Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 8 Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 2 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 8 file trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 2 về ở dưới.
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
, ngày 6 tháng 4 năm 2021


BÁO CÁO

BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CÁO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

MÔN : THỂ DỤC


- Họ và tên: Nam, nữ:

- Trình độ đại chuyên môn: Đại học thể dục thể thao

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị công tác:

Giáo dục thể chất tại trường học là một bộ phận quan trọng của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra lớp người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là những con người “Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Muốn vậy, nhà trường không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí tuệ khoa học, tri thức, mà còn phải giúp học sinh trở thành một con người có sức khỏe lành mạnh. Mục tiêu chiến lược này thể hiện ở những yêu cầu mới bức bách về sức khỏe về thể lực của lớp người lao động mới trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội, đặc biệt là nền kinh tế trí thức nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta hiện nay (Nghị quyết TWII - khóa VIII).

Trong cuộc sống của con người không thể thiếu được âm nhạc. Âm nhạc như một món ăn tinh thần hâm nóng mọi bầu không khí làm mọi người xích lại gần nhau hơn. Âm nhạc phát huy trí tuệ, nó kích thích tinh thần hăng hái, sự hưng phấn say mê học tập để rèn luyện các hoạt động của con người nói chung và với trẻ em nói riêng theo đúng quan điểm phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì yếu tố con người luôn luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể lực chiếm vị trí quan trọng, cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện phương pháp nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, hài hoà. Hiểu được ý nghĩa đó, ngay từ đầu bậc tiểu học Đảng và nhà nước đã xác địch mục đích giáo dục thể chất trong trường tiểu học là một hình thức giáo dục chuyên biệt. Ở đó học sinh được rèn luyện phẩm chất đạo đức, tri thức thẩm mỹ và sức khoẻ, bồi dưỡng những kiến thức tối thiểu về vệ sinh cơ thể, từng bước hình thành thói quen tập luyện, tạo nên điều kiện tự nhiên thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện năng lực hoạt động cơ thể (khéo léo, khả năng, phối hợp hoạt động, sức nhanh). Qua đó góp phần nâng cao dần khả năng thích nghi của cơ thể đối với những thay đổi thời tiết, khí hậu và khả năng chống đỡ với bệnh tật. Bồi dưỡng cho học sinh kiến thức cần thiết, kỹ năng vui chơi đúng phương pháp, dần dần gây cho các em lòng ham thích, thói quen hoạt động lành mạnh, rèn luyện thân thể hàng ngày. Qua giờ học thể dục, bồi dưỡng các em hình thành những suy nghĩ, hành động, thể hiện tình cảm tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và hướng dẫn cho các em biết vận dụng nhiều phẩm chất tốt trong học tập, lao động và đối xử đúng với cha mẹ, ông, bà, anh em, thầy, bạn. Do đó, gây được ảnh hưởng tốt trực tiếp đến hiệu quả học tập rèn luyện, lao động vui chơi và những hành vi đạo đức tốt khác.

Như vậy, giáo dục thể chất trong trường tiểu học là một bộ phận tất yếu không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm mục tiêu giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ thành những con người toàn diện về đạo đức, trí dục, thể chất thẩm mỹ và khả năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt nhất trước khi bước vào cuộc sống.

Hiệu quả của giờ học thể dục chỉ đạt ở mức độ cao khi học sinh có ý thức, tự giác, xuất phát từ nhu cầu thật sự quyết tâm, luyện tập thường xuyên. Vì vậy, ngay từ buổi học đầu giáo viên cần xây dựng cho các em ý thức tự giác, tích cực hăng say, thực sự trong các giờ học, tự tập ở trường và ở nhà. Hơn nữa, hoạt động của học sinh tiểu học mang tính rất rõ nét của đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính. Vì vậy, vấn đề đặt ra là khi giảng dạy các lớp khác nhau, cần căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà giáo viên đưa ra những phương pháp phù hợp cũng như thay đổi hình thức tập luyện sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để giờ học không đơn điệu mà vẫn gây được hứng thú học tập trong học sinh dẫn đến giờ học đạt hiệu quả tốt nhất.

Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và chất lượng của môn giáo dục thể chất nói riêng. Với kiến thức của bản thân được trau dồi trong những năm tháng học tập và rèn luyện cũng như sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp. Nhất là mong muốn góp phần tạo một giờ học thể dục sôi nổi, đã thôi thúc tôi đưa đến quyết định đưa âm nhạc vào môn giáo dục thể chất.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Cơ sở lý luận.


Chúng ta đều biết, trong tất cả các môn học ở bậc tiểu học, mỗi môn có một phương pháp giảng dạy riêng nhưng mục đích chung vẫn là kết quả học tập của các em. Đối với môn thể dục, đây là môn học có đặc thù riêng đòi hỏi thầy và trò cùng làm việc ngoài trời. Như vậy, nó lại có điều kiện để cho các em học sinh quan sát cảnh vật xung quanh một cách tùy thích sau thời gian ngồi học trong phòng, dù giáo viên có nhắc nhở chăng nữa thì cũng giới hạn ở mức độ nào đó và kết quả học tập của các em không như sự mong muốn của giáo viên.

Trong giờ học thể dục chủ yếu là tập luyện vì thế các nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần. Mà hệ thần kinh của trẻ em lứa tuổi tiểu học chưa bền vững, nếu thực hiện lặp lại nhiều lần nội dung nào đó sẽ gây chán nản cho học sinh. Vậy làm thế nào để tạo được giờ học không bị nhàm chán với những suy nghĩ trăn trở của một người giáo viên tôi nhận thấy rằng khi dạy học sinh theo phương pháp cũ thì bên cạnh những học sinh yêu thích giờ thể dục, vì các em được vui chơi và không phải học những tiết Toán, Tiếng việt căng thẳng, còn có một số em tập chỉ để mà tập vì các em không có hứng thú tập luyện, các em bị phân tán tư tưởng, uể oải, không tập trung, miễn cưỡng học mà thôi, các em không thấy rõ tầm quan trọng, lợi ích của việc tập luyện thể dục có tác động đến sức khoẻ của chính bản thân mình để giúp cho việc học tập các môn khác được tốt hơn. Trước thực trạng đó sau một thời gian nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục tôi đã mạnh dạn đưa âm nhạc vào trong giờ học thể dục nhằm tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, tạo không khí sôi nổi hưng phấn.

Đối với lứa tuổi thiếu nhi các nhạc sĩ đã viết tặng các em hàng ngàn bài hát hay. Những bài hát ấy đã nâng bước các em đến trường, động viên các em trong học tập, phấn đấu và rèn luyện, giáo dục các em lòng tự hào, niềm kính yêu quê hương, yêu đất nước. Lớp lớp tuổi thơ đã được nuôi lớn tâm hồn trong những bài ca tiếng hát. Những bài ca ấy đã có chỗ xứng đáng trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục tuổi thơ. Đó chính là hành trang để các em bước vào thế kỉ mới với sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

2. Cơ sở thực tiễn.

Trường Tiểu học Đông Hợp có vị trí quan trọng, nằm tiếp giáp với thị trấn Đông Hưng, trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Đông Hưng; mật độ dân số đông, thêm lượng học sinh các vùng tiếp giáp sang học nên áp lực cho trường không hề nhỏ. Hiện nay, trường được bố trí 13 phòng học, 1 phòng tin học, 1 thư viện, 1 hội trường và các phòng làm việc khác... Trường được bố trí 1 khu đất nhỏ hẹp để tập luyện, học tập môn thể dục.

Việc sử dụng âm nhạc trong các bài tập thể dục thể thao có ý nghĩa rất quan trọng; tuy nhiên cần phải sử dụng một cách hợp lý và phù hợp với nội dung bài tập, thời gian tập và lứa tuổi học sinh. Nếu quá lạm dụng âm nhạc thì rất có thể sẽ đạt kết quả ngược với sự mong muốn của người sử dụng. Sau đây là một số phương pháp sử dụng âm nhạc trong các bài tập thể dục thể thao.

