, đòi hỏi học sinh phải chú ý quan sát nhạy bén. Học sinh nghe nhạc và tiến hành so sánh các âm thanh, xác định ý nghĩa biểu cảm của giai điệu, tiết tấu, ghi nhớ hình tượng âm nhạc. Thông qua tác phẩm âm nhạc phản ánh nhận thức khách quan tự nhiên, các mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên.
- Âm nhạc góp phần giáo dục thể chất: học âm nhạc cũng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể con người. Trước hết là phát triển tai nghe, khi nghe nhạc học sinh cần phân biệt chi tiết âm, từ đó tai nghe cứ phát triển dần lên. Hoạt động hát gắn liền với tâm lý, thể chất của học sinh thúc đẩy chức năng hoạt động các cơ quan phát thanh, hô hấp làm cho giọng hát của học sinh dần ổn định, chính xác, mở rộng âm vực, âm lượng. Ca hát tạo cho học sinh có dáng dấp uyển chuyển, phong thái thực nhiên tao nhã.
I.2) Đặc điểm và khả năng âm nhạc của học sinh lớp 1
a) Đặc điểm giọng hát:
Đối với lớp 1, nội dung học môn âm nhạc chủ yếu phân môn học hát chiếm vị trí khá nhiều. Chính vì thế ca hát là con đường đưa các em vào thế giới của những cảm xúc tràn đầy, mở ra cho các em khả năng hiểu biết âm nhạc, có thẩm mỹ trong cuộc sống. Đối với học sinh lóp 1 là giai đoạn đầu phát triển nhân cách đặc biệt. Lớp 1 trẻ còn giữ nhiều nét thể chất tâm lý của mẫu giáo trong vận động, giao tiếp,thích ứng xã hội trong phát triển trí tuệ. Đặc biệt trẻ rất giàu trí tưởng tượng, ham thích sáng tạo, rất hồn nhiên trong tiếp xúc âm nhạc. Học sinh lớp 1 chưa đọc, viết tốt, tập ghép vần, nhưng lại có khả năng phân biệt và ghi nhớ các ký hiệu, dấu hiệu. Vì vậy để học sinh lớp 1 làm quen với bài hát bằng ngôn ngữ âm nhạc cần có phương pháp riêng cho phù hợp.
b) Khả năng âm nhạc và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 :
Học sinh lớp 1 có thể chất đang bước vào phát triển nên rất hiếu động, ưa hoạt động. Khi dạy giáo viên phải biết kết hợp với vận động. Trình độ nhận thức và vốn hiểu biết còn ở giai đoạn đầu nên khi cần cung cấp thêm một số khái niệm về âm nhạc cho trẻ. Cần chú ý đến tâm sinh lý lứa tuôûi lớp 1 để có cách giảng dạy âm nhạc với nhiều hình thức sáng tạo trong tiết giảng sao cho việc tiếp thu âm nhạc của các em ngày một tốt hơn, tạo những hưng phấn trong khi học nhạc.
3) Các phương pháp dạy học âm nhạc lớp 1:
Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của hệ thần kinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng kỹ xảo phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân cách phát triển toàn diện hài hoà.
Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 1 không phải là cố định, không thay đổi và tách rời với nội dung dạy học và giáo dục mà phải linh hoạt, mềm dẻo với nội dung dạy học, giáo dục và mục đích giáo dục.
Những phương pháp chủ chốt trong dạy học âm nhạc lớp 1 :
Phương pháp trực quan : học sinh quan sát bảng biểu, sơ đồ âm thanh, giai điệu tiết tấu mà không làm thay đổi mẫu vật, biểu tượng đó. Các phương tiện đồ dùng gọi là phương tiện trực quan. Khi giáo viên hát thì giọng hát là phương tiện, phương pháp hát bài hát là phương pháp hát trực quan.
Phương pháp thực hành : Khi lắng nghe giai điệu, tiết tấu; khi các em làm thay đổi đối tượng tạo ra mẫu mới
Ví dụ : Giáo viên hát, học sinh nghe. Học sinh hát lại.
Nhóm phương pháp dùng lời : có sự trình bày đàm thoại dùng sách, có đặt câu hỏi – trả lời.
Nhóm phương pháp minh hoạ : khi giảng dạy sử dụng các đồ dùng, phương tiện minh hoạ.
