- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề thi học kì 1 ngữ văn 10 cánh diều CHƯƠNG TRÌNH MỚI CÓ MA TRẬN, HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi học kì 1 ngữ văn 10 cánh diều về ở dưới.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 10
1. Ma trận
2. Bản đặc tả
ĐỀ BÀI:
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
(Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương
A. Là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
B. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, con của vợ lẽ
C. Là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.
D. Bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang
Câu 2: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:
A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
B. Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.
C. Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.
D. Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.
Câu 3: Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?
A. Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.
B. Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
C. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.
D. Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.
Câu 4: Tự tình I thuộc thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Cổ phong
D. Thất ngôn trường thiên
Câu 5: Hai câu luận trong bài thơ Tự tình I sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?
A. Đảo ngữ
B. Đối
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 6. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KÌ I, LỚP 10
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 10
1. Ma trận
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (Số câu) | Thông hiểu (Số câu) | Vận dụng (Số câu) | Vận dụng cao (Số câu) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc | Thơ Đường | 4 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 60 |
Thơ Nôm Đường luật | |||||||||||
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1 | 40 |
2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. | |||||||||||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 20% | 10% | 15% | 25% | 0 | 20% | 0 | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 30% | 40% | 20% | 10% | |||||||
Tổng % điểm | 70% | 30% |
2. Bản đặc tả
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | 1. Đọc hiểu | 1. Thơ Đường | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, đặc trưng cơ bản của thể loại thơ Đường luật. - Nhận biết được diễn biến tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ. - Nhận biết được đề tài, các hình ảnh ước lệ, chi tiết tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ Đường luật. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ. Thông hiểu: - Khái quát nội dung tác phẩm. - Hiểu và phân tích được hình tượng thơ, nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của hình ảnh thơ trong việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các hình ảnh ước lệ tượng trưng, chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của thơ Đường luật. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, hình tượng thơ… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | 4 câu TN | 3 câu TN 01 câu TL | 1 câu Tl | 1 câu TL |
2. Thơ Nôm Đường luật. | Nhận biết: - Nhận biết được luật thơ, bố cục bài thơ. - Nhận biết được chủ thể trữ tình là ai? - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của thơ Đường luật và sự sáng tạo của các nhà thơ trong việc vận dụng luật thơ. - Nhận biết được diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình và qua đó thấy được bối cảnh lịch sử, văn hoá xã hội thể hiện trong tác phẩm. Thông hiểu: - Khái quát được giá trị nội dung tác phẩm . - Hiểu và phân tích được tâm trạng của nhân vật trữ tình. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng của thơ Nôm Đường luật. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | ||||||
3 | Viết | 1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. | 1* | 1* | 1* | 1 câuTL |
2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. | Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
ĐỀ BÀI:
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN
( Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề )
MÔN: NGỮ VĂN
( Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề )
- ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
(Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương
A. Là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
B. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, con của vợ lẽ
C. Là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.
D. Bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang
Câu 2: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:
A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
B. Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.
C. Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.
D. Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.
Câu 3: Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?
A. Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.
B. Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
C. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.
D. Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.
Câu 4: Tự tình I thuộc thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Cổ phong
D. Thất ngôn trường thiên
Câu 5: Hai câu luận trong bài thơ Tự tình I sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?
A. Đảo ngữ
B. Đối
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 6. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Người con gái mới lớn C. Người phụ nữ khát khao hạnh phúc
- Người phụ nữ đã có chồng D. Người phụ nữ bị chồng bỏ
- Câu 7. Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài “Tự tình I” và “Tự tình II” là :
- A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát
- B. Buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước duyên phận
- C. Sự thách thức cuộc đời
- D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị
- Trả lời các câu hỏi:
- Câu 8. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ. Nêu nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả.
- Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ:
- Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
- Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
- Câu 10. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ. (Trả lời bằng 4-5 câu)
- II. VIẾT (4.0 điểm)
- Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) bàn về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KÌ I, LỚP 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | D | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | B | 0.5 | |
5 | B | 0.5 | |
6 | C | 0.5 | |
7 | B | 0.5 | |
8 |
+ Ngoại cảnh còn gợi lên không gian vắng lặng, tĩnh mịch, với những âm thanh gợi thê thiết, gợi buồn. =>Như vậy cảnh buồn, góp phần biểu đạt nỗi buồn trong lòng người. | 1.0 | |
9 | Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om. - Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên: phép đối Mõ thảm không khua >< Chuông sầu chẳng đánh mà cũng cốc >< cớ sao om không khua >< cũng cốc chẳng đánh >< sao om - Tác dụng: + Nhấn mạnh những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ; + Góp phần biểu đạt tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình; + Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ. | 1.0 | |
10 |
| 0.5 | |
II | | VIẾT | 4.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề | 0.5 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội | 0.5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.0 | |
| - Khẳng định phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng. -Vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay: họ không chỉ là những người mẹ hiền, người vợ đảm, đầy đủ công dung ngôn hạnh như ngày xưa mà còn là những người có học vấn uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, giúp ích cho đất nước phát triển. - Người phụ nữ hiện nay không còn gắn liền với công việc nội trợ mà có rất nhiều người tham gia vào những công việc xã hội như chính trị, y tế, giáo dục,.. đạt thành tựu to lớn được cả thế giới công nhận. Chúng ta không thể không nhắc đến những người phụ nữ can đảm đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho phái yếu trên toàn thế giới,… - Phê phán những người phụ nữ sống thụ động, lười biếng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. - Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!