+ Việc đầu tiên là lựa chọn bài hát cho phù hợp. Nên sử dụng các bài hát mà các em đã được học trong các tiết âm nhạc của trường, những bài hát dễ thuộc có nhịp 2-4 mang giai điệu vui tươi nhí nhảnh của tuổi học trò.

+ Xác định nội dung tập luyện để lựa chọn bài hát cho phù hợp về nội dung, giai điệu, tiết tấu.

Ví dụ: Khi khởi động đầu giờ thì lựa chọn loại nhạc gây cảm giác sôi nổi, hào hứng hoặc khi thả lỏng thì chọn những bài hát có nhịp điệu chậm, nhẹ nhàng hoặc bài hát có kết hợp múa phụ hoạ giúp thả lỏng cơ khớp.

+ Tuỳ từng bài tập mà thể hiện kết hợp liên khúc, một bài hát hoặc chỉ một số câu trong bài hát.

Ví dụ: Đối với bài tập thể dục phát triển chung thì sử dụng liên khúc nhiều bài hát, nhưng khi chuyển đổi hình thì chỉ cần sử dụng một bài hát.

+ Không lạm dụng quá nhiều các bài hát trong một giờ tập sẽ làm cho học sinh mệt mỏi và gây cảm giác như một giờ âm nhạc.

+ Nên căn cứ vào yêu cầu của bài để sử dụng nhạc vào lúc nào cho hợp lý.

Ví dụ: không sử dụng ghép nhạc khi học sinh bắt đầu học nội dung mới (dạy động tác mới). Nên ghép nhạc khi học sinh đã thực hiện thành thạo động tác, nhớ thứ tự động tác và biết tự nhẩm đếm nhịp.

Tôi nhận thấy khi đến giờ học thể dục các em chưa có sự thích thú trong học, không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, còn lười trong tập luyện, xem nhẹ giờ học thể dục, khi về nhà không luyện tập thêm. Do các em không nắm vững kỹ thuật động tác một cách hoàn hảo. Chất lượng môn thể dục chưa đạt hiệu quả cao.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP.

Sau 3 năm công tác tại trường từ năm 2018 tới nay tôi nhận thấy, hoạt động công tác giáo dục thể chất tại nhà trường mặc dù được quan tâm, nhưng chưa đạt hiệu quả cao.

Sau khi nghiên cứu, ứng dụng và thử nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cần:

Thứ nhất, Biện pháp giáo dục, truyền thông: Biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho học sinh trong trường giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của GDTC.

Ví dụ: thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, kỉ niệm ngày truyền thống thể thao Việt Nam 27/3, hoặc những hôm trời mưa, học sinh không thực hiện được ngoài trời. Thì giáo viên có thể tổ chức cái buổi tuyên truyền, giáo dục cho học sinh hiểu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục thể chất.

Thứ hai, Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên:

+ Biện pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho giáo viên.

+ Biện pháp đảm bảo đủ số lượng giáo viên, theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Thứ ba, Biện pháp chuyên môn:

+ Biện pháp đổi mới nội dung môn học thể dục cho phù hợp nhu cầu người học và điều kiện thực tiễn trường .

+ Biện pháp đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học khi lên lớp. Chúng ta phải liên môn tích hợp, đưa âm nhạc vào trong quá trình giảng dạy hoặc thông qua mỗi buổi học thì kết hợp giáo dục đạo đức học sinh trong môn giáo dục thể chất.

Ví dụ: Đưa âm nhạc vào bài thể dục phát triển chung, bài khởi động chung.

+ Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ít nhất 1 – 2 buổi trong một tuần. Hoạt động ngoại khoá, đưa học sinh tham quan trải nghiệm tại các trung tâm thể dục thể thao...

+ Biện pháp tổ chức thêm các môn thể thao tự chọn phù hợp với nhu cầu thực tế của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của trường.

