- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,932
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề kiểm tra thường xuyên ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, KNTT, CÁNH DIỀU NĂM 2024-2025 * TẬP HUẤN SỞ Giáo dục và Đào tạo HẢI DƯƠNG được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE, THƯ MỤC trang. Các bạn xem và tảiđề kiểm tra thường xuyên ngữ văn 9 chân trời sáng tạo về ở dưới.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HOC KỲ 2
MÔN: NGỮ VĂN 9- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi. Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)
Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:
- Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì?
Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái.
Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tưởng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.
(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 424-426)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai có phản ứng như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Từ Hán Việt "cảm kích" được hiểu nghĩa như thế nào?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 5 (1,0 điểm): Từ câu chuyện tình ở Thanh Trì, em có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu thời phong kiến?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật từ đoạn trích bài thơ Bác ơi của tác giả Tố Hữu:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
(Trích Bác ơi, Tố Hữu, in trong tập Ra trận, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận thuyết phục bạn tin rằng: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
--Hết--
…………………………..Hết………………………….
FULL THƯ MỤC
DEMO
yopo.vn---KTGKII.NV9.TỨ KỲ
yopo.vn---KTCKI.NV9.THANH HÀ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GD VÀ ĐT TỨ KỲ TRƯỜNG THCS HÀ KỲ | MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HOC KỲ 2
MÔN: NGỮ VĂN 9- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Đọc | - VB văn học | 2 | 2 | 1 | 40 |
2 | Viết | - Viết đoạn văn NLVH | 1* | 1* | 1* | 20 |
- Viết bài văn NLXH | 1* | 1* | 1* | 40 | ||
Tổng | 60% | 40% | 20% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện truyền kỳ | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại. - Nhận biết được thái độ, hành động của nhân vật trong đoạn trích. Thông hiểu: - Giải thích được nghĩa của từ Hán Việt thông dụng; - Nêu được chủ đề của đoạn trích. Vận dụng: - Trình bày được suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra qua đoạn trích. | 2TL | 2TL | 1TL | |
2 | Viết | NLVH NLXH | Nhận biết: - HS nhận biết được đoạn văn NLVH và bài văn nghị luận xã hội Thông hiểu: HS trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng- phân- hợp Vận dụng: - HS viết được bài văn có bố cục ba phần; luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ; biết kết hợp tốt các yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận; diễn đạt lưu loát, câu đúng ngữ pháp… Vận dụng cao: Đoạn văn, bài văn có tính sáng tạo và phong cách riêng của người viết. | 1TL* | 1TL* | ||
Tổng | 2 | 2 | 2 | 1 | |||
Tỉ lệ % | 20 | 20 | 20 | 40 | |||
Tỉ lệ chung | 40 | 60 |
PHÒNG GD VÀ ĐT TỨ KỲ TRƯỜNG THCS HÀ KỲ | ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ 2 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề gồm 7 câu, 02 trang) |
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi. Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)
Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:
- Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì?
Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái.
Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tưởng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.
(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 424-426)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai có phản ứng như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Từ Hán Việt "cảm kích" được hiểu nghĩa như thế nào?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 5 (1,0 điểm): Từ câu chuyện tình ở Thanh Trì, em có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu thời phong kiến?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật từ đoạn trích bài thơ Bác ơi của tác giả Tố Hữu:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
(Trích Bác ơi, Tố Hữu, in trong tập Ra trận, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận thuyết phục bạn tin rằng: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
--Hết--
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(HDC gồm 02 trang)
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(HDC gồm 02 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | ||
1 | Truyền kì | 0,5 | ||
2 | Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp | 0,5 | ||
3 | Cảm kích là cảm động và được kích thích tinh thần trước hành vi tốt đẹp của người khác. | 1,0 | ||
4 | Chủ đề của văn bản: Qua câu chuyện tình yêu bi kịch của chàng trai và cô gái ở Thanh Trì, tác giả Vũ Trinh muốn thể hiện khát vọng tình yêu tự do của lứa đôi thời phong kiến và phê phán sự ngăn cản của gia đình đại diện cho sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội xưa. | 1,0 | ||
