- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,128
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề thi ngữ văn 9 sách cánh diều, KẾT NỐI TRI THỨC, CTST NĂM 2024-2025 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG * TẬP HUẤN 2025 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC THƯ MỤC ZIP trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn 9 chương trình sáng tạo về ở dưới.
*Ghi chú: Phần viết có 02 câu, mỗi câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
ĐỀ BÀI
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi…
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô.
(“Xuân về”, Nguyễn Bính, 1937)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ sau:
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Câu 4 (1.0 điểm): Tình cảm của thi sĩ trong bài thơ được hiện lên như thế nào?
Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
II/ PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bức tranh mùa xuân qua khổ 1 và khổ 2 của văn bản “Xuân về” (Nguyễn Bính)
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về việc gìn giữ bản sắc văn hóa của Việt Nam
TUYỂN TẬP FULL
DEMO
YOPO.VN---de thi van 9 KTGKII.NV9.TP HẢI DƯƠNG
YOPO.VN---de thi van 9 KTCKI.NV9.THANH HÀ
...
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS & THPT MARIE CURIE |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nôi dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận biết | Tổng % điểm | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Đọc | - Truyện truyền kì và truyện trinh thám - Thơ 7 chữ, 8 chữ | 2 | 2 | 1 | 40 |
2 | Viết | - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ 7 chữ, 8 chữ | 1* | 1* | 1* | 20 |
- Viết bài văn NLXH về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) | 1* | 1* | 1* | 40 | ||
Tổng | 20% | 40% | 40% | 100 | ||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
*Ghi chú: Phần viết có 02 câu, mỗi câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá(1) | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Đọc hiểu | Đọc hiểu văn bản thơ tám chữ | Nhận biết: - Nhận biết hình thức thể thơ tám chữ qua số tiếng, số dòng. - Nhận biết được trình tự mạch cảm xúc trong bài thơ tám chữ. | 1TL 1TL | | |
Thông hiểu: - Phân tích, đánh giá nét độc đáo của đoạn thơ thông qua từ ngữ, hình ảnh. - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong văn bản. | | 1TL 1TL | | |||
Vận dụng: - Phân tích được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. | 1TL | |||||
2 | Viết | Viết đoạn văn nghị luận ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ. | Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ; đảm bảo đúng hình thức đoạn văn; có sử dụng yếu tố biểu cảm trong nghị luận. | 1* | 1* | 1*TL |
Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. | Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. | 1* | 1* | 1*TL | ||
Tổng | 2TL | 2TL | 3TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 40 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ BÀI
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi…
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô.
(“Xuân về”, Nguyễn Bính, 1937)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ sau:
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Câu 4 (1.0 điểm): Tình cảm của thi sĩ trong bài thơ được hiện lên như thế nào?
Câu 5 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
II/ PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bức tranh mùa xuân qua khổ 1 và khổ 2 của văn bản “Xuân về” (Nguyễn Bính)
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về việc gìn giữ bản sắc văn hóa của Việt Nam
……………………………. Hết……………………….
HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Thể thơ 7 chữ | 0,5 | |
2 | Nội dung chính của bài thơ: Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống. | 0,5 | |
3 | Tác dụng của biện pháp so sánh “Lúa thì con gái mượt như nhung” + Làm câu thơ hay hơn, tăng tính gợi hình gợi cảm + Làm nổi bật vẻ đẹp của lúa đang thì con gái: Mượt mà non tơ, mơn mởn, đầy hương thơm ngào ngạt của đồng nội, mềm mại như nhung. + Thể hiện sự quan sát tinh tế, tình yêu, sự gắn bó với quê hương của tác giả | 1,0 | |
4 | Tình cảm của thi nhân: Bài thơ đã cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, cận thận của tác giả với từng cảnh vật, con người và sự thay đổi nó khi xuân về. Chính tỏ tác giả phải là người yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên và con người thì mới có thể miêu tả hay và rõ nét như thế | 1,0 | |
5 | Học sinh nêu được tên bài học và lý giải hợp lý Ví dụ: bài học về tình yêu thiên nhiên đất nước Bài học về cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống bằng tất cả trái tim … | 1,0 | |
| |||
II | LÀM VĂN | ||
1 | Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bức tranh mùa xuân qua khổ 1 và khổ 2 của văn bản “Xuân về” (Nguyễn Bính) | 2,0 | |
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nêu cảm nghĩ Suy nghĩ của bản thân về bức tranh mùa xuân qua khổ 1 và khổ 2 của bài thơ | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề : Mở đoạn: - Giới thiệu về đoạn trích - Ấn tượng chung về đoạn trích Thân đoạn: Bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ: Nghệ thuật và nội dung - Về mặt nghệ thuật: + Thể thơ: 7 chữ + Cách gieo vần: chân – liền (đông-chồng, xoe-hoe,…) + Nhịp điệu: Thiết tha, trìu mến + Biện pháp tu từ, hình ảnh trong thơ: Câu hỏi tu từ (Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?), hình ảnh “má hồng” của người con gái, cô hàng xóm với “đôi mắt sâu thẳm”, trẻ con “chạy nhảy”… - Về mặt nội dung: Mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên (sử dụng các câu, từ bộc lộ cảm nghĩ) Kết đoạn: - Khẳng định lại tình cảm của bản thân - Bài học riêng cho bản thân | 1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu, sáng tạo: - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Có cách diễn đạt sáng tạo, giàu cảm xúc. | 0,5 |
| 2 | Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về việc gìn giữ bản sắc văn hóa của Việt Nam | 4,0 |
| 0,5 | ||
| 0,5 | ||
Triển khai vấn đề: - Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là một kho tàng vô giá của mỗi quốc gia, chứa đựng những nét văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những phong tục tập quán, cách sống và sinh hoạt của con người đã thể hiện rõ ràng sự đa dạng của văn hóa dân tộc - Thực trạng: Giới trẻ bị cuốn theo những thứ hiện đại hóa mà vô tình quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc. - Nguyên nhân: ảnh hưởng của lối sống hưởng thụ, sính ngoại, thích cái mới, a dua theo văn hóa nước ngoài… - Hậu quả: Hậu quả của việc giảm nhẹ quan tâm đối với bản sắc văn hóa dân tộc có thể là sự mất mát của những giá trị truyền thống tốt đẹp. Điều này có thể làm mất đi sự đa dạng và độc đáo của mỗi dân tộc, khiến cho xã hội trở nên đồng nhất hơn và thiếu đi sự phong phú. - Giải pháp: + Cá nhân: tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc mình; chia sẻ và phát huy những kiến thức này với bạn bè từ nhiều quốc gia khác nhau. + Gia đình: cái nôi gìn giữ văn hóa của dân tộc + Xã hội: tổ chức nhiều hơn các hoạt động văn hóa, triển lãm, và buổi thuyết trình để nhiều đối tượng có cơ hội tiếp cận với bản sắc văn hóa của dân tộc.. - Bài học nhận thức, hành động: + Văn hóa là cái gốc, cái hồn của mỗi dân tộc + Mỗi người, nhất là HS cần có ý thức tự bảo vệ những giá trị văn hóa cốt lõi bằng những việc đơn giản nhất… * HS lấy dẫn chứng phù hợp để minh họa | 2,5 | ||
| 0,5 |
TUYỂN TẬP FULL
DEMO
YOPO.VN---de thi van 9 KTGKII.NV9.TP HẢI DƯƠNG
YOPO.VN---de thi van 9 KTCKI.NV9.THANH HÀ
...
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
DOWNLOAD FILE
- YOPO.VN---de thi van 9 KTGKII.NV9.TỨ KỲ.rar3.7 MB · Lượt tải : 2
- YOPO.VN---de thi van 9 KTCKI.NV9.THANH HÀ.rar2.4 MB · Lượt tải : 2
- YOPO.VN---de thi van 9 KTCKII.NV9.CẨM GIÀNG.rar3.2 MB · Lượt tải : 1
- YOPO.VN---de thi van 9 KTCKII.NV9.KIM THÀNH.rar1,007.8 KB · Lượt tải : 1
- YOPO.VN---de thi van 9 KTCKII.NV9.NINH GIANG.rar859.1 KB · Lượt tải : 1
- YOPO.VN---de thi van 9 KTGKII.NV9.TP HẢI DƯƠNG.rar1.9 MB · Lượt tải : 1
- yopo.vn--KT ĐỊNH KÌ.NV9.TẬP HUẤN HÈ 2025.zip4 MB · Lượt tải : 1