- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi ngữ văn 9 ngoài chương trình, trong chương trình GDPT 2018 NĂM 2024-2025 * DỰ ĐOÁN được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn 9 ngoài chương trình, đề thi ngữ văn 9 chuyển cấp về ở dưới.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN 9.MÔN : NGỮ VĂN (20/6/2024)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:
(Lâm Thanh Huyền)
Một vị thiền sư tu trong nhà tranh trên núi, một hôm, nhân một buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.
Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn nhà tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp Thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, Thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài biết chắc kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm trong tay từ trước.Kẻ cắp gặp Thiền sư, đang trong lúc kinh ngạc bối rối, thì Thiền sư nói:- Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Kẻ cắp lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng.Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi, Thiền sư không khỏi thương cảm, liền khẳng khái thốt lên:
- Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.
Sau khi tiễn kẻ cắp bằng ánh mắt, Thiền sư đi vào nhà tranh để trần ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.
Hôm sau dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra, nhìn thấy chiếc áo ngoài ngài khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng, tử tế, đặt ở cửa. Vô cùng vui sướng, Thiền sư lẩm bẩm nói:
- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.
( Tặng một vầng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Vũ Công Hoan dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)
* Chú thích:Tuyển tập truyện cực ngắn Trung Quốc có tiêu đề chung "Tặng một vầng trăng sáng" do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. Tuyển tập truyện này bao gồm 141 truyện cực ngắn của nhiều tên tuổi nhà văn Trung Quốc do dịch giả Vũ Công Hoan biên dịch. Điểm nổi bật của tập truyện này là sự ngắn gọn, súc tích, nhiều tầng lớp ý nghĩa gói gọn trong một số lượng câu chữ ít ỏi.
Chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 8:
Câu 1( 0,25điểm) Xác định nhân vật chính trong văn bản?
A. Tên trộm B. “Vầng trăng” C. Thiền sư D. Người kể chuyện
Câu 2( 0,25điểm).Trong văn bản, không gian nào đã giúp Thiền sư “ngộ ra trí tuệ của mình”?
A. Trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc. B. Một ngôi nhà tranh trên đỉnh núi.
C. Đường rừng núi xa xôi. D. Trăng sáng ngoài cửa sổ.
Câu 3( 0,25điểm). Câu nói “Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng” là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện B. Lời của tác giả
C. Lời của tên trộm D. Lời của thiền sư.
Câu 4( 0,25điểm). Dựa vào văn bản hãy xác định diễn biến cảm xúc của nhân vật Thiền sư?
A. Vui mừng; kinh ngạc, bối rối; lúng túng; thương cảm.
B. Vui mừng; lúng túng; vui sướng; dịu dàng, ấm áp.
C. Vui mừng; thương cảm; vui sướng.
D. Vui mừng; kinh ngạc; thương cảm; vui sướng.
Câu 5( 0,25điểm) Nhân vật Thiền sư hiện lên trong văn bản là một con người có tính cách như thế nào?
A. Dùng hành động tốt để cảm hóa con người.
B. Là người thiện tính, coi trọng con người.
C. Khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
D. Dùng đạo lý để khuyên răn con người.
Câu 6( 0,25điểm). Em hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “ vầng trăng” trong văn bản?
A. Là phẩm chất tốt đẹp của con người được lộ ra trong hoàn cảnh khác thường.
B. Là biểu tượng cho sự kì diệu của Phật pháp, cái đẹp trong thiên tính của con người.
C. Hành động cao đẹp của Thiền sư đã cảm hóa tên trộm khiến anh ta thay đổi.
D. Là cái nhìn tích cực về lẽ sống, lẽ đời mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc.
Câu 7( 0,75điểm) Em hãy tìm điểm khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản truyện cực ngắn trên?
A. Ngôn ngữ trong truyện phát huy tối đa khả năng thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa.
B. Ngôn ngữ trong truyện mang nhiều dấu hiệu đổi mới, táo bạo đáng ghi nhận.
C. Ngôn ngữ được “chưng cất”, giọt giũa đến mức tối đa, mang tính đa nghĩa cho văn bản.
D. Ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo và dấu ấn nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ.
