- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 52 Đề kiểm tra nghị luận xã hội lớp 10 CÁC HỌC KÌ CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 52 FILE trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra nghị luận xã hội lớp 10 về ở dưới.
ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
VỊNH TIẾN SĨ GIẤY (BÀI 2)
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng(1),
Nét son điểm rõ mặt văn khôi(2).
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời(3)!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, Dẫn theo thivien.net)
Chú thích: (1) giáp bảng: bảng đề tên từ học vị Tiến sĩ trở lên.
(2) văn khôi: đầu làng văn. Ở đây chỉ người đỗ đạt cao.
(3) hời: giá rẻ.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Ngũ ngôn bát cú Đường luật
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 2. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?
A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)
B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)
C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)
D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)
Câu 3. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?
A. 1 – 2 và 3 – 4
B. 3 – 4 và 5 – 6
C. 5 – 6 và 7 – 8
D. 1 – 2 và 7 – 8
Câu 4. Trường hợp nào không phải là đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ?
A. Những người đỗ tiến sĩ bằng tài năng thực sự và đem cái tài của mình ra phục vụ cho đất nước.
B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông.
C. Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.
D. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang không biết liêm sỉ.
Câu 5. Nét nghĩa nào phù hợp với từ “cũng” (được lặp lại bốn lần) trong hai câu đầu bài Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?
A. Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.
B. Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói (dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định).
C. Đồng thời diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện.
D. Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.
Câu 6. Hàm ý của hai câu thực trong bài thơ là gì?
A. Nói về sự màu mè, lòe loẹt của những ông “tiến sĩ đồ chơi”.
B. Nói về sự sang trọng, quý phái của những ông nghè “thật”.
C. Nói về giá trị xoàng xĩnh của những ông nghè “thật”.
D. Nói về sự danh giá, cao quý của những ông nghè “thật”.
Câu 7. Nội dung của câu thơ kết bài là gì?
A. Tác giả cho rằng những ông nghè thật chỉ đáng là đồ chơi cho trẻ con.
B. Nêu lên một phát hiện của nhà thơ về bản chất của những ông tiến sĩ giấy.
C. Nêu lên sự nhầm lẫn của tác giả khi quan sát những ông tiến sĩ giấy.
D. Tác giả lột trần thực chất trống rỗng của những người mua danh ông nghè.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Kể tên 03 tác phẩm thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến mà anh/chị đã được học và giới thiệu?
Câu 9. Qua bài thơ phần Đọc-hiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến?
Câu 10. Từ bài thơ phần Đọc-hiểu, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
PHẦN II: LÀM VĂN (4,0 điểm)
“Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ đuổi nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học muộn”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa là tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt chiêu đổ lỗi/né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổi lỗi/né tránh trách nhiệm.
----------- HẾT ----------
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT BẾN TẮM (ĐỀ GỐC 01) (Đề gồm 02 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn 10 Thời gian làm bài: 90 phút. |
ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
VỊNH TIẾN SĨ GIẤY (BÀI 2)
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng(1),
Nét son điểm rõ mặt văn khôi(2).
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời(3)!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, Dẫn theo thivien.net)
Chú thích: (1) giáp bảng: bảng đề tên từ học vị Tiến sĩ trở lên.
(2) văn khôi: đầu làng văn. Ở đây chỉ người đỗ đạt cao.
(3) hời: giá rẻ.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Ngũ ngôn bát cú Đường luật
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 2. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?
A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)
B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)
C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)
D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)
Câu 3. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?
A. 1 – 2 và 3 – 4
B. 3 – 4 và 5 – 6
C. 5 – 6 và 7 – 8
D. 1 – 2 và 7 – 8
Câu 4. Trường hợp nào không phải là đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ?
A. Những người đỗ tiến sĩ bằng tài năng thực sự và đem cái tài của mình ra phục vụ cho đất nước.
B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông.
C. Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.
D. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang không biết liêm sỉ.
Câu 5. Nét nghĩa nào phù hợp với từ “cũng” (được lặp lại bốn lần) trong hai câu đầu bài Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?
A. Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.
B. Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói (dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định).
C. Đồng thời diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện.
D. Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.
Câu 6. Hàm ý của hai câu thực trong bài thơ là gì?
