Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,154
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 70 Đề luyện thi tốt nghiệp thpt môn ngữ văn NĂM 2023 TỈNH NAM ĐỊNH CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm 10 THƯ MỤC trang. Các bạn xem và tải đề luyện thi tốt nghiệp thpt môn ngữ văn, đề cương ôn thi tốt nghiệp thpt môn ngữ văn ,,..về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


MA TRẬN ĐỀ



Mức độ



Chủ đề
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận dụng​
Tổng​
Đặc điểm hình thức văn bản


Tìm kiếm thông tin văn bản
Phân tích tác dụng của phép điệpVận dụng kiến thức, kĩ năng để xây dựng lập luận nhằm trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân về 1ý kiến của tác giả được nhắc đến trong văn bản
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: văn bản ngoài sách giáo khoa
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh.
+ Độ dài khoảng 50 - 300 chữ.
Nhận diện được phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bảnTheo tác giả, vì sao đừng “giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự”?Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần”?

Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: “ trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”? Vì sao?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
0,75
7,5%
1
0,75
7,5%
1
1,0
10 %
4
3,0
30%
II. Làm vănCâu 1. Viết đoạn nghị luận xã hộiVận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
2
2,0
0%
Câu 2. Viết bài nghị luận văn họcVận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài nghị luận văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5,0
50%
1
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
2
7,0
10%
5
10
100%













































































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề




I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:


Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả. […]

Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)


Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (NB)
. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (NB). Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?

Câu 3 (TH). Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần?

Câu 4 (VD). Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm).

Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo viết:

… tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng…

(Đàn ghita của Lor- ca, Thanh Thảo, SGK Ngữ văn 12, trang 165, tập I, NXB Giáo dục, 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng tiếng đàn trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về sức sống của nghệ thuật chân chính.





































HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I​
Đọc hiểu
3.0
1​
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
* Trả lời đúng như trên: 0,5đ
* Trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ
0,5
2​
Theo tác giả, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự vì:
- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.
- Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả.
- Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.
* Mỗi ý: 0,25 đ
0,75
3​
Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần có thể được hiểu như sau:
- Sau mỗi thành công đạt được, con người luôn phải có những phút chiêm nghiệm, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Sau mỗi “bước tiến xa” để đi về phía trước, luôn tồn tại và cần thiết phải có những bước lùi lại, nhìn nhận những gì mình đã làm để rút ra bài học, trên cơ sở đó mới mong đạt được những bước tiến xa hơn nữa, thành công hơn nữa.
* Trả lời đủ 2 ý: 0,5đ
* Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5đ
0,75
4​
- Đồng ý với quan điểm trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.
- Vì:
+ Con người là tổng thể của các mối quan hệ xã hội, phải biết chấp nhận mình cùng người khác thì mới cùng chung sống được.
+ Chấp nhận mình và người khác như bản thân vốn có để có những đánh giá đúng về bản thân mình và những người xung quanh.
+ Biết được khả năng của bản thân mình và người khác sẽ có phương hướng phát huy những ưu điểm của mình, hạn chế những khuyết điểm mà mình mắc phải. Đồng thời, biết học tập những điểm mạnh của người khác cũng như không trở nên quá hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.
+ Chấp nhận mình và chấp nhận người khác như bản thân vốn có không phải là thỏa mãn với những gì mình có mà là một cách để trân trọng hiện tại, hướng tới ngày mai tốt đẹp hơn.
* Nêu quan điểm: 0,25 đ
* Lý giải
- Từ 2 lý lẽ sâu sắc, thuyết phục trở lên: 0,75đ
- Có 1 lý lẽ sâu sắc, thuyêt phục: 0,5đ
- Lý giải chung chung, chưa thuyết phục: 0,25đ
1,0