Câu 8( 0,75điểm). Vì sao Thiền sư tin rằng ông đã tặng được cho tên trộm “ một vầng trăng sáng”?
Vì tên trộm đã ngộ ra hành động sai trái của mình và đem trả lại áo, tức là tên trộm đã lấy lại được thiên lương trong sáng.
Vì tên trộm được vị Thiền sư tặng áo.
Vì vị Thiền sư nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.
Vì kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi.
Trả lời câu hỏi:
Câu 9 (1.0 điểm). Bài học em rút ra được từ văn bản trên?
Câu 10 (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản, em hãy chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi đọc một truyện cực ngắn như trên?
II. VIẾT (14,0 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Từ ngữ liệu Đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay?
Câu 2. (10 điểm) Giáo sư, nhà giáo, nhà lí luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà nhận định rằng: "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Hãy làm sáng tỏ “sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” trong bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến?
Khóc Dương Khuê
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đẩu thăng chẳng dám than trời;
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Theo Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
*Chú thích:Nguyễn Khuyến(1835 - 1909) là một trong nhà thơ cuối cùng của thời trung đại, được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng, thấm đẫm bài học về triết lý nhân văn sâu sắc. Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ”. Dù viết thể thơ cổ điển nhưng ông vẫn luôn thỏa mái, không gò bó; vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật của thơ ca dân gian và ngôn từ giàu chất tạo hình. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Nôm, ngôn ngữ thơ đến trình độ mới, tinh tế và hiện đại hơn.Bài thơ là nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước người bạn văn chương, tri kỉ qua đời.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN 9.MÔN : NGỮ VĂN (20/6/2024)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:
“TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG”
(Lâm Thanh Huyền)
Một vị thiền sư tu trong nhà tranh trên núi, một hôm, nhân một buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.
Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn nhà tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp Thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, Thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài biết chắc kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm trong tay từ trước.Kẻ cắp gặp Thiền sư, đang trong lúc kinh ngạc bối rối, thì Thiền sư nói:- Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Kẻ cắp lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng.Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi, Thiền sư không khỏi thương cảm, liền khẳng khái thốt lên:
- Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.
Sau khi tiễn kẻ cắp bằng ánh mắt, Thiền sư đi vào nhà tranh để trần ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.
Hôm sau dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra, nhìn thấy chiếc áo ngoài ngài khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng, tử tế, đặt ở cửa. Vô cùng vui sướng, Thiền sư lẩm bẩm nói:
- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.
( Tặng một vầng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Vũ Công Hoan dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)
* Chú thích:Tuyển tập truyện cực ngắn Trung Quốc có tiêu đề chung "Tặng một vầng trăng sáng" do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. Tuyển tập truyện này bao gồm 141 truyện cực ngắn của nhiều tên tuổi nhà văn Trung Quốc do dịch giả Vũ Công Hoan biên dịch. Điểm nổi bật của tập truyện này là sự ngắn gọn, súc tích, nhiều tầng lớp ý nghĩa gói gọn trong một số lượng câu chữ ít ỏi.
Chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 8:
Câu 1( 0,25điểm) Xác định nhân vật chính trong văn bản?
A. Tên trộm B. “Vầng trăng” C. Thiền sư D. Người kể chuyện
Câu 2( 0,25điểm).Trong văn bản, không gian nào đã giúp Thiền sư “ngộ ra trí tuệ của mình”?
A. Trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc. B. Một ngôi nhà tranh trên đỉnh núi.
C. Đường rừng núi xa xôi. D. Trăng sáng ngoài cửa sổ.
Câu 3( 0,25điểm). Câu nói “Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng” là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện B. Lời của tác giả
C. Lời của tên trộm D. Lời của thiền sư.
Câu 4( 0,25điểm). Dựa vào văn bản hãy xác định diễn biến cảm xúc của nhân vật Thiền sư?