Qua nghiên cứu các biện pháp trên vào giảng dạy môn thể dục tôi nhận thấy biện pháp chuyên môn được áp dụng thực tiễn vào trường của tôi rất hiệu quả. Cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham thích học môn thể dục, thường trông chờ đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng buổi dạy, các em nắm vững từng kĩ thuật động tác, thực hiện động tác đúng, đẹp, kể cả học sinh có sức khoẻ yếu, tuy không đòi hỏi ở mức độ cao ở các em, song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ cho các em, là cơ sở để các em bước vào các lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn. Tôi xin cụ thể hóa biện pháp này ở dưới như sau:

1. Lựa chọn bài hát phù hợp để đưa vào các giờ thể dục

Với đặc thù ở trường phần lớn còn nhiều gia đình chưa có thời gian và điều kiện quan tâm đến việc học hành của con em mình; vì thế nhiều em thích chơi hơn học. Vì vậy, làm thế nào để tạo cho các em có sự hứng thú khi tập luyện môn thể dục và hứng thú là yếu tố dẫn đến tự giác - hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm tính tích cực và độc lập sáng tác trong học tập. Khi người giáo viên đã gây được hứng thú cho học sinh thì mọi hoạt động khác đều nhường chỗ cho sự say mê háo hức... Khi đã tập trung ý thức sẵn sàng chủ động tự giác tư duy theo sự hướng dẫn của thầy, tự tìm hiểu kiến thức trong không khí lớp học vui chơi thoải mái "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ rất hăng say và học tập sẽ đạt kết quả tốt. Vì thế để đạt được hiệu quả của giờ học thể dục người giáo viên ngay từ đầu cần xây dựng cho các em ý thức tự giác, tích cực hăng say học tập. Bản thân người giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với từng nội dung bài dạy để giờ học không bị nhàm chán và luôn tạo được không khí sôi nổi trong giờ học.

Căn cứ vào những vấn đề trên tôi đã chọn lựa được những bài hát có nhịp điệu phù hợp với nội dung từng phần bài dạy trong giờ thể dục cũng như trong các giờ sinh hoạt tập thể ngoại khoá để tạo hứng thú cho học sinh.

2. Đưa các bài hát vào giờ học thể dục chính khoá

- Dựa trên quy luật diễn biến khả năng hoạt động thể dục trong phạm vi buổi tập. Cấu trúc giờ thể dục được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần cơ bản và phần kết thúc. Mỗi một phần đều có nhiệm vụ riêng và đều rất quan trọng. Tôi căn cứ vào nhiệm vụ của từng phần trong bài để lựa chọn những tiết tấu âm nhạc bài hát phù hợp.

Ví dụ minh họa:

a. Phần mở đầu:

* Tổ chức lớp: Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

* Khởi động: Nhiệm vụ trọng tâm là: khởi động các chức năng cơ thể cho hoạt động cơ bản, tạo trạng thái tâm lý cần thiết cho buổi tập.

- Tổ chức khởi động có thể theo hình thức tập tại chỗ hay tập di động, đội hình vòng tròn, hàng ngang hay hàng dọc.

- Thời gian khởi động chiếm từ 10 đến 20% tổng thời gian buổi tập.

Đội hình khởi động:

Học sinh có thể đứng tại chỗ khởi động bằng cách giậm chân vỗ tay và hát theo nhịp bài hát hoặc vừa đi vừa vỗ tay hát và di chuyển thành đội hình hàng dọc hoặc đội hình vòng tròn. Ở phần này tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu, tiết tấu tươi vui nhí nhảnh tạo không khí hào hứng, sôi nổi đầu giờ học.

b. Phần cơ bản:

- Nhiệm vụ: giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và sức khoẻ. Các nội dung đã được quy định trong chương trình và kế hoạch giảng dạy

- Tổ chức tập luyện trong phần cơ bản cũng có thể theo hình thức tập tại chỗ hay di động đội hình vòng tròn, hàng ngang hay hàng dọc

- Thời gian phần này chiếm khoảng 70 đến 75% tổng thời gian buổi tập.