4) Nội dung, chương trình giáo dục âm nhạc trong trường tiểu học :
Chương trình âm nhạc trong trường tiểu học được phân chia thành hai khối lớp. Ở các lớp 1, 2, 3 chỉ có hai phân môn là học hát và phát triển khả năng âm nhạc. Lên lớp 4 và 5 gồm có 3 phân môn đó là học hát, tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc. Ngoài các phân môn như tập đọc nhạc, phát triển khả năng âm nhạc thì phân môn học hát được quy định số bài hát như sau :
Lớp 1 gồm có : 12 bài hát.
Lớp 2 gồm có : 12 bài hát.
Lớp 3 gồm có : 11 bài hát.
Lớp 4 gồm có : 10 bài hát.
Lớp 5 gồm có : 10 bài hát.
Nội dung chương trình sách giáo khoa mới của môn âm nhạc đã có nhiều thay đổi, các kiến thức đã học tinh giản nhiều phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. Năng lực thực hành được tăng cường nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
5) Khảo sát tình hình thực tế :
Dạy âm nhạc cho học sinh ở trường tiểu học ....... – .......đã được nhà trường đầu tư đúng mức. Đội ngũ giáo giáo viên trẻ, nhiệt tình, có lòng yêu nghề mến trẻ có đời sống ổn định, trình độ chuyên môn vững vàng. Giáo viên luôn thường xuyên rèn luyện phụ đạo cho học sinh để giúp các em học tốt môn âm nhạc cùng với các môn học khác.
Vấn đề dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 của những năm sau này có phần đạt kết quả cao hơn dẫn đến chất lượng học lực chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh có nhiều điểm khác nhau mỗi lớp mỗi khối có những khó khăn thuận lợi khác nhau và qua việc khảo sát chúng tôi thấy được học sinh lớp 1 mỗi ngày tiến bộ hơn trong học tập môn học âm nhạc nói chung và học hát nói riêng, vấn đề này do đâu mà có? Do sự phát triển của xã hội sự quan tâm của các ngành, các cấp. Giáo viên ngày càng có kinh nghiệm giảng dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học ngày một tốt hơn, có giáo viên chuyên nghiệp về bộ môn âm nhạc riêng. Đặc biệt có sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh ngày càng nhiều hơn trong việc học của con em mình.
Vừa qua sau khi nghiên cứu về lĩnh vực của đề tài, tham khảo một số tài liệu nghiệp vụ, tài liệu tham khảo có liên quan. Tiếp đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy học môn âm nhạc lớp 1 bằng hình thức dự giờ một tiết dạy của cô giáo Ngô Thị Lương lớp 1B để đánh giá thực tế về việc học âm nhạc hiện nay ra sao, việc vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức tiết học âm nhạc nhằm rút ra kết luận thực tế để từ đó có cơ sở nghiên cứu lý luận và đề xuất những biện pháp thiết yếu cho việc phát triển kỹ năng âm nhạc ở học sinh lớp 1 nói riêng và môn âm nhạc tiểu học nói chung.
Chúng tôi đã tiến hành dự tiết dạy âm nhạc của cô giáo : Ngô thị Lương (lớp 1B trường tiểu học .......)
Sau khi dự giờ tiết dạy trên chúng tôi đã thu thập kết quả và tổng hợp những chi tiết của bài học từ đó rút ra nhận xét sau :
- Ưu điểm : Qua tiết dạy chúng tôi nhận thấy rằng đây là một tiết dạy tương đối khó, các tiết tấu trong bài có dấu nhắc lại nhiều lần, yêu cầu cao so với lứa tuổi lớp 1. Nhưng giáo viên đã có sự chuẩn bị tốt cho bài dạy, nghiên cứu kỹ nội dung nên tiến trình bài dạy rất suôn sẻ, giáo viên thực hiện các bước lên lớp nhanh nhẹn, hợp lý. Về tiếp thu kiến thức của học sinh thì nhìn chung các em rất hăng say tham gia hát, dựa vào các bước dạy tập từng câu hát nên các em thuộc lời, một số em đã biết vận dụng tốt phong cách biểu diễn hóm hỉnh, hát thuộc bài hát.
