- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 50 Đề thi vào 10 môn ngữ văn qua các năm MỚI NHẤT, CHỌN LỌC được soạn dưới dạng file word gồm 189 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần I: (6 điểm):
Cho đoạn trích:
Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bấy giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người nggồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái.
- Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè. Ở Lào Cai đi sớm quá….
Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ bếp lửa, Bằng Việt viết:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
Phần I (7,0 điểm)
Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).
Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
Phần I: (4 điểm)
Trong một bài phân tích truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”, có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:
“Ngoài ra, trong tác phẩm, ở chốn Sa Pa lặng lẽ còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.”
1. Hãy cho biết đó là những nhân vật nào được nói đến trong câu văn trên? Nêu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
2. Hãy hoàn thành đoạn văn khoảng 8 – 10, trình bày theo cách Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, sao cho:
- Câu văn ấy là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
- Câu kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ).
Phần 2 (6 điểm)
“Không có kính, ừ thì có bụi”
1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
3. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau:
“Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.”
Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10 -12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động. (gạch chân và chú thích rõ câu bị động)
............................................Hết...................................................
Phần I: 5 điểm
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.
3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích)
Phần II: 5 điểm
Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.”
(Nói với con – Y Phương)
1) Trong câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?
2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
Phần I: (7 điểm)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)
1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).
Phần II (3 điểm)
1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
Phần I: (4 điểm) Mở đầu bài thơ”Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đó. Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
Câu 2: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc?
Câu 3: Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí của dân tộc, hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông từ trần (tháng 10 – 2013).
Phần II: (6 điểm) Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.
Câu 1: Nhận xét trên nói về bài thơ nào ? Ai là tác giả?
Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Đó là khúc ca gì và tác giả thay lời ai? Chép chính xác câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ). Cho biết đoạn văn em vừa viết diễn đạt theo cách nào?
Phần I: (6 điểm) Cho câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời” qua cách sử dụng phép tu từ tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.
Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, triển khai theo lối lập luận tổng phân hợp để thấy được dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ 1 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I: (6 điểm):
Cho đoạn trích:
Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bấy giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người nggồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái.
- Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè. Ở Lào Cai đi sớm quá….
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,2015)
- 1. Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa nhưu thế nào trong việc thể hiện nhân vật?
- 2. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích.
- 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp có sử dụng phép thế để liên kết và một câu bị động, làm rõ nhữung nét đẹp được thể hiện thông qua các việc làm của người thanh niên trong các tác phẩm trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động).
- 4. Thái độ “mừng quýnh”khi cầm cuốn sách của người con trai gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng đề cập tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách, Ghi rõ tên tác giả.
Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ bếp lửa, Bằng Việt viết:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2015)
- 1. Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?
- 2. Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
- 3. Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?
............................................Hết...................................................
ĐỀ 2 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I (7,0 điểm)
Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).
Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
............................................Hết...................................................
ĐỀ 3 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I: (4 điểm)
Trong một bài phân tích truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”, có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:
“Ngoài ra, trong tác phẩm, ở chốn Sa Pa lặng lẽ còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.”
1. Hãy cho biết đó là những nhân vật nào được nói đến trong câu văn trên? Nêu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
2. Hãy hoàn thành đoạn văn khoảng 8 – 10, trình bày theo cách Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, sao cho:
- Câu văn ấy là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
- Câu kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ).
Phần 2 (6 điểm)
“Không có kính, ừ thì có bụi”
1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
3. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau:
“Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.”
Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10 -12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động. (gạch chân và chú thích rõ câu bị động)
............................................Hết...................................................
ĐỀ 4 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I: 5 điểm
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.
3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích)
Phần II: 5 điểm
Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.”
(Nói với con – Y Phương)
1) Trong câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?
2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
............................................Hết...................................................
ĐỀ 5 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I: (7 điểm)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)
1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).
Phần II (3 điểm)
1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
ĐỀ 6 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I: (4 điểm) Mở đầu bài thơ”Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đó. Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
Câu 2: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc?
Câu 3: Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí của dân tộc, hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông từ trần (tháng 10 – 2013).
Phần II: (6 điểm) Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.
Câu 1: Nhận xét trên nói về bài thơ nào ? Ai là tác giả?
Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Đó là khúc ca gì và tác giả thay lời ai? Chép chính xác câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ). Cho biết đoạn văn em vừa viết diễn đạt theo cách nào?
- Chúc em làm bài tốt –
ĐỀ 7 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN |
Phần I: (6 điểm) Cho câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời” qua cách sử dụng phép tu từ tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.
Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, triển khai theo lối lập luận tổng phân hợp để thấy được dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!