II​
Làm văn
1​
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.
0,25


0,25
Hs có thể triển khai theo hướng sau:
- Sự trải nghiệm: quá trình tham gia, tìm hiểu, dấn thân thực hành các công việc khác nhau trong những vấn đề thuộc bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống.
- Ý nghĩa của sự trải nghiệm là mang đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm cần thiết cho những hoạt động, việc làm, những bước tiến tiếp theo.
+ Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm, không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, chính trải nghiệm giúp ta tự nhận ra ưu và khuyết điểm của mình.
+ Trên đời, không có gì là hoàn hảo, hoàn mĩ nên sau mỗi lần trải nghiệm, chúng ta sẽ tự hoàn thiện bản thân để vươn tới những điều tốt đẹp hơn.
+ Ai cũng cần những trải nghiệm thì mới nên người, khi nhận thức được điều đó, việc đánh giá mình và người khác cũng trở nên bớt hà khắc, tránh gây những tổn thương không đáng có cho mọi người xung quanh.
-> Mang đến cho chúng ta những bài học mới, nhận ra những nhược điểm, ưu điểm của bản thân cũng như những người bên cạnh, từ đó có hướng khắc phục đúng đắn để sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới. Sự trải nghiệm giúp con người trưởng thành theo thời gian.
Dẫn chứng:
+ Những kì giao lưu, cọ sát, thi thử giúp học sinh củng cố tinh thần, biết bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt
+ Qua bao nhiêu trải nghiệm, thất bại rồi thành công, đội tuyển U23 Việt Nam mới vững vàng như ngày hôm nay để ghi tên mình trên bản đồ bóng đá châu lục.
- Trải nghiệm giúp chúng ta có cái nhìn khoan dung hơn với bản thân mình và những người xung quanh, từ đó không khiến cho chính mình và mọi người áp lực. Khi học tập và làm việc với tinh thần thoải mái, tỉ lệ thành công càng cao hơn.
Dẫn chứng:
+ Những danh nhân nổi tiếng, những doanh nhân, những người truyền cảm hứng không ít lần thất bại và sau trải nghiệm đó họ lại có thêm động lực để nghiên cứu, tìm tòi và dẫn tới thành công: Bill Gates, Steve Jobs, ….
- Sự trải nghiệm luôn luôn là điều cần thiết để con người tự tích lũy, tự học tập nhưng có những thứ không cần trải nghiệm, ví dụ như sử dụng những chất cấm, làm những điều trái pháp luật…
- Phải cần có trải nghiệm mới nên người, do đó nên có cái nhìn bao dung với những lỗi lầm nhưng cũng cần ghi nhớ, có những lỗi lầm không thể tha thứ được, có những may mắn chẳng bao giờ đến lần thứ hai, nên cũng phải biết nắm bắt cơ hội để bứt phá.
1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2 Câu 2 (5.0 điểm).
Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo viết:
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng…
(Đàn ghi-ta của Lor- ca, Thanh Thảo, SGK Ngữ văn 12, trang 165, tập I, NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng tiếng đàn trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về sức sống của nghệ thuật chân chính.
5.0 đ
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.0.25đ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hình tượng tiếng đàn, nhận xét về sức sống của nghệ thuật chân chính.0.5 đ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Trưởng thành từ những năm tháng chống Mĩ cứu nước, Thanh Thảo là một trong những cây bút có nhiều đóng góp quan trọng và đặc sắc cho thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông luôn được coi là một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với nhiều khám phá, thể hiện mới lạ trên phương diện nghệ thuật.
- Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những sáng tác gây được nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bồi những sáng tạo nghệ thuật độc đáo
- Đoạn thơ là những cảm nhận sâu sắc của Thanh Thảo về con người, số phận và nghệ thuật của Lor- ca.
* Cảm nhận hình tượng tiếng đàn
-
Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lor-ca, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sỹ; Tiếng đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương đất nước (tiếng ghita nâu); Tiếng đàn gửi gắm tình yêu của thi sĩ (cô gái ấy). Tiếng đàn vỡ tan gợi lên số phận mong manh của người nghệ sỹ; Tiếng đàn gắn với Lor-ca ở những giây phút ngắn ngủi cuối cùng của cuộc đời (tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy).
- Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử của người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang).
* Đánh giá chung
- Hình tượng tiếng đàn với nhiều tầng nghĩa đã liên kết các khổ thơ, khơi gợi mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Đây cũng là hình tượng thơ được khắc học theo phong cách tượng trưng, siêu thực, góp phần làm nên thành công đặc biệt của bài thơ.
- Lối thơ không viết hoa đầu dòng tạo mạch thơ liên tục; thể thơ tự do, mới lạ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ ca và âm nhạc; hình ảnh tượng trưng, siêu thực; ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, giàu hình ảnh cảm xúc, suy tưởng, biến hoá với những biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá , ngoa dụ, ẩn dụ..........
* Nhận xét sức sống của nghệ thuật chân chính
- Nghệ thuật chân chính là sự kết tinh và thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ. Đó cũng chính là sự phản ánh cái đẹp cao cả nói chung của cuộc đời.
- Nghệ thuật chân chính luôn có sức sống kì diệu và bất tử, người nghệ sĩ không thể sống mãi với thời gian nhưng những gia trị tinh thần đích thực mà họ để lại luôn được đông đảo nhân dân ngưỡng mộ và gìn giữ, lưu truyền đến muôn đời.
- Nghệ thuật chân chính mang những giá trị chân, thiện, mĩ đến cho cuộc đời. Nó khẳng định một chân lý của nghệ thuật: dù ở thời đại nào, quốc gia nào, hoàn cảnh nào con người vẫn luôn tôn sùng nghệ thuật chân chính.
3.75đ



0,5 đ

2,25








0,5đ







0,5








d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25đ
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.0.25đ








SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ĐẠI AN
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Đọc hiểu- Xác định phương thức biểu đạt (câu 1).
- Chỉ ra những biểu hiện thể hiện nội dung trong đoạn trích(câu 2).
- Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật (câu 3).Suy nghĩ về ý kiến (câu 4).
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,0
10 %​
1
1,0
10 %​
1
1,0
10 %​
4
3,0
30%​
Nghị luận xã hộiVận dụng hiểu biết từ thực tế và kĩ năng tạo lập văn bản để viết đoạn nghị luận xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2,0
20%​
1
2,0
20%​
Nghị luận văn học
Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5,0
50%​
1
5,0
50%​
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

2
1,0
10 %​

1
1,0
10 %​

3
80
80%​

6
10,0
100%​




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ĐẠI AN
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:


Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành.

Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi.


(Dẫn theo Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học. 2016, tr. 98)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2.
Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống? (0,5 điểm)

Câu 3 .
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”. (1,0 điểm)

Câu 4 .
Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”, Thanh Thảo viết:


những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la-li-la-li-la
đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục Việt Nam 2020)

Cảm nhận
của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng Lorca trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Thanh Thảo.