Về kỹ năng phát triển có nhiều em thể hiện tốt chất giọng, đặc biệt là thay đổi giọng điệu theo từng nhịp phách trong bài (đây cũng là điểm mấu chốt của nội dung âm nhạc mà giáo viên đã biết khai thác và phát huy). Khi tiết hành tổ chức cho các em lên trước lớp thể biểu diễn toàn bài, các em đã thể hiện tốt thậm chí có một số em đã biết thể hiện với giọng hay, truyền cảm theo yêu cầu của bài hát.
- Khuyết điểm : Khi học sinh Hát có một số trường hợp giáo viên chưa động viên kịp thời khi các em gặp lúng túng. Giáo viên ngắt lời đột ngột khi các em hát sai nội dung.
6) Nhận xét chung :
Ưu điểm :
Nhìn chung qua khảo sát thực tế tại đơn vị trường vừa trò chuyện với giáo viên dạy lớp 1, vừa tham gia dự giờ trực tiếp để đánh giá kết quả quá trình dạy âm nhạc nhằm phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học ....... – huyện .......chúng tôi nhận thấy rằng :
Xét về góc độ toàn diện giáo viên lớp 1 đã biết vận dụng tốt các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học đạt yêu cầu, có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hiệu quả tiết dạy đạt tỷ lệ cao, phát huy tương đối những kỹ năng biểu diễn bài hát ở các em như xây dựng cho các em ý thức độc lập tự chủ, tạo niềm tin khi thể hiện bài hát trước đám đông, biết nhận xét cách trình bày của bạn một cách chân thành, chính xác, các em đã biết thể hiện chất giọng, điệu bộ, tính cách của bài hát thông qua lời hát của mình. Nhìn nét mặt rạng rỡ, phấn khởi của các em khi học xong tiết âm nhạc đã cho chúng tôi thấy rằng hiệu quả của tiết dạy đã đạt một mức độ nhất định.
Khuyết điểm :
Tuy nhiên với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi dạy âm hạc của một số giáo viên làm hạn chế một số kỹ năng của các em không đạt như mong muốn. Ví dụ việc thiếu sót trong bao quát học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý những em không được gọi hát, các em sẽ tự ti trước bạn bè và lần sau sẽ ngại biểu diễn hoặc hát một cách miễn cưỡng không tự giác. Hay khi học sinh đang hát mà giáo viên ngắt lời đột xuất sẽ gây ra sự mất bình tĩnh của các em, hứng thú học tập sẽ bị giãn đoạn v.v.
7) Nguyên nhân :
Việc dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học ....... hiện nay chưa thật đạt một trình độ chuẩn của yêu cầu giáo dục hiện nay, còn gặp một số thiếu sót (Tuy không ảnh hưởng nhiều đến tiếp thu kiến thức của học sinh, chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho các em chưa thật đạt hiệu quả cao). Điều đó có nhiều nguyên nhân:
Về khách quan : đội ngũ giáo viên dạy môn âm nhạc không phải là giáo viên chuyên ngành âm nhạc; việc tổ chức tập huấn về phương pháp dạy học mới cho đội ngũ giáo còn quá ít, giáo viên chỉ được tập huấn chủ yếu là trên băng hình. Mà nội dung ở băng hình có đối tượng học sinh là thành phố lớn nên không thể áp dụng theo kiểu đó vào vùng sâu, vùng xa. Nên việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc biệt là sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với phương pháp mới của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Đối tượng học sinh còn quá nhỏ, lại ở vùng sâu, vùng xa thường quen với những cách học cũ (thầy giảng trò nghe và ghi nhớ) nên khi tiếp cận với cách học mới, tự mình làm chủ kiến thức, tự mình tìm hiểu âm nhạc, biểu diễn bài hát thể hiện trước đám đông là điều hết sức bỡ ngỡ. Đặc biệt là phần thể hiện bài hát còn mới mẻ so với nhận thức các em, các em thường e ngại khi phải hát trước đám đông, trên lớp theo những yêu cầu mới và khó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết dạy cũng như những phát triển về năng khiếu cho các em.
