- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn văn: CHUYÊN ĐỀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT - BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VÀO 10 NĂM 2025 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn văn về ở dưới.
Phần I. Đọc – hiểu (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
Nhủ rồi tay lại cầm tay.
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
2. Đoạn trích trên thể hiện tình cảm của ai, với ai?
3. Hai câu thơ:
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”
Sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích. Qua những từ ngữ miêu
tả đó giúp em cảm nhận được thiên nhiên đó như thế nào?
5. Từ đoạn trích trên, gợi trong em suy nghĩ gì về nỗi đau mà người phụ nữ có
chồng ra chiến trận phải chịu đựng?
Phần II. Viết (6.0 điểm):
1. Từ đoạn trích ở phần đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn độ dài khoảng 200 chữ để trình bày suy nghĩ về tâm trạng của những người vợ, người mẹ có chồng con tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc ta hiện nay và nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần, trách nhiệm của người thân trong hoàn cảnh như vây.
2. Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu oán của người cung nữ” (trích “Cung oán ngâm khúc”) của tác giả Nguyễn Gia Thiều.
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ,
Gác thừa lương thúc / ngủ thu phong.
Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng,
Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm
Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ
Thâm khuê vắng ngắt như tờ
Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông
Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng.
Đêm năm canh tiếng vắng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên!
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.
Tranh biếm ngắm trong đồ tố nữ
Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu
Một mình đứng tủi ngồi sầu Đã than với nguyệt lại rầu với hoa! Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải
Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ
Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Cái buồn này ai dễ giết nhau
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Phần I. Đọc – hiểu (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
Nhủ rồi tay lại cầm tay.
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
(Trích “Chinh phụ ngâm khúc”, Đặng Trần Côn, Bản dịch: Đoàn Thị Điểm,
NXB Văn học, 2011)
NXB Văn học, 2011)
1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
2. Đoạn trích trên thể hiện tình cảm của ai, với ai?
3. Hai câu thơ:
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”
Sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích. Qua những từ ngữ miêu
tả đó giúp em cảm nhận được thiên nhiên đó như thế nào?
5. Từ đoạn trích trên, gợi trong em suy nghĩ gì về nỗi đau mà người phụ nữ có
chồng ra chiến trận phải chịu đựng?
Phần II. Viết (6.0 điểm):
1. Từ đoạn trích ở phần đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn độ dài khoảng 200 chữ để trình bày suy nghĩ về tâm trạng của những người vợ, người mẹ có chồng con tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc ta hiện nay và nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần, trách nhiệm của người thân trong hoàn cảnh như vây.
2. Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu oán của người cung nữ” (trích “Cung oán ngâm khúc”) của tác giả Nguyễn Gia Thiều.
NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ,
Gác thừa lương thúc / ngủ thu phong.
Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng,
Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi...
Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm
Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ
Thâm khuê vắng ngắt như tờ
Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu
Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông
Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng.
Đêm năm canh tiếng vắng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên!
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.
Tranh biếm ngắm trong đồ tố nữ
Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu
Một mình đứng tủi ngồi sầu Đã than với nguyệt lại rầu với hoa! Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải
Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ
Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng...
Đêm năm canh lần nương vách quế
Đêm năm canh lần nương vách quế
Cái buồn này ai dễ giết nhau
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC – HIỂU | 4.0 | |
1 | Xác định đúng thể thơ là: song thất lục bát | 0,5 | |
2 | Đoạn trích trên thể hiện tình cảm của người chinh phụ, với người chồng của mình | 0,5 | |
3 | Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh Tác dụng: tạo ấn tượng về vẻ đep sinh động, hấp dẫn của bức tranh thiên nhiên xanh tương, đầy sức sống. | 0,5 0,5 | |