HẾT







Người ra đề: Đinh Thị Tho

SĐT: 0977277544
































































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ĐẠI AN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I​
Đọc hiểu
3.0
1​
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
0,5
2​
Theo tác giả, để hóa giải những khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành.
0,5
3​
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”.
- Nhấn mạnh trong cuộc đời của mỗi người có đầy đủ các cung bậc cảm xúc vui khi thành công (hôm nắng đẹp), buồn khi công việc không như ý (ngày mưa dầm, mây đen đề nặng…). Nhưng dù thành công hay thất bại thì bạn hãy luôn lạc quan, hãy luôn tin rằng ngày mai trời lại sáng.
1,0

4​
- Đồng ý với câu nói: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”.
- Vì: Mỗi người dù trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng đều có thể vượt qua và hướng đến ước mơ, khát vọng của mình mình bằng cách chấp nhận, đối diện với khó khăn, thất bại; giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin cuộc sống…
1,0



II​
Làm văn
1​
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ​
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.
0,25


0,25
1. Giải thích
Ước mơ chính là những kế hoạch, những dự định, hoài bão mà con người mong muốn bản thân mình đạt được. Đó có thể là ước mơ gần, cũng có thể là ước mơ xa hơn nhưng tất cả đều hướng con người tới những hành động để đạt được chúng.
2. Bàn luận
- Ước mơ chính là động lực thúc đẩy con người hành động, vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những giới hạn của bản thân để từng bước, từng bước hoàn thành ước mơ đó. Ta có thể ví ước mơ như ngọn hải đăng chiếu sáng, chỉ đường cho mỗi người.
- Nếu cuộc sống con người thiếu đi những ước mơ, hoài bão thì sẽ ra sao? Cuộc sống của con người lúc đó sẽ chìm vào màn đêm u tối. Bản thân con người thiếu đi ước mơ cũng sẽ như những con thuyền đi đêm mà thiếu ngọn hải đăng dẫn đường. Mất phương hướng, chênh vênh, chao đảo trước sóng gió cuộc đời.
3. Bài học nhận thức và hành động
-
Ước mơ là điều đáng có và đáng trân trọng.
- Tuy nhiên, mỗi người cần xác định cho mình những ước mơ đúng đắn để không ngừng theo đuổi nó, để ước mơ của mình giúp hoàn thiện bản thân mình hơn, giúp ích cho xã hội.
- Đừng biến ước mơ của mình thành ảo vọng, những tham vọng mù quáng để rồi tự nhấn chím mình trong những ảo mộng đó mãi không thể thoát ra. Đó không phải là ước mơ chân chính.
d. Sáng tạo​
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.​
0,25
2​
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng Lorca trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Thanh Thảo.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25​
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp hình tượng Lorca trong đoạn thơ và nhận xét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Thanh Thảo.
0,5​
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
Giới thiều khái quát về tác giả Thanh Thảo, tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” và vấn đề nghị luận.
0,5​
a.Giới thiệu đôi nét về Lorca. (0,5điểm)
– Là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha.
– Lorca có một nhân cách cao đẹp.Ông vừa cổ vũ nhân dân đấu tranh đòi quyền sống chính đáng vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật.
-Lorca trở thành một biểu tượng và là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít,bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.
b.Vẻ đẹp hình tượng Lorca qua 6 câu thơ. (2điểm)
* Văn hóa Tây Ban Nha qua 6 câu đầu
– “tiếng đàn bọt nước”
+ Âm thanh tiếng đàn ghi-ta –một nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha
+Cuộc đời mong manh ngắn ngủi của người nghệ sĩ Lorca.
-“áo choàng đỏ gắt”.
+ Văn hóa đấu bò tót của đất nước Tây Ban Nha
+ Nền chính trị căng thẳng và bất ổn của đất nước Tây Ban Nha
-“li-la-li-la-li-la”.
+ Giai điệu tiếng đàn
+Vẻ đẹp loài hoa li-la.
*Vẻ đẹp hình tượng Lorca.
Trên nền văn hóa Tây Ban Nha người nghệ sĩ hiện lên với khát vọng cao đẹp:
Đấu tranh chống lại chế độ phát xít độc tài đòi tự do dân chủ.
Đấu tranh với nền nghệ thuật già nua của đất nước Tây Ban Nha khát khao đổi mới để thúc đẩy văn hóa văn học của đất nước
Nhưng trong cuộc đấu tranh đó Lorca đơn độc “đi lang thang về miền đơn độc”, “trên yên ngựa mỏi mòn”
Đoạn thơ làm nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với sự tàn bạo của bọn phát xít,giữa tiếng hát yêu đời và hiện thực phũ phàng đẫm máu.
2,5​
* Nhận xét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Thanh Thảo.
-Những hình ảnh so sánh,ẩn dụ tượng trương độc đáo gây ấn tượng mạnh với người đọc.
-Thể thơ tự do kết hợp với việc không dùng dấu chấm câu giúp dễ bộc lộ cảm xúc,làm mạch thơ không dứt,tình cảm được trải dài.
0,5​
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25















SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023

Trường THPT Lý Nhân Tông BÀI THI: NGỮ VĂN

--------------------------
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)


Chủ đề

Nội dung
Cấp độ tư duy

Tổng
NB
TH
VD
VDC
1. Đọc hiểu
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh
+ Độ dài khoảng 150 – 500 chữ
Hình thức văn bản
Câu 1
01 câu
0,5 điểm
5%​
0,5 điểm​
Nội dung văn bản
Câu 2
Câu 3
Câu 4
03 câu
2,5 điểm
25%
0,5 điểm​
1,0 điểm
1,0
điểm​
Tổng
Số câu: 02
1,0 điểm
10%​

Số câu: 01 1,0điểm
10%​

Số câu: 01
1,0 điểm​
10%
Số câu: 04
3,0 điểm
30%​










2. Làm văn
Nghị luận xã hội
Hình thức: Đoạn văn
Vấn đề được đặt ra từ văn bản đọc hiểu ở phần I
Câu 1


2,0
điểm


01 câu
2,0 điểm
20%
Nghị luận văn học
Hình thức: Bài văn
Dạng bài: Nghị luận văn học
Câu
2
01 câu
5,0 điểm
50%​
Tổng
Số câu: 06
Điểm: 10
100%​




















































SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023

Trường THPT Lý Nhân Tông BÀI THI: NGỮ VĂN

--------------------------
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:


Muhammad Ali là chiến binh của mọi chiến binh. Ông đã tranh đấu vì vũ đài, vì hòa bình. Chúng ta đã mất ông, nhưng đêm nay, tôi muốn chia sẻ sự minh triết của ông. Ba điều ông từng nói đã giúp ích cho tôi, và nó có thể hữu ích cho hành trình của bạn.