A. Vui mừng; kinh ngạc, bối rối; lúng túng; thương cảm.
B. Vui mừng; lúng túng; vui sướng; dịu dàng, ấm áp.
C. Vui mừng; thương cảm; vui sướng.
D. Vui mừng; kinh ngạc; thương cảm; vui sướng.
Câu 5( 0,25điểm) Nhân vật Thiền sư hiện lên trong văn bản là một con người có tính cách như thế nào?
A. Dùng hành động tốt để cảm hóa con người.
B. Là người thiện tính, coi trọng con người.
C. Khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
D. Dùng đạo lý để khuyên răn con người.
Câu 6( 0,25điểm). Em hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “ vầng trăng” trong văn bản?
A. Là phẩm chất tốt đẹp của con người được lộ ra trong hoàn cảnh khác thường.
B. Là biểu tượng cho sự kì diệu của Phật pháp, cái đẹp trong thiên tính của con người.
C. Hành động cao đẹp của Thiền sư đã cảm hóa tên trộm khiến anh ta thay đổi.
D. Là cái nhìn tích cực về lẽ sống, lẽ đời mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc.
Câu 7( 0,75điểm) Em hãy tìm điểm khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản truyện cực ngắn trên?
A. Ngôn ngữ trong truyện phát huy tối đa khả năng thông tin, khả năng biểu hiện ý nghĩa.
B. Ngôn ngữ trong truyện mang nhiều dấu hiệu đổi mới, táo bạo đáng ghi nhận.
C. Ngôn ngữ được “chưng cất”, giọt giũa đến mức tối đa, mang tính đa nghĩa cho văn bản.
D. Ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo và dấu ấn nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ.
Câu 8( 0,75điểm). Vì sao Thiền sư tin rằng ông đã tặng được cho tên trộm “ một vầng trăng sáng”?
Vì tên trộm đã ngộ ra hành động sai trái của mình và đem trả lại áo, tức là tên trộm đã lấy lại được thiên lương trong sáng.
Vì tên trộm được vị Thiền sư tặng áo.
Vì vị Thiền sư nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.
Vì kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi.
Trả lời câu hỏi:
Câu 9 (1.0 điểm). Bài học em rút ra được từ văn bản trên?
Câu 10 (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản, em hãy chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi đọc một truyện cực ngắn như trên?
II. VIẾT (14,0 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Từ ngữ liệu Đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay?
Câu 2. (10 điểm) Giáo sư, nhà giáo, nhà lí luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà nhận định rằng: "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Hãy làm sáng tỏ “sự giãi bày và gửi gắm tâm tư” trong bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến?
Khóc Dương Khuê
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đẩu thăng chẳng dám than trời;
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Theo Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
*Chú thích:Nguyễn Khuyến(1835 - 1909) là một trong nhà thơ cuối cùng của thời trung đại, được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng, thấm đẫm bài học về triết lý nhân văn sâu sắc. Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ”. Dù viết thể thơ cổ điển nhưng ông vẫn luôn thỏa mái, không gò bó; vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật của thơ ca dân gian và ngôn từ giàu chất tạo hình. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Nôm, ngôn ngữ thơ đến trình độ mới, tinh tế và hiện đại hơn.Bài thơ là nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước người bạn văn chương, tri kỉ qua đời.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | C | 0.25 | |
2 | A | 0.25 | |
3 | D | 0.25 | |
4 | C | 0.25 | |
5 | B | 0.25 | |
6 | B | 0.25 | |
7 | A | 0.75 | |
8 | A | 0.75 | |
9 | - HS có thể rút ra nhiều bài học khác nhau ( phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật), GV linh hoạt cho điểm, dưới đây là gợi ý tham khảo: - Thiền sư đã dùng tình thương để đối đãi với tên trộm, với ông, bất kỳ ai gặp trong đời cũng đều như một vị khách quý đến nhà chơi. - Nếu chúng ta lúc nào cũng giữ được tấm lòng trong sạch, khoan dung và tự tâm yên tĩnh như vậy thì dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có gặp kẻ xấu xa đến đâu cũng không thể làm ta nao núng. | 1,0 | |
