Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 223

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,374
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 9 Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 3 ĐÃ GOM được soạn dưới dạng file word gồm 9 file trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 3 về ở dưới.
PHÒNG GD VÀ ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HỰU
____________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2020 – 2021

Tên SKKN: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP BA HỌC TỐT MÔN

ÂM NHẠC

Tác giả: Nguyễn Bá Nha

Chức vụ: Giáo viên.

Môn: Âm Nhạc

Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm

I.Thực trạng và nguyên nhân

1. Thực trạng.

Do trường lớp ở nông thôn, người dân chủ yếu lo làm kinh tế nên đa số các em ít được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật. Chính vì vậy nên tồn tại nhựơc điểm của các em khi học môn Âm nhạc, hát theo thói quen không theo giai điệu, chất giọng chưa đúng cao độ, trường độ … cụ thể. Việc truyền thụ các bài hát, chủ yếu bằng hình thức truyền khẩu ít phát triển khả năng tư duy của các em thậm chí kiến thức đó rất trừu tượng. Do đó không tạo được sự thu hút hứng thú học tập tới các em

2.Nguyên nhân.


Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao. Âm nhạc có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Là cách thể hiện giao tiếp giữa công việc và tinh thần, để đảm bảo được tính năng âm nhạc không chỉ cảm nhận mà còn biết hưởng thụ và phát huy đúng tầm vóc. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc vận dụng âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày đối với những em nhỏ ở bậc tiểu học, trung học là rất cần thiết, điều này không chỉ phù thuộc vào công việc giảng dạy, phù hợp mang tính vừa sức mà còn phù thuộc vào cách truyền đạt của người thầy, ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc của gia đình và toàn xã hội. Trẻ em tham gia chơi ca hát là tự hoạt động nhận thức thế giới xung quanh vào bạn thân mình. Những hình tượng qua giai điệu âm thanh của bài hát của bạn nhạc đã tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức lối sống tự tin cùng với bạn bè.

Là một giáo viên chuyên trách về phân môn âm nhạc bậc tiểu học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi cũng đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy đa số việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em chưa cao. Tính tự giác thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến bài dạy của giáo viên ở trên lớp. Đứng trước những hạn chế và thực tại đó, tôi tìm ra những biện pháp dạy học, hướng dẫn các em học hát, nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát mà tôi đã thực hiện tại trường trong thời gian vừa qua.

II BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

1 Đối với học sinh.


Quan sát nghe, cảm nhận cách phát âm, lấy hơi đúng nhưng thoải mái, giúp các em có được sự tự tin đứng trước đám bạn bè trong lớp để biểu diễn bài học, mặc khác thông qua quá trình trải nghiệm các em còn biết nhận xét giọng hát của bạn.

2 Đối với giáo viên.

Thực ra khi âm nhạc trở thành một môn học hát có vị trí quan trọng thì dạy hát phải có quy trình. Mỗi bước trong quy trình điều có yêu cầu cụ thể. Việc dạy hát như vậy khác với những buổi sinh hoạt đoàn đội, khác với cách dạy ở đài. Công việc đầu tiên của bài hát là cách lấy hơi, giữ hơi để luyện thanh. Giáo viên dùng đàn đánh từng nốt từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp, mục đích giúp học sinh bảo vệ giọng, bảo vệ thanh đới đối với học sinh lớp 3.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

- Sách âm nhạc lớp 3, sách giáo viên.

- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học.

- Tư liệu tham khảo.

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 3A3/3 năm học 2020-2021

4. Phương pháp nghiên cứu.

- Với thực trang và nguyên nhân nói trên tôi chọn phương pháp nghiên cứu trên cùng nhóm đối tượng, chọn nguyên vẹn lớp 3/3 làm lớp trải nghiệm thực hiện tác động phương pháp “truyền khẩu” kết hợp với phương pháp truyền thống (phân tích, tổng hợp, thử nghiệm).

Để minh chứng trong suốt quá trình trải nghiệm có làm thay đổi kết quả học tập của học sinh theo chiều hướng tích cực hay không. Tôi thực hiện kiểm tra trước tác động làm điểm đối chứng, điểm kiểm tra sau tác động làm cơ sơ đánh giá

5. Kế hoạch nghiên cứu.

Thầy thực hiện tác động lớp, và thiết kế bài dạy có áp dụng phương pháp “truyền khẩu” kết hợp với phương pháp truyền thống (phân tích, tổng hợp, thử nghiệm.)

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021.

Minh họa tiết dạy

LỚP 3 TIẾT 6 . ÔN TẬP BÀI HÁT : ĐẾM SAO

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC .

I . MỤC TIÊU :


-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .

-Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .

-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .

-(Biết gõ đệm theo nhịp ).

-(Biết chơi trò chơi Âm nhạc .).

II . CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên :


- Đàn , nhạc cụ gõ , bảng phụ tiết tấu của trò chơi ( tiết tấu chính bài Đếm sao ).

- Mũ hình ngôi sao bằng bìa cứng: 6 cái .

+Động tác vận động :

-Đánh vòng tay phải:từ dưới qua trái, lên cao qua phải; đổi bên .

-2 tay đưa ra trước, ngữa, lên cao, lắc nghiêng trái phải.(Sửa động tác lại)


2. Học sinh : Ôn hát ở nhà .

III . PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY – HỌC :

Tổ chức luỵện tập theo nhóm , cá nhân .

IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :



NỘI DUNGHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức :
-Nắm sỉ số .
-Khởi động giọng .
-Nắm sỉ số-Khởi động giọng :
+Đàn cho hs đọc :âm “a” và vần “ưm” theo hình nốt đen, giai điệu :
F G A G F : mỗi âm 2 lần .
+ F G A Bb C , C Bb A G F
Mì i i i í , Má a a a à .
(3 lần hoặc lên xuống từng nửa cung hay một cung ).
-Tổ trưởng, Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
-Cả lớp đứng 2 tay chống hông khởi động giọng .
2.Kiểm tra bài cũ :Cá nhân hát, gõ theo phách bài Đếm sao .-Cả lớp hát đồng thanh 1 lượt .
-Gọi lần lượt 2 cá nhân – Đệm đàn .
-Nhận xét .
-Hát theo yêu cầu .
-Nhận xét bạn hát .
3.Dạy bài mới :
a.Giới thiêu bài:

b.Hoạt động 1 :
Ôn tập bài hát Đếm sao .




c.Hoạt động 2 :
Trò chơi Âm nhạc :
+1.Đọc bài Đồng dao theo tiết tấu bài Đếm sao .
+2.Hát bằng các âm a , u , i :Hát đổi âm từng câu hát sau đó hát đồng thời các âm .

-Nêu nội dung tiết học-Ghi bảng-Cho học sinh đọc đồng thanh tựa bài .

-Hỏi lại nhịp của bài (3-4).
-Hướng dẫn luỵện tập động tác vận động .
-Gọi 2 nhóm, 3 cá nhân thực hiện lại .
-Nhận xét , sửa chữa .

-“Một Ông sao sáng, hai Ông sáng sao…”, đọc đến 10 sao .Đọc, vấp là thua cuộc .(2 , 3 lượt nhóm`, cá nhân ).
-Gọi nhóm , cá nhân .

Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.


-Tích cực tham gia luyện tập .



-Nêu nhận xét bạn hát .

-Tham gia trò chơi .
4.Củng cố :-Cả lớp hát phụ hoạ 1 lượt .-Hát theo đàn .
5.Kết thúc :-Nhận xét tiết học .
-Dặn dò ôn luyện ở nhà –Đọc lời ca
-Ghi nhớ thực hiện .
Để phục vụ cho phần trò chơi, tôi còn chuẩn bị một bảng thi đua, 3 hình bông hoa to mặt trước đề số 1, mặt sau đề số 2 và 15 bông hoa nhỏ có gắn nam châm để gắn lên bảng thi đua. (Mỗi tổ một màu hoa khác nhau).Phương pháp dạy môn hát – nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và môn âm nhạc cho học sinh lớp 3 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng, và biết vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong các giờ dạy của mình.

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin để bước vào bài giảng.

Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài và hỏi học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em đã được học?

(Học sinh trả lời: Thưa thầy, Bài hát Đếm sao ạ và hát câu hát đó lên).

Sau đó, tôi bật đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao.

Ở các tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3. Ở tiết học này tôi cho các em ôn luyện lại.

Tôi yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp nhàng kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4 (2 lần).

Sau đó, tôi yêu cầu 1 tổ bất kỳ hát + gõ đệm theo nhịp.

Để luyện tập, tôi mời từng tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp và gọi các bạn nhận xét. Giáo viên có thể cho điểm động viên đáng giá.

Ở bài hát này, tôi cho các em chơi trò chơi Hát bài hát bằng các nguyên âm A,U,I.

(Giáo viên ra hiệu bằng tay cho học sinh hát bài hát 1 – 2 lần).

Đây là hình thức giúp học sinh được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau để các em không bị nhàm chán, các em vừa học lại vừa được chơi, giúp các em ghi nhớ bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái.

Sau đó tôi gọi một tốp lên hát trước lớp với hình thức trên.

Đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung là rất thích hoạt động. Nếu phải ngồi quá lâu các em sẽ cảm thấy căng thẳng, gò bó, không hứng thú học tập. Vì vậy, tôi cho các em đứng lên hát kết hợp làm động tác múa phụ hoạ. Sau đó, các em sẽ được lên biểu diễn trước lớp dưới các hình thức cá nhân, nhóm để tránh phải ngồi tại chỗ suốt cả tiết học.

Để củng cố bài tôi cho các em chơi trò chơi mang tên:

Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.

Tôi chọn mỗi tổ 2 em lên tham gia trò chơi. Tôi sẽ đánh trên đàn giai điệu 1 câu hát. Nếu trả lời đúng tên bài hát, các em sẽ được 1 điểm biểu thị bằng 1 bông hoa gắn trên bảng thi đua. Khi kết thúc trò chơi, tổ nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.

Với hình thức thi đua này làm cho các em hào hứng và cố gắng hơn khi chơi vì đội nào cũng muốn giành chiến thắng.

Nếu những trò chơi trong giờ học được các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng.

Kết quả

Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh, các em rât yêu thích môn học này và điều đó được thể hiện qua văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 của trường tổ chức.

Tuy nhiên, trong qua trình giảng dạy môn âm nhạc còn nhiều bổ sung và phát triển nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn. Sau một học kì áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được của bộ môn âm nhạc trường tiểu học Phú Hựu như sau:

Các em đều yêu thích môn âm nhạc.

Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo.

Đa số các em nghe nhạc tốt và biết hát kết hợp làm những động tác múa phụ hoạ đơn giản.

Kết quả trước tác động

LớpSố học sinhHoàn thành tốt A+Hoàn thành AChưa hoàn thành
3/31802160


Kết quả sau tác động đạt được là:

Lớpsố học sinhHoàn thành tốt A+Hoàn thành AChưa hoàn thành
3/31805130
Rút ra bài học kinh nghiệm

Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được nâng cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy ngày một tốt hơn.Vì những trẳn trở đó, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau đây:

1695272717065.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--- SKKN ÂM NHẠC LỚP 3.zip
    22.7 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 8 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,362
    Bài viết
    37,831
    Thành viên
    140,739
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Hưng Nam Anh

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top