Sau khi nghiên cứu nội dung chương trình tôi ứng dụng ghép nhạc vào

- Bài tập thể dục phát triển chung

Vì là bài tập thể dục phát triển chung lên mỗi động tác đều có tính chất và nhiệm vụ khác nhau để phát triển các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy nhịp điệu động tác cũng khác nhau đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng âm nhạc vào bài tập cho phù hợp.

+ Với động tác vươn thở và điều hoà.

Nhịp hô nhẹ nhàng chậm rãi nên tôi sử dụng các bài hát cũng có giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng như:

c. Phần kết thúc: Hồi tĩnh + củng cố bài

- Nhiệm vụ: giúp học sinh thả lỏng, thư giãn sau buổi tập. Đây là một phần rất quan trọng để đưa học sinh từ trạng thái vận động về trạng thái bình thường.

- Thả lỏng có thể theo nhiều hình thức: đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng hoặc đi bộ nhẹ nhàng hít thở sâu thả lỏng tay chân.

- Thời gian: chiếm từ 5-10% tổng thời gian buổi tập.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Kết quả


+ Thông qua các buổi học, giáo viên chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, qua đó học sinh nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục thể chất, giúp học sinh nâng cao ý thức và có hứng thú hơn trong việc học và tập luyện thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường .

+ Đội ngũ giáo viên thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi tập huấn, chuyên đề, thảo luận chuyên môn.

Qua đó, mạnh dạn đưa âm nhạc vào công tác giảng dạy trong nhà trường phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực của từng lớp chứ không bó hẹp ở chương trình giáo dục chung như trước là thể dục và điền kinh: Đưa âm nhạc vào bài thể dục phát trển chung, đưa các môn cầu lông, đá cầu, bóng đá vào chương trình dạy môn tự chọn...Ngoài ra, vào những buổi trời mưa hay sau mỗi buổi học, giáo viên kết hợp cho học sinh học và thi đấu môn cờ vua,...

Qua nhiều năm áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt - học tốt môn thể dục ở trường tiểu học” tôi đạt được nhiều kết quả tốt trong giảng dạy, học sinh hiểu bài, tiếp thu bài tốt. Học môn thể dục giúp cho các em hình thành thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, nếp sống văn minh lành mạnh, tăng cường thêm thể lực, nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ, kĩ năng, kĩ xảo. Trong những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân trong giảng dạy môn thể dục đạt được những kết quả như sau:

Bảng 1: Trước khi áp dụng

Học sinh khối
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
1​
7%​
12%​
25%​
56%​
2​
6%​
11%​
23%​
60%​
3​
8%​
16%​
22%​
54%​
4​
8%​
14%​
18%​
60%​
5​
9%​
19%​
20%​
52%​
Bảng 2: Sau khi áp dụng

Học sinh khối
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
1​
89%​
11%​
0​
0​
2​
91%​
9%​
0​
0​
3​
92%​
8%​
0​
0​
4​
94%​
6%​
0​
0​
5​
95%​
5%​
0​
0​
2. Những bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
được cho mình những bài học quý giá cho kinh nghiệm thực hiện trong giảng dạy bộ môn thể dục của mình như sau:

+ Trong giảng dạy từng bài tôi luôn nghiên cứu kĩ và nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kiến thức của bài dạy.

+ Lựa chọn những bài hát phù hợp với từng lứa tuổi.

+ Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học khi lên lớp.

+ Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh thực hiện tốt.

+ Nhắc nhở, uốn nắn sửa sai cho những học sinh yếu, kém.

+ Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các em.

+ Giáo viên luôn tạo niềm vui, gây hứng thú trong giờ học.

+ Phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở động viên các em trong học tập cũng như trong tập luyện.





XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG





NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO





1695278176967.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ
!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn----SKKN- THE DUC LOP 2.zip
    4.1 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bản mô tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 mô tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm hình thành phép nhân lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm kể chuyện lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 bộ cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 bộ kết nối sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chương trình 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 miễn phí sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2016 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 rèn chữ viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tập viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 đạt giải sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ giữ vở lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tập làm văn lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm the dục lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 2 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,058
    Thành viên mới nhất
    mytran

    Thành viên Online

    Top