- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 50 Đề kiểm tra nghị luận văn học lớp 10 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra nghị luận văn học về ở dưới.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc những ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CỎ DẠI
Xuân Quỳnh
(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên"
[…]
(2) Người dân quân tì súng lắng nghe
Bài hát nói về khu vườn đầy trái
Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại
Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh
Mảnh đạn bom và chất lân tinh
Đã phá sạch không còn chi nữa
Chỉ có sắt chỉ còn có lửa
Và cuối cùng còn có đất mà thôi
Thù trong lòng và cây súng trên vai
Cùng đồng đội anh trở về làng cũ
Anh nhận thấy trước tiên là cỏ
Sự sống đầu anh gặp ở quê hương
[…]
(3) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Vân Long, Xuân Quỳnh- thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin ,2004)
Câu 1(1.0 đ) Nêu những đặc điểm của cỏ dại được nhắc đến trong bài thơ.
Câu 2 (1.0 đ) Chỉ ra những hình ảnh gợi nhớ về quê hương trong đoạn (3)
Câu 3 (1.0 đ) Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu:
“Chỉ có sắt chỉ còn có lửa
Câu 4 (1.0 đ) Cho biết hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang ý nghĩa gì?
Câu 5 (1.0 đ) Chỉ ra lỗi sai và sửa lỗi dùng từ trong câu sau:
Bài thơ “Cỏ dại” của Xuân Quỳnh là một trong số ít bài thơ thể hiện chất triết lí của ngòi bút Xuân Quỳnh.
Câu 6 (1.0 đ) Bài học ý nghĩa nhất mà anh (chị) rút ra khi đọc- hiểu văn bản trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cỏ dại - Xuân Quỳnh ở phần Ngữ liệu Đọc- hiểu.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023– 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 | |||
| ĐỀ CHÍNH THỨC | | Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) | |
(Đề có 02 trang) | | |||
Họ và tên:…………………………….......... Lớp:………… SBD: ….….……….. | ||||
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.) Học sinh làm bài các phần tương ứng trên phiếu làm bài kiểm tra. | ||||
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc những ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
|
CỎ DẠI
Xuân Quỳnh
(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên"
[…]
(2) Người dân quân tì súng lắng nghe
Bài hát nói về khu vườn đầy trái
Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại
Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh
Mảnh đạn bom và chất lân tinh
Đã phá sạch không còn chi nữa
Chỉ có sắt chỉ còn có lửa
Và cuối cùng còn có đất mà thôi
Thù trong lòng và cây súng trên vai
Cùng đồng đội anh trở về làng cũ
Anh nhận thấy trước tiên là cỏ
Sự sống đầu anh gặp ở quê hương
[…]
(3) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Vân Long, Xuân Quỳnh- thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin ,2004)
Câu 1(1.0 đ) Nêu những đặc điểm của cỏ dại được nhắc đến trong bài thơ.
Câu 2 (1.0 đ) Chỉ ra những hình ảnh gợi nhớ về quê hương trong đoạn (3)
Câu 3 (1.0 đ) Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu:
“Chỉ có sắt chỉ còn có lửa
Và cuối cùng còn có đất mà thôi”
Câu 4 (1.0 đ) Cho biết hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang ý nghĩa gì?
Câu 5 (1.0 đ) Chỉ ra lỗi sai và sửa lỗi dùng từ trong câu sau:
Bài thơ “Cỏ dại” của Xuân Quỳnh là một trong số ít bài thơ thể hiện chất triết lí của ngòi bút Xuân Quỳnh.
Câu 6 (1.0 đ) Bài học ý nghĩa nhất mà anh (chị) rút ra khi đọc- hiểu văn bản trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cỏ dại - Xuân Quỳnh ở phần Ngữ liệu Đọc- hiểu.