Về chủ quan : Đối với phân môn âm nhạc là môn nghệ thuật thuộc lĩnh vực năng khiếu về hình thức tổ chức cũng như sử dụng các phương pháp dạy học, muốn thực hiện thành công những phương pháp này phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung nên giáo viên thường e ngại, không mạnh dạn tìm tòi (chỉ mang tính đối phó). Bên cạnh đó khi dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1 giáo viên thường coi nhẹ trong khâu đánh giá về thành quả mà học sinh thu được (có những hình thức khen ngợi, động viên kịp thời đúng mức) đó cũng là một thiếu sót dẫn đến việc phát triển kỹ năng cho học sinh khi dạy âm nhạc lớp 1 còn bị hạn chế.
8) Một số biện pháp dạy học âm nhạc lớp 1 :
a) Hướng dẫn nghe hát – giới thiệu bài hát :
Để các em hát hay có khả năng truyền cảm, các em phải nghe, phải hiểu bài hát mà các em đã học và hát. Vì vậy việc đầu tiên là phải tạo ra được trong ý thức các em hình tượng trọn vẹn, đầy đủ về bài hát mà các em sẽ hát.
Hướng dẫn nghe hát với yêu cầu để các em làm quen với bài hát mà các em sẽ hát nhằm làm cho các em chú ý đảm bảo cảm thụ đầy đủ hình tượng âm nhạc, nắm được tính chất và phương thức diễn tả, nắm được yêu cầu tập luyện của mình.
- Trình diễn giới thiệu bài hát : giáo viên hát nhiệt tình, giàu tính biểu hiện, giao lưu tình cảm và thu hút sự chú ý của học sinh. trình diễn giới thiệu bài hát tốt là đưa đến cho các em những cảm xúc tốt đẹp, kích thích trí tưởng tượng làm cho các em ham muốn thực hiện.
- Trao đổi sau khi đã nghe học sinh trình diễn giới thiệu bài hát : Giúp các em hiểu đúng đắn bài hát, qua đó giáo viên tìm hiểu được những năng lực cảm thụ âm nhạc (bài hát của học sinh). Giáo viên có thể gợi ý dẫn giải bằng âm thanh. Những thuật ngữ liên quan như : giai điệu, nhịp điệu.v.v.
- Nói chuyện giới thiệu bài hát : Giáo viên giới thiệu sơ lược thân thế, sự nghiệp của tác giả, xuất xứ bài hát (nếu cần thiết). Khi giới thiệu cần dùng lời nói ngắn gọn, sát thực tế, có thể dùng các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh.
- Nghe hát mẫu lại : Để khắc sâu hình tượng bài hát, giáo viên có thể sử dụng băng đĩa nhạc cho học sinh nghe để đảm bảo nghệ thuật và sự chuẩn mực.
b) Hướng dẫn tập hát :
- Trước khi hướng dẫn tập hát giáo viên cho học sinh đọc lời ca đồng thanh (có thể đọc theo tiết tấu) giúp cho các em cảm nhận nội dung và phát âm đúng. Giáo viên giải thích từ khó hiểu.
- Khởi động giọng (luyện giọng, luyện thanh)
- Tiến hành dạy hát từng câu :
+ Giáo viên chia bài hát thành từng câu và dạy truyền khẩu theo lối móc xích câu trước tiếp câu sau cho đến hết bài.
+ Khi tập hát cần kết hợp nhạc cụ, cho học sinh nghe đàn và giáo viên đệm đàn (giáo viên cho học sinh nghe một đến hai lần trước khi các em hát theo)
+ Giáo viên hát mẫu câu hát mà các em sẽ hát đảm bảo kỹ thuật hát và nghệ thuật hát. Hát mẫu phải thật chuẩn xác về âm nhạc, rõ ràng về lời ca, sắc thái to, nhỏ, mạnh, nhẹ biến đổi chính xác.
+ Hát mẫu gắn liền với lấy giọng. Lấy giọng hát phù hợp với tầm giọng chung của lớp sẽ giúp các em dễ dàng sử dụng giọng hát của mình để hát đúng bài hát đồng thời tập cho các em bắt vào bài hát chuẩn xác đồng đều. Nếu lấy giọng cao hay thấp quá sẽ khó khăn cho các em.
+ Hướng dẫn bắt vào mẫu câu hát hoặc toàn bài cần tiến hành bằng các hiệu lệnh : đếm (1,2; 2,1; 2,3), hiệu lệnh gõ, hiệu lệnh tay.v.v.
+ Khi học sinh bắt đầu hát giáo viên chú ý lắng nghe (có thể dùng đàn đánh giai điệu)
+ Trong khi tập hát cho học sinh tập gõ đệm theo bài, có thể chia thành nhóm nhỏ để các em thay nhau hát, nghe.
