- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 5 TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI VĂN 7 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 5 FILE trang. Các bạn xem và tải tài liệu ôn thi học sinh giỏi văn 7 về ở dưới.
PHẨN I:ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kỹ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi:
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
(Theo nguồn Internet)
Câu 1: Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Câu 2: Những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
Câu 3: Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?
Câu 4: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN14,0 điểm)
Câu 14,0 điểm):
Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
Câu 2 (10,0 điểm): Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7.
ĐỀ SỐ 4 MỚI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.
Câu 2: (10 điểm)Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
(1)Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. (2)Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(3) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. (4) Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". (5) Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. (6) Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. (7) Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. (8) Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ SỐ 2.MỚI
PHẨN I:ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kỹ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi:
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
(Theo nguồn Internet)
Câu 1: Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Câu 2: Những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
Câu 3: Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?
Câu 4: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN14,0 điểm)
Câu 14,0 điểm):
Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
Câu 2 (10,0 điểm): Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM | |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh: éo le, đầy nguy hiểm, phải đối mặt với các chết… | 1 | |
2 | Những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. | 1 | |
3 | Điều bất ngờ đã diễn ra: Con lừa đã thoát khỏi nguy hiểm, éo le bằng chính sự bình tĩnh, thông minh trong xử lí của mình. | 2 | |
4 | Bài học rút ra từ câu chuyện: Cuộc sống không bằng phẳng mà chứa nhiều bất trắc cùng những thử thách bất ngờ nhưng không phải chỉ là bóng tối và bế tắc. Trước mọi tình huống, cần bình tĩnh, chủ động, sáng suốt nhìn thẳng vào gian khó, thử thách để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất | 2 | |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14.0 | |
1 | a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn . | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bài học về cách ứng xử của con người đối với những khó khăn trong cuộc sống c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: -* Nêu vắn tắ nội dung câu chuyện rồi rút ra ý nghĩa vấn đề: Bài học về cách ứng xử của con người đối với những khó khăn trong cuộc sống. | 0.25 | ||
* Bàn luận: - Trong cuộc sống có thể thất bại bằng nhiều nguyên nhân, thậm chí có thể gặp hoạn nạn… - Điều quan trọng là không bỏ cuộc, dũng cảm đương đầu với thử thách, đứng dậy. - Mạnh dạn đối mặt với thử thách giúp con người vượt qua những giới hạn trong cuộc sống. - Điều quan trọng là phải nhạy bén, sáng tạo, thông minh để vượt qua những thở thách * Mở rộng : - Phê phán những người không dám đối mặt với thử thách hoặc buông xuôi… - Cần phân biệt dũng cảm với liều lĩnh… * Bài học: - Dũng cảm, lạc quan… - Không bỏ cuộc, đầu hàng, đứng dạy sau mỗi lần thất bại. | 0,5 1,50,5 0,5 | ||
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. | 0,25 | ||
2 | a.Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: bố cục 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài | 0,5đ | |
b. Xác định đúng đối tượng nghị luận:Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 (không sa vào các nội dung khác). | 0,5đ | ||
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5đ | ||
d. Triển khai nội dung nghị luận: 1. Qua các văn bản ta thấytình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lâu đời, xuyên suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc: + Là tiếng nói tâm hồn, tình cảm không chỉ của mỗi người mà còn là tiếng nói chung của toàn thể người dân Việt + Từ buổi đầu sơ khai của nền văn học - cũng là buổi đầu sơ khai của quá trình hình thành quốc gia, dân tộc - qua thời kì trung đại đến thời kì hiện đại đều có các tác phẩm đề cập nội dung này. (HS lấy dẫn chứng là tên một số bài ca dao, tác phẩm văn học trung đại, TPVH hiện đại) 2. Các tác phẩm cho thấysự thể hiệncủa tình yêu quê hương, đất nước vô cùng phong phú, đa dạng: - Ngợi ca về sự giàu đẹp của thiên nhiên, sự đẹp đẽ, phong phú, độc đáo của các công trình kiến trúc cũng như các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó ngầm ngợi ca sự tài hoa của con người Việt Nam. (lấy và phân tích dẫn chứng) - Tự hào về chủ quyền không thể chối cãi của lãnh thổ Việt Nam; tự hào về sức mạnh, chí khí quật cường của dân tộc; khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; ca ngợi những tấm gương chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc;... (lấy và phân tích dẫn chứng) -Hình thức nghệ thuật của các tác phẩm phong phú, sinh động, hấp dẫn (thể loại khác nhau; giọng điệu trữ tình, chính luận; các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liệt kê,...), nên đã tạo được sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tâm tư, tình cảm người đọc. (lấy và phân tích dẫn chứng) 3.Mở rộng, nâng cao vấn đề: - Các tác phẩm khơi dậy và nuôi dưỡng cho người học, người đọc những tình cảm đẹp đẽ, những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước.(lấy và phân tích dẫn chứng) - Khẳng định lại tinh thần yêu nước trong các tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam qua các thế hệ. (HS có cách sắp xếp khác nhưng vẫn hợp lý và đảm bảo ý như trên thì vẫn cho điểm bình thường) | 2,0đ 2,0đ 2,0đ 1.0đ 0,5đ 0,5đ |
ĐỀ SỐ 4 MỚI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
......
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người người”
(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
......
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người người”
(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.
Câu 2: (10 điểm)Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 4
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 4
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. | 0.5 |
2 | Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu sắc của nhà thơ với quê hương yêu dấu. | 1.5 |
3 | - Các biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. | 2 |
4 | - Trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu) - Học sinh xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. + Vai trò của quê hương. + Giáo dục tình yêu quê hương. | 2 |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14.0 |
1 | a.Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận: bố cục 3 phần Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn | 0,25đ |
b. Xác định đúng đối tượng nghị luận:Tình yêu quê hương của mỗi người | 0,25đ | |
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25đ | |
- Yêu cầu cụ thể: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: + Tình yêu quê hương: + Là tình cảm tự nhiên mang giá trị, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. + Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng). + Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc. + Có thái độ phê phán trước những hành vi: không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương. + Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. | 3.0 | |
- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. | 0.25 | |
2 | 1. Yêu cầu chung: - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn… | 1.0 |
2.Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.. - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước... *Thân bài: Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi vềnhững kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: " Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng dành từng quả chắt chiu " - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… + Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng. * HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ … *Kết bài: + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình . | 9 1 7 1 |
ĐỀ SỐ 9.MỚI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
(1)Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. (2)Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(3) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. (4) Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". (5) Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. (6) Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. (7) Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. (8) Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- YOPO.VN----Bo-de-doc-hieu-Ngu-Van-7-Ngoai-chuong-trinh.docx762 KB · Lượt tải : 2
- YOPO.VN----HSG VĂN 7. MỚI.docx62.7 KB · Lượt tải : 4
- YOPO.VN----KĨ NĂNG CHÍNH KHI LÀM BÀI VIÉT DOẠN VĂN.docx13.9 KB · Lượt tải : 2
- YOPO.VN----KĨ NĂNG HD HS XÁC ĐỊNH PTBĐ.docx17.2 KB · Lượt tải : 3
- YOPO.VN----LUYỆN ĐỀ VĂN 7.docx54.7 KB · Lượt tải : 6