A. Nói về sự màu mè, lòe loẹt của những ông “tiến sĩ đồ chơi”.
B. Nói về sự sang trọng, quý phái của những ông nghè “thật”.
C. Nói về giá trị xoàng xĩnh của những ông nghè “thật”.
D. Nói về sự danh giá, cao quý của những ông nghè “thật”.
Câu 7. Nội dung của câu thơ kết bài là gì?
A. Tác giả cho rằng những ông nghè thật chỉ đáng là đồ chơi cho trẻ con.
B. Nêu lên một phát hiện của nhà thơ về bản chất của những ông tiến sĩ giấy.
C. Nêu lên sự nhầm lẫn của tác giả khi quan sát những ông tiến sĩ giấy.
D. Tác giả lột trần thực chất trống rỗng của những người mua danh ông nghè.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Kể tên 03 tác phẩm thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến mà anh/chị đã được học và giới thiệu?
Câu 9. Qua bài thơ phần Đọc-hiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến?
Câu 10. Từ bài thơ phần Đọc-hiểu, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
PHẦN II: LÀM VĂN (4,0 điểm)
“Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ đuổi nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học muộn”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa là tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt chiêu đổ lỗi/né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổi lỗi/né tránh trách nhiệm.
----------- HẾT ----------
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
| |
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Hs kể tên được 03 tác phẩm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,75 | |
9 | Gợi ý đáp án: - Qua bài thơ, Nguyễn Khuyến hiện lên là người có tấm lòng yêu nước thương dân, có trách nhiệm với dân, với nước. - Bởi vậy ông luôn đau đớn, trăn trở trước những vấn nạn của xã hội đồng thời nhà thơ cũng luôn cảm thấy băn khoăn, day dứt vì mình cũng là một tiến sĩ giấy, không làm được điều gì có ích cho dân, cho nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 | |
10 | - HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, có lí giải hợp lí: + Bài thơ đã mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về cái danh và cái thực, về thái độ cần có của người có học trong thời cuộc. Sống ở trên đời không nên coi trọng hư danh. Điều quan trọng là làm được gì có ích cho đời chứ không nên theo đuổi hư danh hão huyền. + Người có học phải ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Phải sống sao để không trở thành kẻ vô tích sự với cuộc đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Có lí giải nhưng chưa sâu sắc và thuyết phục: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng phải đúng tinh thần mà văn bản gợi ra. | 0,75 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Mở bài: - Giới thiệu - Nêu vấn đề Thân bài: - Thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm là gì? “Đổ lỗi/né tránh trách nhiệm” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. - Biểu hiện của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu. + Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng. + Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề, giáo viên dạy khó hiểu… - Nguyên nhân của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại. + Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra. + Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội. + Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác… Để vét đầy túi tham, nhiều kẻ đã bất chấp lương tâm, làm những việc tàn nhẫn chỉ để có được điều mình mong muốn. - Hậu quả của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác. + Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng. + Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình. + Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển. - Giải pháp khắc phục thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác. Vì thế: + Bạn cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi. + Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm. + Ngoài ra, bạn và mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai. + Có nhiều người khi phạm phải lỗi lầm đã hèn nhát lẫn trốn và đổ lỗi cho người khác. Với những người như thế thật đáng lên án, bạn cần góp phần phát hiện, tố giác và cần thiết phải đề xuất xử lí kịp thời. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Rút ra bài học cho bản thân Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. | 2,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng cộng | 10,0 |
Bến Tắm, ngày 22 tháng 12 năm 2023
Giáo viên ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Thu Hường
Giáo viên ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Thu Hường
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- YOPO.VN--DE THI VAN 10. Nghị luận xã hội TAP 1.zip357.5 KB · Lượt tải : 4
- YOPO.VN--DE THI VAN 10. Nghị luận xã hội TAP 2.zip420.7 KB · Lượt tải : 3
- YOPO.VN--DE THI VAN 10. Nghị luận xã hội TAP 3.zip243.3 KB · Lượt tải : 3
- YOPO.VN--DE THI VAN 10. Nghị luận xã hội TAP 4.zip719 KB · Lượt tải : 3
- YOPO.VN--DE THI VAN 10. Nghị luận xã hội TAP 5.zip410.5 KB · Lượt tải : 3