+ Hướng dẫn kết thúc bài hát giáo viên cần tập cho học sinh hát đầy đủ câu cuối cùng, chú trọng đến câu hát kết thúc, âm kết thúc. Biết sử dụng các phương tiện diễn tả âm nhạc để câu kết thúc được khắc hoạ rõ ràng, đậm nét, có tác dụng mạnh đến tình cảm nhận thức con người.
Phương pháp sửa sai :
+ Trong khi dạy và học hát, có nhiều học sinh hát sai do nhiều nguyên nhân khác nhau : thiếu sự chú ý, âm vực giọng chưa phát triển, chưa biết kết hợp tai nghe và giọng hát, nhút nhát thiếu tích cực, hưng phấn thái quá.v.v
+ Tuỳ từng nguyên nhân mà có biện pháp sửa chữa hợp lý, không nên nóng vội. Vì vậy giáo viên cần : dự kiến trước được chỗ khó, tạo cho học sinh thói quen khi nào im lặng nghe, khi nào hát. Tập hát đúng ngay từ đầu, cần động viên khích lệ khi học sinh hát.
+ Khi học sinh đã nhớ thuộc bài hát thì giáo viên nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng hát. Tuỳ theo mức độ nắm bài hát của học sinh để nêu yêu cầu của nội dung.
Thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát, khai thác các phương tiện diễn tả bài hát/
PHẦN KẾT LUẬN
1) Kết luận của đề tài :
Với một thời gian nghiên cứu về nội dung cũng như khảo sát từ thực tế ở trường tiểu học ....... – huyện Krông Bông, kết hợp với trao đổi cùng một số giáo viên đang dạy khối 1 là rất ngắn, nhưng tôi đã có kết luận về việc dạy âm nhạc ở trường như sau :
Nhìn chung giáo viên ở đây tiến hành khá thành thạo hình thức dạy âm nhạc khi tiến hành bài dạy, nội dung được giáo viên chuyển tải tới học sinh khá nhẹ nhàng, giúp cho học sinh nắm kiến thức rất tốt.
Học sinh trường tiểu học ....... – huyện ....... đã có những kỹ năng âm nhạc khá tốt, nhưng một bộ phận không nhỏ các em còn mắc một số lỗi trong khi hát. Kỹ năng phát triển về tư duy, trí tưởng tượng, bản lĩnh tự tin của các em lớp 1 tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên việc phát triển kỹ năng âm nhạc của học sinh lớp 1 còn là việc cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Chất lượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố có và nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ chức rèn luyện cách kể, thể hiện nội dung câu chuyện theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh chưa được đặt ra một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu, đúng đối tượng và do học sinh chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, chưa thật sự tâm huyết với môn âm nhạc. Khi ở nhà việc hướng dẫn quan tâm đến những kỹ năng rèn luyện hát của học sinh đối với cha mẹ còn hờ hững, thiếu sự đầu tư đó cũng là điều gây không ít ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho các em.
Những hạn chế của học sinh học sinh trong âm nhạc đối với lớp 1 hoàn toàn có thể khắc phục được bằng việc giáo viên thực sự đầu tư một cách đúng mức và kiên trì giúp các em rèn luyện từ từ, bằng cách người giáo viên phải luôn tự trang bị cho mình một số kiến thức hết sức thiết thực và cơ bản về nội dung bài dạy cũng như các phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học bằng phương pháp nào, hình thức tổ chức cho đạt hiệu quả cao không phải là chuyện đơn giản chỉ nói qua lý thuyết mà cần phải có thời gian cũng như kinh nghiệm giảng dạy cộng với sự tìm tòi học hỏi, không ngừng của người giáo viên thì hiệu quả của tiết dạy mới được nâng cao, giáo dục mới thật sự đổi mới. Không có người giáo viên nào là hoàn hảo, không có phương pháp nào là vạn năng. Khi đất nước đổi mới thì nhận thức con người cũng thay đổi hằng ngày. Điều quan trọng nhất là người giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đáp ứng được nhịp độ phát triển của thời đại.