Điều đầu tiên, ông từng nói: “Đừng tính ngày tháng mà hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính. Bây giờ bạn còn trẻ nhưng đừng bỏ qua bất kì khoảnh khắc nào”. Không chỉ bạn mà thế hệ bạn sẽ có một ngày “kế thừa” thế giới này từ những người “lỗi thời” như tôi.

Điều thứ hai, ông từng nói: “Sự phục vụ và tận tâm của bạn đối với những người khác chính là tiền thuê nhà của bạn tại trái đất này, vậy nên đàng hoàng, tử tế và công bằng”. Đó không chỉ là điều đúng đắn mà còn là điều tốt.

Điều cuối cùng, là những lời cần ghi nhớ khi có ai đó nói với bạn đầu hàng hoặc bảo rằng bạn thua cuộc vì bạn không thể làm được gì khác. Ali từng nói: “Không thể chỉ là từ dành cho một nhóm người cảm thấy dễ dàng hơn khi sống trong một thế giới được định sẵn thay vì khám phá nguồn năng lượng giúp họ thay đổi điều đó. Không thể không phải là thực tế. Nó chỉ là một quan điểm. Không thể không phải là lời tuyên bố. Nó là một thách thức. Không thể là tiềm năng. Không thể chỉ là tạm thời. Không thể chẳng là gì cả”.

Là người mới lên chức bố và từng là một người trẻ trong quá khứ, tôi ở đây để nói với bạn rằng sẽ có lúc bạn phạm sai lầm, bạn ngã quỵ. Tôi hay Ali cũng từng có những khi như thế mà. Nhưng chúng ta làm được gì sau khi vấp ngã mới là điều quan trọng, bởi không gì là không thể.

Đừng lãng phí tuổi thanh xuân. Hãy sống tốt với gia đình, bố mẹ có thể không phải là người hoàn hảo nhưng họ yêu bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Họ cũng như các bạn ở đây, rồi họ cũng sẽ già đi, rất nhanh… Giờ thì hãy làm những điều “không thể” và trở thành thế hệ tuyệt vời nhất có thể.


(Bài phát biểu của ca sĩ Justin Timberlake khi nhận giải thưởng cao quý

“Thành tựu thế hệ” tại Teen Choice Awards 2016)​

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, “không thể” là ý nghĩ dành cho những người như thế nào?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/ chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu nói: Đừng tính ngày tháng mà hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính của M. Ali?

Câu 4. (1.0 điểm) Qua bài phát biểu của Justin Timberlake, anh/chị suy nghĩ như thế nào về một “thế hệ tuyệt vời nhất có thể”?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)


Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân.

Câu 2 (5.0 điểm):

Cho đoạn văn sau:


(...)“Nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn của tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến . Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dù cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được.”

(Nguyễn Tuân - Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)​

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong đoạn trích. Từ đó nhận xét quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về con người.

.…………….Hết……………​



ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC – HIỂU4.0
1​
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Nghị luận0.5
2​
Không thể” là ý nghĩ dành cho những người:
- Cảm thấy dễ dàng hơn khi sống trong một thế giới được định sẵn
- Ngại khám phá nguồn năng lượng giúp họ thay đổi điều đó.

0.25

0,25
3​
Ý nghĩa câu nói Đừng tính ngày tháng mà hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính của M. Ali:
- Thời gian sinh tồn, cuộc đời của mỗi người trở nên có ý nghĩa hay không, đáng tính hay không là do con người quyết định.
- Con người cần chủ động tạo nên ý nghĩa cho thời gian sống của mình bằng việc bồi đắp nhân phẩm, sống yêu thương, ý thức học tập, trau dồi vốn văn hóa…


0.5

0.5
4​
Tham khảo gợi ý sau:
“Thế hệ tuyệt vời nhất có thể” là thế hệ:
- Không lãng phí tuổi thanh xuân.
- Sống tốt với gia đình
- Dám làm những điều không thể để khẳng định và phát triển bản thân
HS trả lời được 2 trên 3 ý cho điểm tối đa.


0.5

0.5
II



LÀM VĂN7.0
1Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân.2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đừng lãng phí tuổi thanh xuân0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
- Thanh xuân là khoảng thời gian tuổi trẻ của con người. Đây là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, khi con người được sống hết mình với đam mê, hoài bão.
- Mỗi người trẻ hãy biết cách để phát triển chính mình: tự bồi dưỡng tri thức, hoàn thiện nhân cách; trân trọng tuổi trẻ, sống trọn vẹn từng phút giây, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cũng như cho xã hội.
- Phê phán những hiện tượng tiêu cực
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.0,25
2Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò qua đoạn trích “ Nắm chặt ....lượn được, lái được” .
Từ đó nhận xét về quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về vẻ đẹp người lái đò từ đó nhận xét cách nhìn con người của Nguyễn Tuân.
0,5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được vài nét tác giả, tác phẩm,đoạn trích, vấn đề nghị luận.
* Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò

