- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia môn NGỮ VĂN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Theo tác giả, chúng ta có xu hướng thích những người như thế nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Dựa vào văn bản hãy cho biết người Ấn Độ đã đánh giá như thế nào về chú rùa (trong truyện “thỏ và rùa”)?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh/chị mục đích của người viết khi đưa ra những cách đánh giá khác nhau về chú rùa (trong truyện “thỏ và rùa”) giữa người Nhật và người Ấn Độ là gì ?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có cho rằng “trong công việc, chính sự kết hợp giữa những người có giá trị quan khác nhau mới có thể tạo ra hiệu quả lớn” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để có thể tôn trọng những người khác biệt với mình”?
Câu 2. (5,0 điểm)
“ Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu lấy thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy, nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.”
(“Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân, Sgk Văn 12 tập 1- NXB Giáo dục 2008, Tr 189- 190)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó hãy nhận xét về sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
Họ, tên thí sinh.....................................................................Số báo danh.........................
Lưu ý chung của đáp án:
1. Đây là đáp án mở nên thang điểm chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Chấp nhận bài viết có những phần không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những bài mắc lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT BẮC ĐÔNG QUAN (Đề thi gồm 02 trang) | ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI TN NĂM 2022 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Đọc đoạn trích:
- “Theo nhà tôn giáo học Hiro Sachiya, câu chuyện “Thỏ và rùa” được lí giải khác nhau ở các nước khác nhau.
- Phần lớn người Nhật đều rất thích chú rùa, người đã rất kiên trì, nỗ lực, không lười biếng, coi trọng chiến thắng trong cạnh tranh và cuối cùng đã giành chiến thắng.
- Trong khi đó, khi người Ấn Độ nghe xong câu chuyện này, họ đều nhất trí cho rằng “rùa thật xấu xa”. Khi được hỏi tại sao thì họ trả lời rằng “Tại sao rùa lại nhân lúc thỏ đang ngủ để bắt đầu? Nếu rùa gọi một tiếng thì có phải là tình cảm hơn không? Rùa không quý trọng tình bạn”. […]. Chỉ một câu chuyện thôi, nhưng nếu cách nhìn khác nhau thì cách lí giải cũng sẽ rất khác nhau rồi.
- Chúng ta luôn có xu hướng thích những người có cùng quan điểm với bản thân và xa lánh những người có cách suy nghĩ khác mình. Tuy nhiên, trong công việc, chính sự kết hợp giữa những người có giá trị quan khác nhau mới có thể tạo ra hiệu quả lớn. Vì vậy, chúng ta cần phải tôn trọng những người “khác biệt” và hợp tác cùng với những người có tính cách khác biệt.”
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Theo tác giả, chúng ta có xu hướng thích những người như thế nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Dựa vào văn bản hãy cho biết người Ấn Độ đã đánh giá như thế nào về chú rùa (trong truyện “thỏ và rùa”)?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh/chị mục đích của người viết khi đưa ra những cách đánh giá khác nhau về chú rùa (trong truyện “thỏ và rùa”) giữa người Nhật và người Ấn Độ là gì ?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có cho rằng “trong công việc, chính sự kết hợp giữa những người có giá trị quan khác nhau mới có thể tạo ra hiệu quả lớn” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để có thể tôn trọng những người khác biệt với mình”?
Câu 2. (5,0 điểm)
“ Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu lấy thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy, nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.”
(“Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân, Sgk Văn 12 tập 1- NXB Giáo dục 2008, Tr 189- 190)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó hãy nhận xét về sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
........................... Hết ........................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh.....................................................................Số báo danh.........................