Đối với việc tổ chức dạy học âm nhạc là một phương thức đổi mới của giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đây là một nội dung quan trọng và thiết thực. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không nóng vội, rèn từng bước, hướng dẫn từng ngày cho học sinh trên một quá trình lâu dài, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn âm nhạc là một môn mang tính chất phát triển năng khiếu phải có thời gian rèn luyện kỹ năng. .
Thông qua việc nghiên cứu về nội dung cũng như khảo sát từ thực tế, tôi xin nêu một số ý kiến đề cập về những phương pháp hướng dẫn có tính khả thi để nêu lên trong đề tài. Đây là những ý kiến đóng góp qua học tập nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chứ chưa phải là một triết lý của giáo dục.
2) Những đề xuất về giải pháp :
Khi tiến hành bài dạy âm nhạc giáo viên cần thực hiện đúng và thứ tự các bước hướng dẫn của sách giáo khoa :
Hướng dẫn hát ( cần chuẩn bị tốt về đồ dùng trực quan)
Khi gợi ý cho HS tập hát kỹ lưỡng (nhất là một số em có giọng hát yếu).
Cần tổ chức sinh hoạt nhóm một cách bài bản, đúng quy trình, phân công nhiệm vụ, thời gian và yêu cầu cho nhóm cụ thể.
Gợi ý cho các em khi thể hiện điệu bộ bài hát phù hợp nới nội dung bài hát.
Động viên khuyến khích kịp thời những em, nhóm đã thể hiện tốt trong biểu diễn.
Phần củng cố nên hệ thống nội dung sâu sắc để học sinh tự rút ra bài học cho mình.
Khi tiến hành bài dạy cần chú ý một số điểm sau :
Giáo viên hát mẫu và hướng dẫn học sinh hát lại theo đúng yêu cầu trong SGK (nếu gợi HS có năng khiếu cần tìm hiểu và đầu tư ngoài giờ lên lớp).
Giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh thể hiện bài hát trước lớp :
+ Nên động viên, khuyến khích các em hát tự nhiên như đang hát cho anh, chị, em hay bạn bè ở nhà.
+ Nếu có em hát giữa chừng bỗng lúng túng và quên tình tiết, chi tiết giai điệu, giáo viên có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại và hát tiếp. Nếu có em hát thiếu chính xác cũng không nên ngắt lời, chỉ nhận xét khi các em hát xong.
+ Chú trọng nhận xét lời hát của học sinh theo hướng khích lệ để các em luôn cố gắng.
+ Nếu có HS do có năng khiếu âm nhạc, thể hiện sinh động, biểu cảm (không phải hát theo nguyên văn qua chất giọng mà hát bằng lời lẽ sắc thái tự nhiên, thậm chí các em tự thêm vào vài hành động cho phù hợp với bài hát đang thể hiện) thì biểu dương ngay trước lớp khi các em hát xong và khuyến khích các em khác học tập.
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tham gia học tập lớp Đại học tại chức khoá 5 do trường Đại học Quy Nhơn tổ chức bản thân em đã được tiếp thu rất nhiều điều bổ ích làm hành trang cho sự nghiệp giáo dục về sau. Đặc biệt là tham gia vào tập dượt nghiên cứu đề tài khoa học, đây là cơ hội tốt để em có điều kiện thử thách những hiểu biết của bản thân về trình độ nghiệp vụ đồng thời thu thập thêm về những kiến thức mới những kinh nghiệm mới bổ sung vào vốn hiểu biết của mình. Tuy nhiên với một mình thì bản thân em không thể hoàn thành được báo cáo mà mình đang thử thách này mà cần có sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô giáo giảng dạy khoa giáo dục tiểu học Trường Đại học Quy Nhơn trong suốt thời gian qua. Đặc biệt nhất em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Thu Hà, người đã tận tình chỉ bảo và cung cấp kiến thức cơ bản cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô đồng nghiệp trường tiểu học ....... – Huyện .......đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho em những tư liệu cần thiết làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu. Tuy rằng đề tài đã được trình bày nhưng kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm tuổi đời cũng như tuổi nghề cũng chưa cao nên không thể tránh khỏi những sai sót trong nội dung đề tài. Kính mong cô giáo hướng dẫn, quý thầy cô giáo trường đại học Quy Nhơn cùng các anh chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho đề tài của em được hoàn thiện hơn .
Người trình bày
THẦY CÔ TẢI NHÉ!