- Giới thiệu chung về nhân vật:
+ Người lái đò quê Lai Châu đã gần 70 tuổi
+ Ngoại hình: quắc thước, in đậm dấu ấn của nghề sông nước
+ Người lao động giàu trải nghiệm, đã nhiều lần xuôi ngược trên sông Đà
- Vẻ đẹp người lái đò :
+ Vẻ đẹp mưu trí, dũng cảm : Cuộc vượt thác sông Đà - cuộc thử thách bản lĩnh người lái đò - trận chiến sinh tử. Không ngơi nghỉ, ông đò phá luôn vòng vây thứ 2. Con sông Đà dữ dội, điên cuồng, phô trương sức mạnh hoang dã và sự nham hiểm đến tận cùng. Người lái đò chủ động, dũng mãnh, khéo léo và giàu kinh nghiệm điều khiển con thuyền thoát khỏi sự vây bủa trùng trùng, vượt qua vòng 2.
-> Người lái đò như dũng sĩ kiêu hùng trong truyền thuyết
+ Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ : Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy tay lái ra hoa của ông lái đò. Dòng sông trở nên nham hiểm hơn. Động tác khéo léo, điêu luyện, tinh xảo ( động từ vút, so sánh như mũi tên tre…)
-> Con thuyền như vút bay trong không gian làm hình tượng người lái đò đẹp như trong huyền thoại.
- Nghệ thuật: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò hiện lên sinh động :
+ Vận dụng tri thức ở nhiều lĩnh vực đặc biệt là tri thức quân sự, võ thuật
+ Sử dụng từ ngữ chính xác điêu luyện.
+ Biện pháp nhân hoá, so sánh,liên tưởng độc đáo…


0,25

2,5
0.25





2.0













0,25
* Nhận xét quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về con người
- Nguyễn Tuân nhìn con người ở góc độ tài hoa nghệ sỹ, chất nghệ sỹ hoà hợp với chất anh hùng. Con người là biểu tượng của cái đẹp.
- Nếu như trước cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”, có phần xa lạ với nhiều người, thì sau CM, con người được Nguyễn Tuân ca ngợi là nhân dân lao động trong cuộc sống mới của đất nước hôm nay. Nhà văn dành cho người lao động cái nhìn trân trọng, tin tưởng, yêu thương.
0,75
d. Sáng tạo0.25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu0.5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10 điểm
I. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA



Khung ma trận đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023




Mức độ
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng



Phần I: Đọc hiểu văn bản
- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ của văn bản.- Xác định được nội dung của văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh, câu văn.
- Phân tích, lí giải được quan niệm của tác giả được nhắc đến qua câu văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
1
1,0
10%
3
3
30%

Phần II: Làm văn

-Văn nghị luận xã hội
- Viết đoạn văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%


-Nghị luận văn học
- Viết bài văn nghị luận về một số tác phẩm thơ, đoạn thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5
50%
1
5
50%
Tổng chung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
0,5
5%

2
1,5
15%

1
1,0
10%

2
7,0
70%

6
10
100%


II. ĐỀ THI



Giáo viên ra đề: Ngô Văn Ngũ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ĐỖ HUY LIÊU
Số điện thoại: 0988227019

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:


Ai cũng thích sự an toàn, thích sự chắc chắn nhưng lại quên rằng thay đổi mới chính là an toàn. Ở trong môi trường tất cả mọi thứ đều thay đổi, bạn cũng thay đổi, ấy mới là thuận tự nhiên. Thuận theo tự nhiên thì an toàn hơn chống đối tự nhiên rất nhiều. Bởi vì sợ thay đổi nên mọi người sống một cuộc sống nhàm chán giống nhau hết ngày này qua tháng khác mà không biết rằng khả năng thay đổi chính là khả năng tuyệt vời nhất mà con người có được. Các loài vật phải thay đổi bản thân nó cho phù hợp với hoàn cảnh sống nhưng chỉ có con người mới có khả năng thay đổi hoàn cảnh sống để phù hợp với mình. [...] Hãy bắt đầu thay đổi từ những cái nhỏ rồi sang cái lớn, từ cái dễ rồi sang cái khó hơn. Dần dà bạn sẽ phát hiện ra mình đang tự tạo nên một phiên bản nâng cấp – đó là bước đầu tiên. Rồi từ một “chính mình” mới đó mà bạn có khả năng để tạo ra thay đổi cho xã hội bạn đang sống. Không gì là không thể.

Mọi thứ trên đời đều không ngừng thay đổi để tiến hóa. Chính bạn cũng đang tiến hóa mỗi ngày mà bạn không nhận ra. Chỉ cần có một tư duy khác đi, một suy nghĩ khác hơn về cuộc đời, về thế giới, về bản thân là bạn đã tiến hóa hơn ngày hôm qua rồi. Lịch sử đã chứng minh loài nào tiến hóa nhanh nhất sẽ làm chủ muôn loài, dân tộc nào tiến hoá nhanh nhất sẽ dẫn đầu các dân tộc khác và người nào tiến hóa nhanh hơn trong tư duy và óc sáng tạo cũng đều là người tạo nên sự thay đổi cho thế giới. Vậy mà bạn hãy còn sợ hãi và tránh lé khi nhắc đến thay đổi? Thật lạ lùng! Thay đổi chính là cách để chúng ta học hỏi những điều mới, chính là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm cuộc đời, là khởi đầu để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.


(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, NXB Thế giới, 2017)​

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1:
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, sự thay đổi có những ý nghĩa gì cho bản thân và xã hội? (0,5 điểm)

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng “thay đổi mới chính là an toàn” (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Sống như ngày mai sẽ chết” không? Vì sao?



II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về những việc cần làm để tạo sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, nhà thơ Thanh Thảo viết:

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.165)


Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về nỗ lực cách tân thơ Việt của nhà thơ Thanh Thảo.



...........................Hết............................



(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)

Họ và tên thí sinh:.......................................; Số BD:......................................................