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
| 1 | Chúng ta luôn có xu hướng thích những người có cùng quan điểm với bản thân. | 0,5 | |
| 2 | Người Ấn đánh giá về chú rùa: “Rùa thật xấu xa”, “Rùa không quý trọng tình bạn”. Đúng mỗi ý cho 0.25 điểm | 0.5 | |
| 3 | Đưa ra một minh chứng để củng cố cho quan điểm: + Cùng một vấn đề mỗi người lại có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. + Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của người khác. Đúng mỗi ý cho 0.5 điểm | 1,0 | |
| 4 | Hs đưa ra quan điểm cá nhân (đồng ý/ không đồng ý/ không đồng ý hoàn toàn) và có sự lí giải thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Ví dụ: Đồng ý vì: giá trị quan khác nhau sẽ mang tới những cách nhìn nhận khác nhau nhờ vậy mà chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn trước vấn đề cần giải quyết à góp phần tạo nên hiệu quả công việc cao hơn. Không đồng ý vì: giá trị quan khác nhau có thể tạo nên những bất đồng, gây ra những cảm xúc tiêu cực cho những người có liên quan à khó có thể tìm tiếng nói chung trong hành động à hiệu quả công việc không cao. Thí sinh nêu rõ quan điểm: 0.25 điểm; lí giải thuyết phục 0.75 điểm. | 1,0 | |
II | | LÀM VĂN | 7.0 | |
| 1 | Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để có thể tôn trọng những người khác biệt với mình”? | 2.0 | |
| a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Bắt đầu bằng chỗ lùi vào đầu dòng, viết hoa, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo yêu cầu về dung lượng (khoảng 200 chữ). | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Làm thế nào để có thể tôn trọng những người khác biệt với mình”? | 0,25 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của vấn đề. Có thể theo hướng sau: * Người khác biệt với mình là người có vẻ bề ngoài, quan điểm sống, tính cách…khác biệt với cá nhân chúng ta. * Để có thể tôn trọng những người khác biệt với mình: - Về nhận thức: Cần ý thức được rằng mỗi người là một cá thể riêng biệt và không trùng lặp; sự khác biệt của mỗi người sẽ tạo nên sự đa dạng và thú vị của cuộc sống. - Về thái độ, hành vi: + Nhìn nhận sự khác biệt của người xung quanh từ nhiều góc độ, với cái nhìn khách quan và bao dung; tránh cái nhìn định kiến, phiến diện. + Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể suy nghĩ từ lập trường của họ. + Quan sát, lắng nghe một cách chân thành để có thể hiểu rõ hơn người xung quanh, tránh phán xét vội vàng. | 1,0 | |||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. | 0,25 0.25 | |||
2 | Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó hãy nhận xét về sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. | 5.0 | ||
| a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng người lái đò, nêu nhận xét về chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân. | 0,5 | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, đảm bảo những yêu cầu sau: | ||||
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận. | 0, 5 | |||
*Cảm nhận về hình tượng người lái đò trong đoạn trích: - Hoàn cảnh của ông đò: bất lợi (Đối thủ của ông đò là sông Đà – con sông hung bạo, xảo quyệt, có một lực lượng hùng hậu tướng dữ quân tợn, có dã tâm tiêu diệt người lái đò; Ông đò: chỉ có những cái bơi chèo trong tay) - Vẻ đẹp của người lái đò: + Giàu kinh nghiệm, mưu trí (nắm chắc quy luật của dòng sông, lựa chọn được chiến thuật phù hợp với từng vòng trận). + Dũng cảm (tâm thế đối diện với dòng sông hung bạo; khi bị thương) + Tài hoa nghệ sĩ (cách điều khiển con thuyền). + Giản dị, khiêm tốn (thái độ bình thản trước chiến thắng). - Hình tượng người lái đò trong và sau cuộc vượt thác đá là biểu tượng cho “chất vàng mười đã qua thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc”, góp phần thể hiện niềm yêu mến, tự hào của nhà văn trước vẻ đẹp của người lao động. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng: xây dựng tình huống thử thách để làm nổi bật vẻ đẹp của người lái đò; cực tả sự hung bạo của thiên nhiên để làm nền tôn vinh vẻ đẹp con người … | 2.5 | |||
*Nhận xét về sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân - Tài hoa: ngôn ngữ điêu luyện, tinh tế, giàu chất tạo hình; liên tưởng độc đáo, thú vị; câu văn có nhịp điệu; cách tiếp cận con người độc đáo… - Uyên bác: vận dụng kiến thức liên ngành để quan sát và miêu tả đối tượng từ nhiều phương diện... | 0.5 | |||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25 | |||
e. Sáng tạo: Có cách suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, cách thể hiện độc đáo về vấn đề cần nghị luận. | 0.5 | |||
TỔNG ĐIỂM: 10.0 |
Lưu ý chung của đáp án:
1. Đây là đáp án mở nên thang điểm chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Chấp nhận bài viết có những phần không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những bài mắc lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!