- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi ngữ văn 10 học kì 1 chân trời sáng tạo CÓ HƯỚNG DẪN CHÂM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn 10 học kì 1 chân trời sáng tạo về ở dưới.
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau :
( “Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương)
1. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là
A. Nữ hoàng thi ca. B. Thần thơ thánh chữ.
C. Thi tiên thi thánh. D. Bà chúa thơ Nôm.
2. Nghĩa thứ hai trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương là gì?
A. Phản ánh phẩm chất, vẻ đẹp và thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Phản ánh thái độ của người thưởng thức về hương vị của chiếc bánh trôi nước.
C. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của những chiếc bánh trôi nước.
D. Diễn tả lại các công đoạn làm ra chiếc bánh trôi nước và các nguyên liệu làm nên chiếc bánh.
3. Câu nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
B. Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật thất ngôn bát cú.
C. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt.
D. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
4. Qua hình ảnh bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp tâm hồn. B. Vẻ đẹp hình thể. C. Vẻ đẹp và số phận long đong. D. Số phận bất hạnh.
5. Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Nhân son đỏ. B. Được hấp trên nước.
C. Có thể rắn hoặc nát. D. Hình tròn, trắng mịn.
6. Câu nào dưới đây nói đúng về ngôn ngữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Ngôn ngữ bình dị, gắn liền với cuộc sống. B. Ngôn ngữ ít xuất hiện trong văn thơ dân gian.
C. Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa. D. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh.
7. Trong nghĩa thứ nhất của bài thơ Bánh trôi nước, chiếc bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
A. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.
B. Chiếc bánh được nhào nặn, bên trong chứa nhân, bánh có màu đỏ và nổi trên mặt nước khi luộc.
C. Chiếc bánh có hình vuông, màu trắng và bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.
D. Chiếc bánh được làm từ bột gạo, có hình ống với nhiều màu sắc khác nhau.
8. Nhận xét nào đúng khi nói về những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước?
A. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.
B. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
C. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
D. Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.
9. Ở nghĩa thứ hai (lớp nghĩa hàm ẩn) trong bài thơ Bánh trôi nước, hình ảnh người phụ nữ được miêu tả như thế nào?
A. Là người phụ nữ có hình dáng bên ngoài xấu xí nhưng tốt bụng và có tấm lòng nhân hậu.
B. Là người phụ nữ đại diện cho phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nói chung.
C. Là người phụ nữ nghèo, có hình dáng bên ngoài bình thường, dù sống trong cảnh nào thì người phụ nữ ấy vẫn giữ được phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
D. Là người phụ nữ xinh đẹp, da trắng, thân hình cân đối nhưng số phận lại long đong ba chìm bảy nổi, và dù sống trong cảnh tối tăm nhưng người phụ nữ ấy vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình.
10. Ở miền Bắc nước ta, bánh trôi nước thường được sử dụng để cúng trong dịp nào?
A. Ngày mùng ba tháng ba âm lịch. B. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch.
C. Ngày Tết Nguyên đán. D. Ngày rằm tháng giêng âm lịch.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
11.Tác giả mượn đặc điểm của bánh trôi để khẳng định phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam. 12. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước” -HXH. 13.. Tìm những yếu tố chứng minh bài thơ “Bánh trôi nước”-HXH là một bài thơ Đường luật.
PHẦN II: VIẾT (4 điểm) .
Từ hình ảnh bánh trôi nước, em cảm nhận được gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa và nay ?
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT.
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT.
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||
1 | Đọc | Thần thoại | - Xác định thể loại. - Xác định được ngôi kể -Nhận biết được đặc điểm nhân vật - Chỉ ra được thông tin trong văn bản | 0 | - Xác định được nội dung của VB - Lí giải được chi tiết tiêu biểu - Lí giải được đặc trưng của sử thi | - Biết đối chiếu với văn bản tương đương cùng thể loại | 0 | Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của bản thân. | 0 | – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | 10 | ||
Tỉ lệ (%) | 20% | | 15% | 5% | | 10% | | 10% | 60 | ||||
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | | | | | | | | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. | 1 | ||
Tỉ lệ (%) | | 10 | | 15 | | 10 | | 5 | 40 | ||||
Tổng | 20 | 10 | 15 | 20 | 0 | 20 | 0 | 15 | 100 | ||||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 20% | 15% | |||||||||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% | |||||||||||
* Lưu ý: – Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ. – Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên | |||||||||||||
SỞ GD&ĐT………… TRƯỜNG…………………. (Đề thi gồm có … trang) | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: NGỮ VĂN 10 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
( “Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương)
1. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là
A. Nữ hoàng thi ca. B. Thần thơ thánh chữ.
C. Thi tiên thi thánh. D. Bà chúa thơ Nôm.
2. Nghĩa thứ hai trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương là gì?
A. Phản ánh phẩm chất, vẻ đẹp và thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Phản ánh thái độ của người thưởng thức về hương vị của chiếc bánh trôi nước.
C. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của những chiếc bánh trôi nước.
D. Diễn tả lại các công đoạn làm ra chiếc bánh trôi nước và các nguyên liệu làm nên chiếc bánh.
3. Câu nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
B. Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật thất ngôn bát cú.
C. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt.
D. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
4. Qua hình ảnh bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp tâm hồn. B. Vẻ đẹp hình thể. C. Vẻ đẹp và số phận long đong. D. Số phận bất hạnh.
5. Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Nhân son đỏ. B. Được hấp trên nước.
C. Có thể rắn hoặc nát. D. Hình tròn, trắng mịn.
6. Câu nào dưới đây nói đúng về ngôn ngữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Ngôn ngữ bình dị, gắn liền với cuộc sống. B. Ngôn ngữ ít xuất hiện trong văn thơ dân gian.
C. Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa. D. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh.
7. Trong nghĩa thứ nhất của bài thơ Bánh trôi nước, chiếc bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
A. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.
B. Chiếc bánh được nhào nặn, bên trong chứa nhân, bánh có màu đỏ và nổi trên mặt nước khi luộc.
C. Chiếc bánh có hình vuông, màu trắng và bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.
D. Chiếc bánh được làm từ bột gạo, có hình ống với nhiều màu sắc khác nhau.
8. Nhận xét nào đúng khi nói về những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước?
A. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.
B. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
C. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
D. Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.
9. Ở nghĩa thứ hai (lớp nghĩa hàm ẩn) trong bài thơ Bánh trôi nước, hình ảnh người phụ nữ được miêu tả như thế nào?
A. Là người phụ nữ có hình dáng bên ngoài xấu xí nhưng tốt bụng và có tấm lòng nhân hậu.
B. Là người phụ nữ đại diện cho phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nói chung.
C. Là người phụ nữ nghèo, có hình dáng bên ngoài bình thường, dù sống trong cảnh nào thì người phụ nữ ấy vẫn giữ được phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
D. Là người phụ nữ xinh đẹp, da trắng, thân hình cân đối nhưng số phận lại long đong ba chìm bảy nổi, và dù sống trong cảnh tối tăm nhưng người phụ nữ ấy vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình.
10. Ở miền Bắc nước ta, bánh trôi nước thường được sử dụng để cúng trong dịp nào?
A. Ngày mùng ba tháng ba âm lịch. B. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch.
C. Ngày Tết Nguyên đán. D. Ngày rằm tháng giêng âm lịch.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
11.Tác giả mượn đặc điểm của bánh trôi để khẳng định phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam. 12. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước” -HXH. 13.. Tìm những yếu tố chứng minh bài thơ “Bánh trôi nước”-HXH là một bài thơ Đường luật.
PHẦN II: VIẾT (4 điểm) .
Từ hình ảnh bánh trôi nước, em cảm nhận được gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa và nay ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
| 1-10 | 1D,2A,3D,4C,5B,6A,7A,8A,9D, 10A | 1C/0.5 | |
11 | Tác giả mượn đặc điểm của bánh trôi nước để miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam: + Vẻ đẹp ngoại hình : đẹp, trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị: + Số phận: long đong, chìm nổi, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình: + Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, thuỷ chung, son sắt. => Khẳng định phẩm chất trong sạch, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ. | 1.0 | ||
12 | - Thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt - Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, đảo ngữ,… - Ngôn ngữ thơ bình dị, mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng chất liệu văn học dân gian. | 1.0 | ||
13 | - Bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống, vần được gieo ở cuối câu 1, 2 và 4 ( tròn- non- son) - Bố cục bốn phần: khai, thừa, chuyển, hợp. - Tuân thủ phép đối, niêm luật. | 1,5 | ||
II | | VIẾT | 4,0 | |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Cảm nhận về số phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa và nay | 0,5 | ||
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Mở bài – Nêu vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về số phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa và nay 2. Thân bài - Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na, vẫn sắt son , chung thủy . - Hình ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. +Hình ảnh người phụ nữ để lại trong ta những ấn tượng về sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiến trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... +Người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong các cơ quan . ->Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. 3. Kết bài.Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh. | 2.5 | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!