Chữ kí của cán bộ coi thi 1: ……………….; Chữ kí của cán bộ coi thi 2:……………





























SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ĐỖ HUY LIÊU
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN

(Đáp án- Thang điểm gồm có 03 trang)



Phần
Câu
Nội dung
Điểm
IĐỌC HIỂU
3,0
1
- Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên: Chính luận.
Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
Trả lời sai hoặc không trả lời 0 điểm
0,5
2
Theo tác giả, sự thay đổi giúp chúng ta
+ Có thêm kiến thức, trải nghiệm mới mẻ cho bản thân.
+ Góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp nhờ sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân.
(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
0,5
3
- Tác giả cho rằng “thay đổi mới chính là an toàn” vì:
+ Theo quy luật của tự nhiên, tất cả mọi thứ đều sẽ thay đổi theo thời gian, thay đổi là cách để con người sống một cuộc đời ý nghĩa và thú vị hơn.
+ Thay đổi giúp bạn tìm thấy động lực để phát triển và mở ra cơ hội để đạt được những thành tựu to lớn.
(Đúng 1 ý được 0,5đ; Đúng 2 ý được 1,0đ)
1,0
4
- Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm “Sống như ngày mai sẽ chết”.
- HS lý giải một cách hợp lí.
* Lưu ý:
+ Lí giải hợp lí, thuyết phục, sâu sắc về vấn đề: 1.0 điểm
+ Có ý thức lí giải nhưng còn chung chung, sơ sài: 0.5 điểm
+ Không lí giải: không cho điểm.
1,0
IILÀM VĂN
7,0
1
Viết một đoạn văn về những việc cần làm để tạo sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân.
2,0
a. Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng- phân- hợp hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Những việc cần làm để tạo sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những việc cần làm để tạo sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân. Có thể theo hướng sau:
Bản thân ta cần biết trân trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lí khoa học; loại bỏ những thói quen xấu, ngừng lo lắng, phiền não hay phán xét; sống chậm để cảm nhận đi vào chiều sâu, thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, yêu thương và độ lượng hơn.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
2
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lorca; nhận xét về nỗ lực cách tân thơ Việt của nhà thơ Thanh Thảo.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; nỗ lực cách tân thơ Việt của nhà thơ Thanh Thảo.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp nhuần nhiễn lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo, tác phẩm Đàn ghi ta của Lor ca và đoạn thơ.
0,5
*Cảm nhận về đoạn thơ:
- Về nội dung: Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình: Lor-ca - cuộc đời, tâm hồn và sáng tạo nghệ thuật đi vào bất tử.
+ Hình ảnh biểu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn- tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Lời di nguyện của Lor-ca muốn hậu thế tiếp bước, phát triển con đường nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật mới hơn, hay hơn. Thực tế tiếng thơ của ông đã trở thành bất tử.
+ Hình ảnh biểu tượng đậm chất siêu thực: Lor-ca bơi sang ngang- trên chiếc ghi ta màu bạc -> sắc màu cây đàn vừa gợi sự thanh sạch, ngay thẳng, vừa nhuốm màu siêu thoát, hư ảo nhưng trường tồn. Dù người nghệ sĩ bơi sang ngang với chiếc ghi ta màu bạc của mình nhưng linh hồn, tiếng đàn của anh thì vẫn trường cửu, không ngừng vươn lên, lan toả trong lòng các thế hệ mai sau.
+ “li la li la ...”: Chuỗi âm thanh li la li la li la tạo nên đặc trưng nhạc điệu riêng cho bài thơ, đồng thời để lại dư âm, dư ảnh (chuỗi hoa tím mà Lorca để lại, hay là chuỗi hoa người đời, người thơ thầm kín viếng hương hồn Lor-ca). Đó là sự giao thoa giữa thơ và nhạc và cũng chính là sự tri ân, ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ Lor-ca.
- Về nghệ thuật: Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện bằng thể thơ tự do, hình thức câu thơ tự do, xoá bỏ mọi ràng buộc, không dấu ngắt câu nhịp thơ linh hoạt, phép điệp, phép láy tạo nên tiết tấu, nhịp điệu giàu tính nhạc.

2,0




















0,5
*Nhận xét về nỗ lực cách tân thơ Việt của nhà thơ Thanh Thảo
- Cách tân về phương diện nội dung: xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm - Là cái tôi hoàn toàn đắm chìm trong cái tôi cảm xúc, không hề có sự chi phối của lý trí.
- Cách tân về phương diện nghệ thuật: tìm kiếm những phương thức biểu đạt mới ở hình thức câu thơ tự do, nhịp điệu thơ, hệ thống thi ảnh, ngôn từ.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, chuẩn ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện được cách viết sáng tạo, sự cảm nhận sâu sắc, mới mẻ.
0,5
TỔNG ĐIỂM
10,0


----------Hết----------​



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGHỊ
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
THPT NĂM 2022 - 2023

Bài thi: NGỮ VĂN




PhầnCâu
Nội dung
Điểm
I.
ĐỌC HIỂU3,0
1Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Biểu cảm.0,75
2Theo tác giả, việc chúng ta cần làm khi vấp ngã, sai lầm:
Hãy đứng lên
Nhìn về phía trước
Sửa sai khi chuyện vẫn còn
Không tính thiệt hơn
Đừng khóc vì sai lầm
( Học sinh nêu được từ 3 việc nêu trên cho điểm tối đa)
0,75
3Nội dung ý thơ được hiểu là: Sau khi vấp ngã ta sẽ học được những bài học kinh nghiệm đáng quý. Những kinh nghiệm đó là bản lề để ta mở cánh cửa tương lai, giúp ta trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động, như vậy con đường phía trước sẽ rộng mở hơn.
Từ đó tác giả khuyên chúng ta hãy mạnh mẽ đứng lên trước khó khăn, thử thách.
0,75


0,25
4Nhận xét những lời khuyên của tác giả về ý nghĩa bài học khi vấp ngã
Những lời khuyên của tác giả: bài học khi vấp ngã có ý nghĩa đánh thức sức mạnh nội tại trong mỗi chúng ta, dù có sai lầm, vấp ngã cũng không được đầu hàng
Nhận xét những lời khuyên của tác giả: đúng đắn và sâu sắc
0,5

