- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,111
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 môn văn CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 83 trang. Các bạn xem và tải đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 môn văn về ở dưới.
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. (…)
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ trong hai câu văn sau:“Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ đoạn trích là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực trong cuộc sống?
Câu 2 (10 điểm)
Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
MA TRẬN ĐỀ HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
MA TRẬN ĐỀ HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
TL | TL | TL | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 0 | 3 | 1 | | 6,0 đ =30% |
2 | Làm văn | Viết đoạn văn nghị luận | | 1 | 1 | 1 | 4,0 đ = 20% |
Kể chuyện đời thường | | 1 | 1 | 1 | 10,0 đ = 50% | ||
Tổng | 0 | 8,0 đ | 9,0 đ | 3,0 đ | 20,0 đ = 100% | ||
Tỉ lệ (%) | 0 | 40% | 45% | 15% | |||
Tỉ lệ chung | 40% | 60% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Thông hiểu: -Xác định được phương thức biểu đạt - Nêu nội dung đoạn ngữ liệu - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích. Vận dụng: - Nêu được bài học rút ra từ đoạn ngữ liệu. | | 3TL | 1TL | |
2 | Làm văn | - Viết đoạn văn nghị luận. - Kể chuyện sáng tạo | Thông hiểu: Viết đúng thể loại văn nghị luận, kể chuyện tưởng tượng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: - Viết đoạn văn nghị luậntrình bày ý kiến về một vấn đề - Viết được bài văn kể chuyện tưởng tượng; nêu được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về câu chuyện. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về cách kể chuyện, dùng từ, diễn đạt, rút ra được bài học sâu sắc | 2TL | 2TL | 2TL | |
Tổng | 0 | 5TL = 8,0đ | 3 TL = 9,0đ | 2 TL 3,0đ | |||
Tỉ lệ % | 0 | 40% | 45% | 15% | |||
Tỉ lệ chung | 40% | 60% |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) ( Đề thi gồm 02 phần, 06 câu, 01 trang) |
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. (…)
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ trong hai câu văn sau:“Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ đoạn trích là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực trong cuộc sống?
Câu 2 (10 điểm)
Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
........ Hết .........
|
| HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) | ||||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | ||
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |||
1 | - Phương thức biểu đạt của đoạn trích là Nghị luận | 0,5 | |||
2 | - Nội dung của đoạn trích: + Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta ta rút ra được những bài học cho bản thân. + Hãy sống yêu thương, sẻ chia, đồng cảm để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. | 0,5 0,5 | |||
3 | Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau: - Biện pháp tu từ : điệp ngữ “ đừng để khi”; điệp cấu trúc ngữ pháp; phép đối (tia nắng.. đã lên>< giọt lệ...rơi). - Tác dụng: + Điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp: tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối; nhấn mạnh, khuyên nhắc mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh.. + Pháp đối: làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa... *Lưu ý: HS có thể trả lời theo nhiều cách nhưng vẫn xoay quanh tác dụng nêu ở trên. | 1,0 1,0 | |||
4 | Học sinh có thể chỉ ra một trong các thông điệp sau:: - Thông điệp về kinh nghiệm. - Thông điệp về ý chí nghị lực. - Thông điệp về giá trị cuộc sống. - Thông điệp về yêu thương, sẻ chia. .... | 0,5 | |||
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14,0 | |||
1 | * Vê hình thức, kĩ năng: - Đảm bảo các yêu cầu của đoạn văn về số câu, số chữ qui định. - Bố cục đoạn văn: mạch lạc, thao tác; lập luận hợp lí; sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp. - Ngôn ngữ: Trong sáng, biểu cảm. - Không mắc các loại lỗi: Chính tả, ngữ pháp... * Về nội dung: Học sinh có thể có các cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nghị lực sống là một trong những phẩm chất đạo đức, đáng quý quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, phẩm chất đó được rất nhiều người theo đuổi và cố gắng duy trì mỗi ngày. - Giải thích nghị lực: Nghị lực sống là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình, động lực giúp ích cho cuộc sống, con người cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình. - Đánh giá: + Vai trò của nghị lực sống trong cuộc sống hiện nay: Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải trải qua những khó khăn, thử thách trong xã hội, chính vì thế việc rèn luyện cho mình nghị lực sống là một trong những việc làm quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. + Nghị lực sống giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, gian nan vất vả trước cuộc sống của mình. + Nghị lực sống là phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta có được nhiều giá trị, ý nghĩa trong cuộc sống của mình, nghị lực giúp chúng ta có thêm nhiều sức mạnh để vượt qua những khó khăn, giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, vượt qua được những khó khăn thử thách của cuộc sống. - Mở rộng: Phê phán + Một số người khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ. + Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của người đó và khó có thể từ bỏ. - Bài học nhận thức và hành động: + Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lai, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta. + Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống. | 1,0 | |||
0,25 1,5 0,5 0,5 | |||||
2 | a. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng. - Đảm bảo tốt các yêu cầu của văn tự sự. Học sinh phát huy trí tưởng tượng để kể lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. - Kể theo ngôi thứ nhất, xưng hô phù hợp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ, hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, chữ viết sạch đẹp. - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp. | 1,0 | |||
b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề tưởng tượng tình huống hợp lí, xây dựng câu chuyện mạch lac. b1. Mở bài: - Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc (hóa thân thành nàng tiên Mùa xuân để kể về thiên nhiên và con người dịp Tết đến, xuân về). b2. Thân bài: bài văn triển khai các sự việc sau: - Mùa xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời: + Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái lành lạnh của mùa đông mang lại. + Cảm nhận được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân. - Mùa xuân mang lại niềm vui cho con người: + Cảm thấy rất vui mỗi dịp Tết đến vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người: gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, rộn ràng với công việc làm ăn, với cuộc sống. + Cảm thấy vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. + Mùa xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, một ngày mai tốt đẹp. b3 Kết bài: - Tình cảm của Mùa xuân với thiên nhiên và con người | 6,0 3,0 1,5 1,5 3,0 1,5 1,5 1,0 | ||||
3. Sáng tạo: Học sinh có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động…). Học sinh có những tưởng tượng sáng tạo, hợp lí. | 1,0 | ||||
............ Hết ............
MA TRẬN ĐỀ HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
TL | TL | TL | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản biểu cảm | 0 | 3 | 1 | | 6,0 đ =30% |
2 | Làm văn | Viết đoạn văn nghị luận | | 1* | 1* | 1* | 4,0 đ = 20% |
Kể chuyện tưởng tượng | | 1* | 1* | 1* | 10,0 đ = 50% | ||
Tổng | 0 | 8,0 đ | 9,0 đ | 3,0 đ | 20,0 đ = 100% | ||
Tỉ lệ (%) | 0 | 40% | 45% | 15% | |||
Tỉ lệ chung | 40% | 60% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6