Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn – THEO CẤU TRÚC MỚI DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH được soạn dưới dạng file word gồm 191 trang. Các bạn xem và tải bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn về ở dưới.
BỘ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT – THEO CẤU TRÚC MỚI

DÙNG CHUNG CHO 3 BỘ SÁCH

PHẦN I. DẠNG ĐỀ PHẦN VIẾT VĂN MỘT CÂU HỎI

ĐỀ 1.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU.

Đọc đoạn trích sau:


THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY KIỀU

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.​

Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)​

(Chú thích: chia bào: Rời vạt áo; màu quan san: Màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: Việc đi đường xa; gối chiếc: Gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: Đường xa.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1
. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Tìm trong đoạn trích câu thơ có sử dụng điển cố?

Câu 3. Anh/chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích.

Câu 4. Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”. Nêu tác dụng.

Câu 5. Cảm nhận về hai câu thơ:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường".

PHẦN II. VIẾT

Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Cúc áo của mẹ” của tác giả Nhất Băng
.

CÚC ÁO CỦA MẸ

(Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế.

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).

Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

(Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)​







HƯỚNG DẪN

PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu
Nội dung
1
- Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Lục bát
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2
- Câu thơ có sử dụng điển cố: “Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san”.
3
* Giá trị nội dung đoạn trích.
- Đoạn trích đã tái hiện được cảnh chia li lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở (Thúy Kiều) và người đi (Thúc Sinh) cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều.
- Diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật; thể hiện sự đồng cảm của tác giả với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.
4
- Câu thơ "Người lên ngựa kẻ chia bào" sử dụng phép tu từ đối (tiểu đối).
- Tác dụng:
+Làm cho câu thơ cân xứng, nhịp nhàng.
+ Góp phân thể hiện tâm trạng bịn rịn và lưu luyến như bị tách rời ra hai phía của không gian. Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn Thúc Sinh đành phải lên ngựa. Và Thúy Kiều đành buông vạt áo của chàng ra.
5
- Hai câu thơ cuối đoạn trích là hai câu thơ tuyệt bút. Nguyễn Du đã lấy ngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả tâm cảnh Thuý Kiều. Có phải Kiều và Thúc Sinh hai người như một vầng trăng tròn bị cắt bị "xẻ" làm hai nửa? Câu thơ vừa xót xa vừa ai oán. Chữ "ai" trong câu thơ "Vầng trăng ai xẻ làm đôi" như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm ấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộc nàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích "muôn dặm một mình xa xôi?".
- Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tình duyên. Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải "đối diện" với người vợ cả "Ở ăn thì nết cũng hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".Kiều phấp phổng lo âu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều.
PHẦN II. VIẾT
Viết một bài văn phân tích truyện ngắn “Cúc áo của mẹ” của tác giả Nhất Băng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích tác phẩm truyện
Mở bài nêu được nêu tên của truyện, tên tác giả; giới thiệu được chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật; thân bài nêu và phân tích được chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật; kết bài nêu được ý nghĩa của chủ đề và thông điệp mà em rút ra sau khi đọc xong truyện.
c. Triển khai nội dung bài văn tự sự
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em tham gia
* Mở bài: Giới thiệu về một hoạt động xã hội để lại trong em ấn tượng sâu sắc
* Thân bài:
Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định:
- Nêu mục đích của hoạt động, lí do em tham gia hoạt động đó.
- Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).
- Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).
  • Nêu kết quả, ý nghĩa của hoạt động (về vật chất và về tinh thần)
  • Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia hoặc hoạt động xã hội.
b. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, không mắc lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu).
a Mở bài
* Khái quát tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm

Nhất Băng là nhà văn chuyên nghiệp người Trung Quốc, tên khai sinh là Lỗ Nghĩa Bân. Ông là hội viên của Hội Nhà văn tỉnh Hồ Bắc, ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc gia về truyện cực ngắn. Ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị cho nền văn học với phong cách sáng tác đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn khó phai trong trái tim độc giả. Một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Cúc áo của mẹ”. Tác phẩm là một điểm nhấn nổi bật trong bộ sưu tập các tác phẩm về người mẹ của nền văn học nói chung. Tình mẫu tử thiêng liêng đã trải dài và thấm đượm tgrong từng câu văn của ông, từ đó câu truyện đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà đặc biệt là cảm xúc tiếc nuối, day dứt và băn khoăn khó tả.
b. Thân bài.
* Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm
- Nội dung:
Câu truyện kể về một người con trai dù đã lớn khôn và trưởng thành, thành công và đã đạt được thành tựu trong cuộc sống nhưng vẫn nhớ về một lần lầm lỗi với mẹ. Anh đã nhận ra một điều rằng mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh và dành cả đời tần tảo vì con, thế nhưng anh lại không hề nhận ra điều đó và làm mẹ buồn lòng. Cho đến khi mẹ qua đời thì anh mới nhận ra và cảm thấy vô cùng hối hận, buồn bã vì đã làm phiền lòng mẹ trong quá khứ.
.- Nêu chủ đề:
+ Chủ đề của tác phẩm đều xoay quanh tình mẫu tử thiêng liêng, khi người mẹ hết lòng vì con cái, làm việc chăm chỉ đến kiệt sức vì biết bản thân mình không thể đem đến cho con cái cuộc sống an nhàn, hạnh phúc
+ Qua câu chuyện, tác giả đã thành công trong việc khắc họa sự hy sinh và tình yêu vô điều kiện của mẹ dành cho con. Tác phẩm nhấn mạnh rằng, trong cuộc sống, chúng ta không nên để lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện tình yêu và biết ơn với những người thân yêu..đời
* Nêu và phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện
-
Tác phẩm sử dụng cốt truyện đơn giản nhưng gợi lên được nhiều cảm xúc trong lòng người đọc
"Cúc áo của mẹ" kể về một người con trai trở về quê nhà sau khi đã lớn lên và thành công trong cuộc sống. Anh ta nhận ra rằng mẹ đã dành cả đời để chăm sóc và hy sinh cho anh, nhưng anh không biết trân trọng và quan tâm đến mẹ như thế nào. Cuối cùng, khi mẹ qua đời, anh mới nhận ra giá trị của tình mẫu tử và cảm thấy hối hận vì đã không thể trở lại quá khứ để bày tỏ tình yêu và biết ơn với mẹ.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. (HS có thể lựa chọn phân tích nhân vật người con hoặc người mẹ)
+Hình ảnh của người mẹ rất mực yêu thương, chăm lo cho con; muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất (bằng chứng)
+ Hình ảnh của đứa con:
Lúc đầu: nông nổi, đòi hỏi, chưa biết cảm thông…(bằng chứng)
Sau đó: nhận ra sai lầm, hỗi hận muộn màng, day dứt cả cuộc đời (bằng chứng)
- Chi tiết tiêu biểu trong truyện.
+ Hình ảnh chiếc áo có hàng cúc áo “kì lạ” xuất hiện ở phần đầu tác phẩm cho thấy sự khéo léo của người mẹ nghèo khó nhưng rất mực yêu thương, chăm lo cho con. Người con chỉ vì nhất thời nông nổi của tuổi trẻ mà làm mẹ đau lòng dẫn đến sự ra đi mãi mãi. Khi người con nhận ra sai lầm, cậu muốn nói một lời xin lỗi nhưng cơ hội đã không còn.
+Và chiếc áo có hàng cúc hình chữ “vê” trở lại ở cuối tác phẩm, trong triển lãm thời trang càng làm cho nhân vật người con thêm ân hận, day dứt. Giờ đây sống giữa vật chất đủ đầy, có tôn tạo phần mộ của mẹ đẹp bao nhiêu nữa thì mẹ cậu vẫn mãi mãi xa cậu mất rồi. Câu nói của nhà thiết kế thời trang ở cuối tác phẩm như một lời tri ân sâu sắc tới tất cả các bà mẹ trên thế gian này.
* Kết bài
- Tác phẩm "Cúc áo của mẹ" nhấn mạnh tình mẫu tử và ý nghĩa của việc hiểu và trân trọng người thân yêu trong cuộc sống. Nó nhắc nhở chúng ta về tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con, cũng như giá trị của việc biết ơn và trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.
- Tác phẩm giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của tình mẫu tử và tình thân trong cuộc sống. Nó khuyến khích chúng ta hãy biết trân trọng và biết ơn những người thân yêu xung quanh mình, và không để lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện tình yêu và biết ơn với họ

1723689218430.png



PASS GIẢI NÉN: yopo.vn

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---BỘ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 NGỮ VĂN 9.zip
    380.9 KB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    25 de tự on tập thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn pdf bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tphcm các đề thi ngữ văn vào 10 de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn đà nẵng file de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn văn pdf tuyển tập bộ de thi vào lớp 10 môn ngữ văn theo cấu trúc mới đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 tphcm đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top