IILÀM VĂN7,0
1Viết đoạn văn về việc làm thế nào để vượt qua thất bại trong cuộc sống.2,0
a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn0,25
b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Làm thế nào để vượt qua thất bại trong cuộc sống.
0,25
c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Chấp nhận những cách trả lời khác nhau nhưng cần lí giải hợp lí. VD:
Nhận thức được thất bại chỉ là thử thách mà mình cần phải vượt qua
Dũng cảm đối mặt, thừa nhận những sai lầm, thất bại để rút ra bài học
Tự tin, làm chủ tư duy tránh những suy nghĩ tiêu cực.
Cần ý chí, quyết tâm, tri thức …để vượt qua thất bại.
Cần sự quan tâm, động viên từ người thân, bạn bè làm động lực để bản thân vượt qua mọi khó khăn..
1,0
d/ Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu0,25
2.Cảm nhận của anh/chị về hình tượng ông lái đò trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình tượng ông lái đò trong đoạn trích với hình tượng ông lái đò sau khi vượt thác được miêu tả trong tác phẩm để nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân .5,0
a/ Đảm bảo thể thức của một bài văn0,25
b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng ông lái đò trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình tượng ông lái đò trong đoạn trích với hình tượng ông lái đò sau khi vượt thác được miêu tả trong tác phẩm để nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.0,5
c/ Triển khai hợp lí nội dung bài viết: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau.
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Phân tích hình tượng ông lái đò:
- Vẻ đẹp trí dũng của ông lái đò:
+ Ở trùng vi thạch trận thứ nhất: Gồm năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tản ngạn sông. Ông lái đò chủ động không hề sợ hãi, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái để khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình.
+ Ở trùng vi thạch trận thứ hai: Ở cửa này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. Ông đò nắm chắc bờm sóngghì cương láiphóng nhanh…. lái miết… vào cửa sinh với tốc độ di chuyển mau lẹ
+ Ở trùng vi thạch trận thứ ba: Ở trùng này, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sống nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Ông cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá.
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò:
+ Chất tài hoa: Sở dĩ ông lái đò có thể băng băng vượt qua thác dữ, xé toang hết lớp này đến lớp khác của các trùng vi thạch trận với phong thái rất bình tĩnh, tự tin là bởi ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.
+ Chất nghệ sĩ: Đôi cánh tay chèo lái và đôi chân giữ thế tạo đà kết hợp như vũ điệu nhịp nhàng với bản giao hưởng của dòng sông. Người lái đò đã điều khiển chiếc thuyền như một mũi tên tre. Nó giống như một màn biểu diễn nghệ thuật hoàn hảo.
- Vẻ đẹp của ông lái đò được đặt trong tình huống vượt thác đầy thử thách; chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ; sử dụng ngôn ngữ phong phú, sáng tạo; phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú, vận dụng những kiến thức của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau…
*Đánh giá chung : bằng nghệ thuật tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng ông lái đò trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dội không chỉ là một người anh hùng trí dũng tuyệt vời mà còn là một nghệ sĩ coa “tay lái tài hoa”


* Nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân đã phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn cả trong những hoạt động khác. Đối với bất cứ công việc gì khi đạt tới trình độ khéo léo, điêu luyện con người sẽ bộc lộ nét tài hoa rất đáng ngưỡng mộ và trân trọng.
- Nguyễn Tuân muốn phát biểu một quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn xuất hiện trong cả cuộc sống lao động bình thường.
0,5

1,75










0,5

0,25


0,5


d/ Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, giàu cảm xúc, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận0,5
e/Chính tả, dùng từ, đặt câu0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10