--- HẾT ---
Trường THPT Chuyên | HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I |
Nguyễn Bỉnh Khiêm Tổ Ngữ văn | Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 |
--------------------- | |
| |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 6.0 | |
1 | Đặc điểm của cỏ dại: HS có thể trả lời theo 1 trong 2 cách sau: * Khái quát đặc điểm bằng từ ngữ, cụm từ sau: - quen nắng mưa, khó diệt, dễ sinh trưởng/ sức sống mãnh liệt - nhỏ bé, mọc trên những lối đi, không ai để y đến. * Chỉ ra những câu thơ thể hiện đặc điểm: Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng theo đáp án trên : 1,0 điểm. + HS trả lời được ý: quen nắng mưa, khó diệt, dễ sinh trưởng/ sức sống mãnh liệt: 0,75 điểm + HS trả lời được ý: nhỏ bé, không ai để ý đến: 0,25 điểm. | 1.0 | |
2 | Chỉ ra những hình ảnh gợi nhớ về quê hương trong đoạn (3) - Cây lúa, vườn quả - một dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói - ngọn cỏ. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm. + HS chỉ ra 4 hình ảnh: 0,5 điểm | 1.0 | |
3 | - Biện pháp tu từ: điệp từ “chỉ có”, “chỉ còn có”, còn có” - Tác dụng: + tạo nhịp điệu cho câu thơ/ câu thơ sinh động, nhịp nhàng/ câu thơ gợi hình, gợi cảm. + nhấn mạnh sự tàn phá khốc liệt của bơm đạn, khói lửa chiến tranh đối với quê hương. Từ đó thấy được tình cảm đau đớn, xót xa và cả sự căm thù. Hướng dẫn chấm: + Học sinh gọi được tên và chỉ ra đúng biện pháp tu từ: 0,5 điểm + Học sinh nêu đúng tác dụng: 0,5 điểm Lưu ý: chấp nhận cách diễn đạt tương đồng (phần nêu tác dụng) | 1.0 | |
4 | Hình ảnh “cỏ dại” mang ý nghĩa: - chỉ những con người nhỏ bé, bình thường, không ai chú ý đến nhưng vẫn kiên cường, bất chấp mọi khó khăn ( người lính) - sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương trong chiến tranh. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm. + Học sinh trả lời đúng được 1 trong 2 ý nêu trên: 0,75 điểm * Lưu ý: chấp nhận cách diễn đạt tương đồng. | 1.0 | |
5 | - Lỗi lặp từ: “Bài thơ” và “Xuân Quỳnh” lặp lại 2 lần. - Cách sửa: + bỏ đi từ “Bài thơ”, “Xuân Quỳnh” thứ nhất. + câu đúng: Cỏ dại” là một trong số ít bài thơ thể hiện chất triết lí của ngòi bút Xuân Quỳnh. Hướng dẫn chấm: - HS chỉ ra lỗi: 0,5 điểm - HS sửa lỗi đúng: 0,5 điểm | 1.0 | |
6 | Những bài học có thể rút ra: - Tình yêu quê hương - Trân trọng những điều bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống - gần gũi, gắn bó với thiên nhiên để phát hiện ra những điều thú vị, bất ngờ. - Sống như cỏ dại dù có khó khăn thì vẫn kiên cường vượt qua. Hướng dẫn chấm: - HS có thể rút ra một bài học phù hợp với thông điệp văn bản truyền tải: 0.5 điểm. - Lí giải ý nghĩa của bài học hợp lí, diễn đạt rõ ràng: 0.5 điểm | 1.0 | |
II | PHẦN VIẾT | 4.0 | |
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá bài thơ (qua ngữ liệu Cỏ dại- Xuân Quỳnh ở phần Đọc- hiểu) | |||
a | Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá bài thơ | 0.25 | |
b | Xác định đúng kiểu bài phân tích đánh giá bài thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng kiểu bài: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng kiểu bài: không cho điểm | 0.5 | |
c | Triển khai vấn đề Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để viết kiểu bài nghị luận phân tích đánh giá một bài thơ | 2.5 | |
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Cỏ dại, khái quát nội dung bài thơ - Nêu vấn đề nghị luận: chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ | 0.5 | ||
- Nêu chủ đề và phân tích, đánh giá chủ đề bài thơ: mượn hình ảnh cỏ dại để nói về nỗi nhớ quê hương, niềm mong mỏi quay trở về quê hương, sức sống mãnh liệt của quê hương trong chiến tranh, những suy ngẫm về nhiều điều trong cuộc sống,… - Phân tích những đặc sắc nghệ thuật: + Thể thơ tư do, cách gieo vần, ngắt nhịp tự do, không gò bó + Hình ảnh gần gũi, bình dị, mộc mạc gắn liền với quê hương + Biện pháp tu từ độc đáo: ẩn dụ, điệp từ, liệt kê,… … Hướng dẫn chấm: + Học sinh trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, phù hợp; cấu trúc chặt chẽ, đưa ra những bằng chứng và lí lẽ thuyết phục làm sáng tỏ luận điểm: 1,25 -1,5 điểm. + Học sinh trình bày có hệ thống luận điểm phù hợp; có đưa được bằng chứng và lí lẽ nhưng chưa thật thuyết phục, lập luận chưa chặt chẽ: 0,75-1,0 điểm. + Học sinh chỉ diễn suông đoạn thơ, không có thao tác phân tích rõ ràng: 0,25- 0,5 điểm | 1.5 | ||
Nêu được suy ngẫm, nhận thức/ bài học sâu sắc rút ra từ đoạn thơ/ bài thơ Hướng dẫn chấm: Chấp nhận những nhận thức/ bài học sâu sắc mà HS rút ra theo suy nghĩ của mình nhưng cần phải phù hợp, thiết thực, ý nghĩa. | 0.5 | ||
d | Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.25 | |
e | Sáng tạo - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận - Lời văn có cảm xúc, hình ảnh, giàu sức thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. | 0.5 | |
Tổng điểm | 10.00 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!