4 | - Những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích là: nước trong như lọc, cỏ mọc còn non, nước (có) chảy, cỏ (có) thơm. - Qua những từ ngữ miêu tả giúp em cảm nhận bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi sáng, đầy sức sống khiến tâm trạng buồn thương của người chinh phụ tiễn chồng ra trận càng tăng lên gấp bội phần. | 0,5 0,5 | |
5 | - Đoạn trích trên, gợi trong em nỗi đâu mà người phụ nữ có chồng ra chiến trận phải chịu đựng đó là: nỗi buồn đau, thương nhớ da diết vì phải chia xa người chồng đầu gối, tay ấp. | 1.0 | |
II | VIẾT | 6.0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tâm trạng của những người vợ, người mẹ có chồng con tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc ta hiện nay và nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần, trách nhiệm của người thân trong hoàn cảnh như vây. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn theo các cách phối hợp, diễn dịch, quy nạp. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng của những người vợ, người mẹ có chồng con tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc ta hiện nay và nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần, trách nhiệm của người thân trong hoàn cảnh như vây. | 0,25 | ||
c. Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Tâm trạng của người vợ, người mẹ có chồng, con tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo: + Nỗi nhớ nhung, lo lắng cho sự an toàn của người thân. + Nỗi cô đơn, trống vắng khi không có người thân bên cạnh. + Sự tự hào về nhiệm vụ cao cả mà người thân đang thực hiện. - Tinh thần và trách nhiệm của người thân: + Sự kiên cường, vững vàng để làm hậu phương vững chắc cho người ở tiền tuyến. + Khích lệ, động viên người thân yên tâm làm nhiệm vụ vì bình yên của đất nước. + Trách nhiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, duy trì cuộc sống ổn định. => Khẳng định vai trò quan trọng của những người ở hậu phương trong việc hỗ trợ tinh thần cho người ở tiền tuyến, cũng như trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết. | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp. | 0,5 | ||
e. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết các câu trong đoạn văn. | 0,25 | ||
g. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt hiệu quả, mới mẻ | 0,25 | ||
2 | Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu oán của người cung nữ” (trích Cung oán ngâm khúc) của tác giả Nguyễn Gia Thiều. | 4.0 | |
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: nghị luận phân tích một tác phẩm (song thất lục bát) | 0,25 | ||
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu oán của người cung nữ” (trích Cung oán ngâm khúc) của tác giả Nguyễn Gia Thiều. | 0,5 | ||
Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết. Xác định được các ý chính của bài viết. Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài viết. 1. Mở bài * Giới thiệu khái quát về tác phẩm (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến chung về tác phẩm - Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), hiệu là Ôn Như, làm quan được phong tước hầu, nên còn gọi là Ôn Như Hầu, quê ở làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc, (nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông nổi tiếng với tác phẩm “Cung oán ngâm” - “Cung oán ngâm” là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận của mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của mình về cuộc đời bạc bẽo, phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu song thất lục bát, thể hiện một ngôn ngữ tài hoa đài các, nhiều chữ Hán và điển cố. Đoạn trích “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng đồng thời là lời lên án, tố cáo xã hội tàn nhẫn đã đẩy người phụ nữ vào trong hoàn cảnh bi ai khốn cùng. 2. Thân bài: a. Phân tích nội dung, chủ đề của đoạn trích: - Đoạn trích “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” (từ câu 209 đến câu 244) diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng; phải sống cô đơn giữa bốn bức tường lạnh giá. Nàng xót xa cho tuổi thanh xuân trôi qua hoài phí và uất ức than thở về những bất công mà mình phải chịu đựng. Đấy là tiếng nói tố cáo sầu sác tội ác của vua chúa phong kiến thời ấy. * Tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ - Cảnh cung cấm xa hoa, đẹp đẽ đổi lập với tình cảnh lẻ loi, buồn tủi đáng thương. - Tác giả chọn thời điểm là ban đồm để nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm trạng. Bị nhà vua bỏ rơi trong cung quế, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi ngồi sáu, khắc khoải chờ mong và tuyệt vọng: Trong cung quế âm thầm chiếc bóng, Đêm năm canh trông ngóng lần lần. - Trong tình cảnh đó, người cung nữ ý thức rất rõ về thân phận bất hạnh của mình. Nàng đã bị giết chết khổng phải bằng gươm đao mà bằng chính cuộc sống buồn bã và tuyệt vọng, bởi cảnh chiếu chăn lẻ loi, lạnh lẽo... Qua lời than trách của nàng, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng là một kẻ bạc tinh: Khoảnh làm chi bấy chúa xuân, Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi... Người cung nữ bổi hổi, nuối tiếc khi nhớ lại những ngày đầu được vua sủng ái. Còn giờ đây, nàng đã thực sự bị quên lãng. - Sự tương phản giữa khung cảnh xa hoa tráng lệ nơi cung vàng điện ngọc với cuộc sống bất hạnh của các cung nữ càng làm cho hình ảnh của họ trở nên nhỏ bé đến tội nghiệp Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ, - Những tiện nghi đầy đủ, đẹp trở nên trớ trêu. vô nghĩa khi ngươi cung nữ thêm sầu thêm tủi.Gác thừa lương thúc / ngủ thu phong. Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng, Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi... - Những câu thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải. kéo dài trọng cung cấm. Người cung nữ mong mòi sự có mặt của nhà vua đến mức gần như tuyệt vọng: Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm... Lầu Tẩn, chiều nhạt vẻ thu, Gối loan tuyết đóng, chăn cũ giá đông... * Cảnh sống buồn tủi kéo dài và nỗi thất vọng nặng nề. - Nỗi sầu có lúc lên tới điểm đỉnh, biến tâm trạng người cung nữ thành u uất, nặng nề, bức bối gần phu ngạt thở: Lạnh lùng thay giấc cô-miên, Mùi hương tịch mịch bóng đèn âm u... Nỗi cô đơn khiến giấc ngủ của nàng trở nên lạnh lẽo, đáng thương. Hương đốt lên cho tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng lại gợi cảm giác vắng, lặng, tịch mịch như một nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân... - Đêm đêm, người cung nữ chỉ biết âm thầm sống với cái bóng của mình: Một mình đứng tủi ngồi sáu, Hết than với bóng lại rầu với hoa... Cả đoạn thơ khắc hoạ nổi bật hình dáng và tâm trạng cô độc, buồn tủi đến đớn đau, khắc khoải tức tối của người cung nữ trổ đạp mà bị coi như đã chết. - Trong nỗi buồn dai dẳng ấy chứa đựng cả sự uất ức, trách hờn, đay nghiến: Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải, Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ. Hoa này bướm nỡ thờ ơ, Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng... - Hai câu thơ: Giết nhau chẳng cái lưu cầu, Giết nhau bằng cái u sấu, độc chưa! giống như tiếng nghiến ràng căm giận, lên án chế độ đa thô và tục tuyển cung tần mỹ nữ của vua chúa thời phong kiến, bởi nó chà đạp, tước đoạt quyền sống tự do, quyển được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. - Sức sống dồi dào và khát vọng hạnh phúc càng mãnh liệt bao nhiêu thì nỗi oán hận càng chất ngất bấy nhiêu trong lòng người cung nữ. Tưởng chừng như tất cả sắp bùng nổ thành hành động phản kháng dữ dội: Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ, Xe thổ này có dở dang không? Dang tay muốn dứt tơ hồng, Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra - Chất trữ tình trong đoạn trích được tạo ra từ hai cảm xúc trái ngược: cảm xúc buồn chán nặng nề do bi giam hãm lâu ngày trong cảnh tù túng, ngạt thở với cảm xúc khát khao cháy bỏng hạnh phúc đời thường. Người cung nữ như đang cố vùng vẫy để thoát khỏi bi kịch của số phận nhưng nó như sợi dây oan nghiệt cứ thắt chặt lấy nồng. b. Phân tích những đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian: Cách miêu tả rất khéo léo, không gian nơi cung cấm, thời gian ban đêm phù hợp với việc đặc tả tâm trạng của cung nữ đang cô đơn sầu tủi và oán hờn. Không gian cụ thể được nhắc tới ở đây là “lầu đãi nguyệt”, “gác thừa lương”, “phòng tiêu”, … nơi cung nữ đứng ngồi không yên, bồn chồn ra vào trông ngóng. Mong ngày, mong đêm, hi vọng rồi lại thất vọng. Những chuỗi ngày nặng nề đó khiến cung nữ mỏi mòn, đau khổ. - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài tinh, sắc sảo để thể hiện tâm trạng nhân vật: Tác giả đã lựa chọn được những ngôn từ rất đắt trong việc biểu đạt tâm trạng cung nữ, khi thì dùng từ Hán Việt, khi dùng điển tích, lúc dùng ngôn ngữ bình dân. Tất cả đều có chọn lọc, giàu sức biểu cảm và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Những từ ngữ có sức gợi cảm mạnh mẽ: “Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”, “Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi”, “Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng”, “Giết nhau chẳng cái lưu cầu, – Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”. - Những từ Hán Việt thường được đặt cạnh những từ nôm na, với dụng ý làm nổi bật sự đối lập giữa cuộc sống tồi tàn, lạnh lẽo với cảnh xa hoa tráng lệ ở nơi cung cấm - Thể thơ song thất lục bát xen kẽ những cặp câu thơ bảy chữ và cặp câu thơ lục bát đầy biến tấu, giàu vần điệu, ngắt nhịp đa dạng giúp diễn tả được sâu sắc tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. 3. Kết bài: Qua đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ, tác giả đã thể hiện được tất cả nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ trong tình cảnh sống thê thảm, sau khi bị nhà vua ruồng bỏ. Chế độ vua chúa ngày xưa đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ. Tiếng nói nhân văn sâu sắc ở đây chính là sự cảm thông với cảnh ngộ của những con người khốn khổ, nạn nhân của chế độ phong kiến ấy. | 1.0 | ||
Viết bài văn, cần đảm bảo các yêu cầu sau: Triển khai được các ý trên. Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; có sự kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. | 1,5 | ||
Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu. | 0,25 | ||
Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt hiệu quả, mới mẻ, linh hoạt. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!