5 | Câu chuyện tình ở Thành Trì là mối tình giữa chàng trai nghèo làm nghề chèo đò với cô gái con nhà giàu. Cô gái chủ động mong muốn kết duyên với chàng trai, chàng trai cũng mong kết duyên cùng nàng, điều đó thể hiện khát vọng tình yêu tự do vượt lên trên những hà khắc của lễ giáo phong kiến, định kiến phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Kết thúc của mối tình là kết thúc bi kịch. Suy nghĩ về khát vọng tình yêu trong xã hội phong kiến: + Khát vọng tình yêu là khát vọng chính đáng của con người ở mọi thời. Những đôi lứa sống trong xã hội phong kiến mong muốn tình yêu tự do, muốn vượt lên khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “môn đăng hộ đối”,... + Tình yêu của nhiều cặp đôi vấp phải những sự ngăn cản, cấm đoán đến từ gia đình, xã hội. | 1,0 | ||
II | VIẾT | 6,0 | ||
Câu 1 | Đoạn văn NLVH (2 điểm) | a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng- phân- hợp. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề: cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ | 0,25 | |||
c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là một số gợi ý: * Về nội dung: Nỗi đau xót xa trước sự kiện Bác qua đời: - Lòng người: + Xót xa, đau đớn: chạy về, nhìn theo lối sỏi quen thuộc,... + Không tin vào sự thật: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! - Cảnh vật: + Hoang vắng, lạnh lẽo, cô đơn: phòng lạnh, rèm buông, tắt ánh đèn, ... + Mọi thứ đều trở nên thừa thãi khi vắng bóng người - Người và cảnh dường như có sự đồng điệu: Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa * Nghệ thuật: -Đoạn thơ được viết theo thể thơ tám tiếng, giàu cảm xúc. - Nỗi đau lớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả: những câu hỏi tu từ, câu cảm thán liên tiếp dùng để khóc thương, bày tỏ niềm thương xót của nhà thơ, cũng là nỗi đau của triệu người... | 1,0 0,5 | |||
Câu 2 | Bài văn NLXH (4 điểm) | a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận xã hội gồm 3 phần MB, TB, KB luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ; biết kết hợp tốt các yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận; diễn đạt lưu loát, câu đúng ngữ pháp… b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. | 0,25 0,25 | |
* Về nội dung: Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song cần nêu được một số ý sau: 1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: a. Giải thích: - Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái.... - Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. - Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. b. Phân tích, chứng minh: * Vì sao bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta? - Khi môi trường được bảo vệ, con người sẽ có điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển. Dẫn chứng minh họa: + Nguồn nước: Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp. + Rừng: Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu. - Nếu môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại, cuộc sống con người sẽ bị tổn hại (sức khỏe, tinh thần, kinh tế…), con người đứng trước những mối đe dọa lớn… Dẫn chứng minh họa: + Lượng khí thải CO2 (cacbon điôxít) gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da. + Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe. + Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh. + Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân. c. Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường; hành vi tàn phá môi trường. d. Bài học, biện pháp, liên hệ: - Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống con người; xử phạt nghiêm khắc những hành vi hủy hoại môi trường; có việc làm cụ thể, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh… 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận | 0,25 0,25 1.5 0,5 1,0 0,5 0,25 0,25 | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có những liên hệ hợp lý, bài viết thuyết phục thông tin đảm bảo khách quan, chân thực, phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn | 0,25 0,25 |
…………………………..Hết………………………….
FULL THƯ MỤC
DEMO
yopo.vn---KTGKII.NV9.TỨ KỲ
yopo.vn---KTCKI.NV9.THANH HÀ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn---KTGKII.NV9.TỨ KỲ.rar3.7 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTCKI.NV9.GIA LỘC.rar760.6 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTCKI.NV9.NAM SÁCH.rar671.4 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTCKI.NV9.THANH HÀ.rar2.4 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTCKII.NV9.CẨM GIÀNG.rar3.2 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTCKII.NV9.KIM THÀNH.rar1,007.8 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTCKII.NV9.NINH GIANG.rar859.1 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTGKI.NV9.CHÍ LINH.rar702.5 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTGKI.NV9.KINH MÔN.rar796.8 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTGKI.NV9.THANH MIỆN.rar580.1 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTGKII.NV9.BÌNH GIANG.rar574.8 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---KTGKII.NV9.TP HẢI DƯƠNG.rar1.9 MB · Lượt tải : 0