- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 1 lớp 10 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ được soạn dưới dạng file word gồm 174 trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 1 lớp 10 về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.
Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.
Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.
(Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?
A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú.
B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người.
C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước.
D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước.
Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa?
A. Nữ Oa tạo ra loài người.
B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước.
C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người.
D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người.
Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Biết ơn người có công với cộng đồng.
B. Tôn vinh người anh hùng.
C. Thương xót con người bé nhỏ.
D. Biết ơn thần linh và con người.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa?
A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
B. Kết thúc truyện có hậu
C. Nhân vật có khả năng phi thường
D. Truyện được kể theo lời nhân vật
Câu 7: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?
A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc
B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ
C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm
D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?
Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không?
Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4 điểm)
Đọc bài thơ:
CHÂN QUÊ (Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Thực hiện yêu cầu:
Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương.
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng
C. Không gian thêm rực rỡ
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”?
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:
- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!
Từ than rằng:
- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.
(Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Thực hiện yêu cầu:
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 10
Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KỲ I
Môn: Ngữ văn - Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Môn: Ngữ văn - Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI
Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.
Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.
Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.
(Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?
A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú.
B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người.
C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước.
D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước.
Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa?
A. Nữ Oa tạo ra loài người.
B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước.
C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người.
D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người.
Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Biết ơn người có công với cộng đồng.
B. Tôn vinh người anh hùng.
C. Thương xót con người bé nhỏ.
D. Biết ơn thần linh và con người.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa?
A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
B. Kết thúc truyện có hậu
C. Nhân vật có khả năng phi thường
D. Truyện được kể theo lời nhân vật
Câu 7: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?
A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc
B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ
C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm
D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?
Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không?
Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4 điểm)
Đọc bài thơ:
CHÂN QUÊ (Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017)
Thực hiện yêu cầu:
Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
---Hết---
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 10
Môn: Ngữ văn lớp 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích “Thần Trụ Trời” đã học. Điểm giống nhau: đều nói về nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | - Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,... Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp. - Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 1,0 | |
10 | Thông điệp tích cực thông qua văn bản: - Các bị thần linh đã có công tạo ra vũ trụ, con người, giúp con người vượt qua mọi thiên tai bằng tất cả tình yêu thương và tâm trí của mình. è Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng cới công lao của các vị thần linh. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 - 0,75 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm của chàng trai đối với quê hương qua bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: | 2,0 | |
| - Muốn gìn giữ vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của quê hương - Lo âu, băn khoăn, day dứt, dự cảm về những thay đổi nhanh chóng của những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc. -. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,75 điểm – 1,0 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm. | 1,5 | |
| - Đánh giá chung: + Thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh đậm tính dân tộc. + Tình cảm chân thành, thiết tha, giàu suy tư… Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | |
I+II | | 10 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử, “Đây thôn Vỹ Dạ”, SGK Ngữ văn 11,
tập 1, NXBGD, 2006, tr.38-39)
tập 1, NXBGD, 2006, tr.38-39)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
- Lục bát
- Song thất lục bát
- Bảy chữ
- Năm chữ
- hành chính
- sinh hoạt
- khoa học
- nghệ thuật
- tự sự
- nghị luận
- biểu cảm
- thuyết minh
- Khát khao, vô vọng.
- Tuyệt vọng.
- Nhớ thương, vô vọng.
- Hoài nghi.
- bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ.
- bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
- lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
- nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương.
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng
C. Không gian thêm rực rỡ
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”?
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:
- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!
Từ than rằng:
- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.
(Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Thực hiện yêu cầu:
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
----------------- HẾT -----------------
(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | Câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”có nghĩa là: Thể hiện nỗi xót xa, sự chia lìa, ngăn cách,… trong lòng nhà thơ. Hàn Mặc Tử cảm nhận thiên nhiên qua tâm trạng của chính ông. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu: + Nhà thơ đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với mảnh đất và người xứ Huế. + Nhà thơ đã gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất và người xứ Huế. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 1,0 | |
10 | Ấn tượng về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục. - Một vài gợi ý về câu trả lời: +Ấn tượng về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ. +Ấn tượng sâu sắc về mỗi khổ thơ. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 - 0,75 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
| Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm hồn của nhân vật Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này. | 0,25 | |
| Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: Tâm hồn nhân vật Từ Thức: Giàu lòng nhân ái; lãng mạn, bay bổng; say mê vẻ đẹp thiên nhiên; ham thích tiêu dao, du ngoạn. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm - 1,25 điểm - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm - Hoàn toàn không giống đáp án: 0,0 điểm - HS bày tỏ ý kiến của bản thân về hành động từ quan của nhân vật Từ Thức: tích cực/tiêu cực/vừa tích cực vừa tiêu cực. (0.25 điểm) - Trình bày lí lẽ thuyết phục. (0,25 điểm) | 2,0 | |
| - Đánh giá chung + Nhân vật Từ Thức điển hình cho lối sống không màng danh lợi, “lánh đục về trong” của tầng lớp Nho sĩ thời phong kiến. + Hành động từ quan của Từ Thức đặt ra nhiều lối ứng xử trước thời cuộc, nhiều luồng ý kiến trái chiều trong cả xã hội xưa và nay. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm | 0,5 | |
| Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | |
I + II | | | 10 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
ĐÒ LÈN
Nguyễn Duy
Nguyễn Duy
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép
THẦY CÔ TẢI NHÉ!