1682055739939.png


PASS GIẢI NÉN: yopoVN.com

THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--- ĐỀ LUYỆN THI TN THPT SPSTH OTTN NGỮ VĂN 2023.zip
    1.8 MB · Lượt tải : 16
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giải đề thi văn thpt quốc gia 2020 bài giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 bộ đề thi thpt quốc gia môn văn 2021 bộ đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn bộ đề thi văn thpt quốc gia các dạng đề văn thi thpt quốc gia 2021 cấu trúc đề thi văn thpt quốc gia 2021 chữa đề thi văn thpt quốc gia 2021 dạng đề thi văn thpt quốc gia 2019 dạng đề văn thi thpt quốc gia 2021 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2019 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2020 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2021 dự đoán đề thi văn thpt quốc gia 2021 môn văn giải đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 giải đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 giới hạn đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn giới hạn đề thi văn thpt quốc gia 2021 kết quả đề thi văn thpt quốc gia 2021 lời giải đề thi văn thpt quốc gia 2021 nhận xét đề thi văn thpt quốc gia 2019 nhận xét đề thi văn thpt quốc gia 2021 xem đề thi văn thpt quốc gia 2020 xem đề thi văn thpt quốc gia 2021 đánh giá đề thi văn thpt quốc gia 2021 đáp an đề thi văn thpt quốc gia 2021 đề cương văn thi thpt quốc gia 2021 đề ngữ văn thpt quốc gia 2021 đề thi anh văn thpt quốc gia 2017 đề thi anh văn thpt quốc gia 2018 đề thi anh văn thpt quốc gia 2019 đề thi anh văn thpt quốc gia 2020 đề thi anh văn thpt quốc gia 2021 đề thi môn văn thpt quốc gia 2018 đề thi môn văn thpt quốc gia 2019 đề thi môn văn thpt quốc gia 2020 đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi môn văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 đề thi nghề tin học văn phòng thpt đề thi ngữ văn 12 thpt quốc gia 2021 đề thi ngữ văn thpt năm 2020 đề thi ngữ văn thpt quốc gia 2021 đề thi ngữ văn thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi tham khảo thpt quốc gia 2021 văn đề thi thpt môn văn đề thi thpt môn văn 2017 đề thi thpt môn văn chiếc thuyền ngoài xa đề thi thpt quốc gia 2019 môn văn file word đề thi thpt quốc gia 2020 môn văn file word đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn hà nội đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn hải phòng đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn lần 2 đề thi thpt văn từng năm đề thi thử anh văn thpt quốc gia 2021 đề thi thử anh văn thpt quốc gia online đề thi thử văn thpt quốc gia 2021 hà nội đề thi toán thpt quốc gia 2021 anh văn đề thi văn 12 thpt quốc gia 2018 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2019 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2020 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2021 đề thi văn 2001 đề thi văn dự bị thpt quốc gia 2020 đề thi văn quốc gia năm 2020 đề thi văn thpt đề thi văn thpt 2018 hải dương đề thi văn thpt 2019 hải dương đề thi văn thpt 2020 đề thi văn thpt 2020 lần 2 đề thi văn thpt 2021 đề thi văn thpt 2021 chính thức đề thi văn thpt 2021 lần 2 đề thi văn thpt 2021 lớp 12 đề thi văn thpt bắc giang đề thi văn thpt bắc ninh đề thi văn thpt các năm đề thi văn thpt chiếc thuyền ngoài xa đề thi văn thpt chuyên ngoại ngữ đề thi văn thpt chuyên sư phạm đề thi văn thpt có đáp án đề thi văn thpt của các năm đề thi văn thpt hà nội 2018 đề thi văn thpt hà nội 2019 đề thi văn thpt hà nội 2020 đề thi văn thpt hà nội 2021 đề thi văn thpt hà nội năm 2017 đề thi văn thpt hải phòng 2019 đề thi văn thpt hưng yên đề thi văn thpt hưng yên 2020 đề thi văn thpt khoá 2000 đề thi văn thpt lớp 10 đề thi văn thpt lớp 11 đề thi văn thpt năm 2000 đề thi văn thpt năm 2015 đề thi văn thpt năm 2017 đề thi văn thpt năm 2018 đề thi văn thpt năm 2019 đề thi văn thpt năm 2020 đề thi văn thpt năm 2021 đề thi văn thpt người lái đò sông đà đề thi văn thpt những năm gần đây đề thi văn thpt qua các năm đề thi văn thpt quốc gia đề thi văn thpt quốc gia 2008 khối c đề thi văn thpt quốc gia 2011 khối c đề thi văn thpt quốc gia 2013 khối d đề thi văn thpt quốc gia 2014 khối c đề thi văn thpt quốc gia 2014 khối d đề thi văn thpt quốc gia 2015 đề thi văn thpt quốc gia 2016 đề thi văn thpt quốc gia 2017 đề thi văn thpt quốc gia 2018 đề thi văn thpt quốc gia 2019 đề thi văn thpt quốc gia 2019 dự bị đề thi văn thpt quốc gia 2020 đề thi văn thpt quốc gia 2020 dự bị đề thi văn thpt quốc gia 2020 hải phòng đề thi văn thpt quốc gia 2020 khó hay dễ đề thi văn thpt quốc gia 2020 môn toán đề thi văn thpt quốc gia 2020 pdf đề thi văn thpt quốc gia 2020 phú thọ đề thi văn thpt quốc gia 2020 sáng nay đề thi văn thpt quốc gia 2020 sinh học đề thi văn thpt quốc gia 2020 vào bài nào đề thi văn thpt quốc gia 2021 đề thi văn thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi văn thpt quốc gia 2021 có đáp án đề thi văn thpt quốc gia 2021 của nam định đề thi văn thpt quốc gia 2021 hà nội đề thi văn thpt quốc gia 2021 hải phòng đề thi văn thpt quốc gia 2021 khó hay dễ đề thi văn thpt quốc gia 2021 minh họa đề thi văn thpt quốc gia 2021 pdf đề thi văn thpt quốc gia 2021 sóng đề thi văn thpt quốc gia 2021 sử đề thi văn thpt quốc gia 2021 tây tiến đề thi văn thpt quốc gia 2021 vào bài nào đề thi văn thpt quốc gia 2021 đáp án đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 1 đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 đề thi văn thpt quốc gia 2021 đợt 2 đáp án đề thi văn thpt quốc gia 3 năm gần đây đề thi văn thpt quốc gia các năm đề thi văn thpt quốc gia chiếc thuyền ngoài xa đề thi văn thpt quốc gia có trích thơ không đề thi văn thpt quốc gia mỗi năm đề thi văn thpt quốc gia sông đà đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2014 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2016 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2018 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2019 đề thi văn thpt quốc gia từ năm 2020 đề thi văn thpt quốc gia việt bắc đề thi văn thpt quốc gia vợ chồng a phủ đề thi văn thpt sóng đề thi văn thpt từ 2010 đến 2020 đề thi văn thpt từ 2015 đến 2019 đề thi văn thpt vợ chồng a phủ đề thi văn thpt đợt 2 đề thi văn thpt đợt 2 2021 đề thi văn thpt đợt 2 năm 2020 đề thi văn thpt đợt 2 năm 2021 đề thi văn thử thpt quốc gia 2020 đề thi văn tn thpt 2020 đề thi văn tn thpt 2021 đề thi văn trung học phổ thông đề thi văn vào 10 thpt nguyễn tất thành đề thi văn vào 10 thpt uông bí đề thi văn vào thpt đề văn kỳ thi thpt quốc gia 2021 đề văn thi thử thpt quốc gia 2021 đề văn thi thử thpt quốc gia 2021 nam định đề văn thpt quốc gia 2021
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top