10 | Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau miễn là suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục. Giám khảo cần linh hoạt khi chấm. Sau đây là một số gợi ý : - Độc giả sẽ cảm thấy thêm yêu đời, yêu người và nhìn cuộc sống bằng con mắt hiền hòa, tươi sáng hơn sau khi đọc xong truyện. - Truyện mang đậm chất triết lý, sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục, hướng thiện. - Truyện gần gũi với đời sống, có tính thời sự ( cuộc sống vẫn còn hiện tượng chưa tốt nhưng con người không bao giờ mất niềm tin về xã hội tốt đẹp). | 2.0 | |
II | VIẾT | 14 | |
Câu 1 | Nghị luận xã hội | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội:Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, Thân đoạn làm rõ vấn đề,Kết đoạn khái quát nội dung nghị luận. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận:Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau: - Giải thích: Niềm tin là cảm giác chắc chắn, tin tưởng vào một điều gì đó đã từng xảy ra hoặc chưa từng xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Bàn luận: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. + Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả. + Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn. + Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân. - Mở rộng: Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi. - Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn. | 0,5 1,5 0,5 0,5 | ||
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt đọc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đam bảo đúng quy tắc chính tả, diễn đạt trong sáng,… | 0,25 | ||
Câu 2 | Nghị luận văn học: | 10,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về tác phẩm thơ song thất lục bát chứng minh một vấn đề lí luận. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, Sau đây là một hướng gợi ý: 1.Giải thích: *Cắt nghĩa: -Nghệ thuật:là một lĩnh vực của cuộc sống khác các lĩnh vực khoa học.Nghệ thuật mà Lê Ngọc Trà đặc biệt nhấn mạnh ở đây là văn học- tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có hình tượng. -Tiếng nói tình cảm:là những tình cảm cảm xúc của tác giả và tình cảm của con người trong tác phẩm. -Tự giãi bày và gửi gắm tâm tư: là những bày tỏ, sẻ chia, những kí thác vfa những lời nhắn nhủ, những thông điệp của nhà văn. =>Nhận định đề cập đến đặc trưng quan trọng trong nội dung của tác phẩm thơ ca đó là tình cảm, cảm xúc. *Lý giải: Tại sao: "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”? +Văn học nghệ thuật ra đời trong những phút giây thăng hoa của tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc sống. +Văn học đi sâu khám phá chiều sâu không cùng của tâm hồn tình cảm con người. Lấy con người làm trung tâm, văn học phải thể hiện được mọi khía cạnh trong đời sống con người. + Cảm xúc trong văn học không phải là thứ cảm xúc vu vơ, hời hợt mà bao giờ cũng la thứ cảm xúc mãnh liệt,được soi chiếu dưới lí tưởng của thời đại,… +Văn học khi viết về tình cảm của con người không tách rời việc phản ánh tâm tư, những nghĩ suy, nhận thức, tư tưởng của nhà văn về con người và cuộc sống,tạo ra tiếng đồng vọng trong tâm hồn người đọc. 2. Chứng minh: a. Tác giả, tác phẩm: Nguyễn Khuyến(1835 - 1909) là một trong nhà thơ cuối cùng của thời trung đại, được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng, thấm đẫm bài học về triết lý nhân văn sâu sắc. Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ”. Dù viết thể thơ cổ điển nhưng ông vẫn luôn thỏa mái, không gò bó; vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật của thơ ca dân gian và ngôn từ giàu chất tạo hình. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Nôm, ngôn ngữ thơ đến trình độ mới, tinh tế và hiện đại hơn.Bài thơ là nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước người bạn văn chương, tri kỉ qua đời. b. Chứng minh: Luận điểm 1: Bài thơ “Khóc Dương khuê” là “sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của Nguyễn Khuyến về tình bạn đậm đà, thắm thiết. *Nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất: + Tâm trạng bàng hoàng, buồn thương của Nguyễn Khuyến khi hay tin người bằng hữu qua đời vì bạo bệnh: Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. +Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 ->Sự nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc nghẹn ngào trong nỗi đau quá đỗi bất ngờ. +Cách nói giảm nói tránh: thôi đã thôi rồi -> giảm nhẹ nỗi đau +Cách xưng hô “bác”: sự thân thiết, trân trọng với người đã khuất. +Các từ láy: man mác, ngậm ngùi kết hợp với nhịp thơ 4/4 diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng vô tận, nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la. => Hai câu thơ như tiếng nấc nghẹn đắng, đầy đau đớn, tiếc thương của Nguyễn Khuyến. Qua đó thể hiện sự trân trọng, tình cảm chân thành của đôi bạn vong niên. * Hồi tưởng về tình bạn đậm đà, thắm thiết. + Những kỉ niệm sống lại trong hồi tưởng được tác giả liệt kê: + Cùng nhau thi đỗ làm quan: Với nhà nho thì bạn đồng khoa là đẹp nhất và tự hào nhất + Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước: Nhớ những cuộc du ngoạn, thăm thú nơi “dặm khách”chan hòa với thiên nhiên, thảnh thơi giữa chốn lâm tuyền. + Cùng ngân nga hát ả đào, cùng nhau uống rượu bình văn + Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời. =>Những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già thể hiện tình bạn gắn bó, keo sơn, thắm thiết.Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. * Hiện thực phũ phàng ,nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất: + Cô đơn: rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không muốn gảy + Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ : không có, không mua, không phải => cảm giác nức nở, trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót. + Sử dụng điển tích, điển cố “giường”, “đàn” qua đó khéo léo nói về tình bạn của mình giống với tình bạn của Trần Phồn - Từ Trĩ, Tử Kỳ - Bá Nha trong sử sách xưa. Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để ai ngồi vào, chỉ dành riêng để tiếp bạn. Còn Bá Nha sau khi Tử Kỳ chết liền bỏ chơi đàn vì thấy không ai hiểu được tâm ý.Nguyễn Khuyến cũng cảm nhận được sự mất mát giống vậy, chiếc giường dành riêng đón bạn nay trở nên “hững hờ”, tiếng đàn “ngẩn ngơ” vì không còn bóng dáng người xưa =>Tình bạn tri âm, tri kỉ. - Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, khắc họa tình bạn cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Bài thơ là tình bạn thiêng liêng, cao cả, đáng trân trọng của những tâm hồn đồng điệu. Luận điểm 2: “Sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” trong bài thơ “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến còn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc. - Tác phẩm được viết theo thể song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc giàu âm điệu, làm bật lên cảm xúc của nhân vật trữ tình lẫn nét tài hoa của nhà thơ. - Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu,thân tình, đậm chất suy tưởng, trầm ngâm. Cùng với đó là nhiều điển tích điển cố sâu sắc, thể hiện được tài thơ tinh tế, uyên bác của Nguyễn Khuyến. - Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh, các câu hỏi tu từ , điệp ngữ… -Âm hưởng trầm bổng, réo rắt góp phần tạo nên giọng thơ lâm li, thê thiết. Câu thơ, vần thơ nào cũng như thấm đầy lệ. - Bài thơ Khóc Dương Khuê mang màu sắc đượm buồn, đầy nuối tiếc. Đó là những nỗi niềm xót thương vô tận, hồi tưởng đẹp đẽ, đầy kỷ niệm một thời của thi sĩ tài năng với người bạn tri kỷ đã khuất. 3. Đánh giá, mở rộng: - Ý kiến của Lê Ngọc trà hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm con người, là những rung động của trái tim nhà thơ trước cuộc đời.Nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng tuy thể hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm chân chính bao giờ cũng là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này. Bài thơ “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến là bài thơ mang nỗi niềm, gửi gắm tình ý sâu xa về tình bạn đậm đà, thắm thiết. - Bài học cho người sáng tác: Nhà thơ phải trân quý cái nghiệp của mình để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đích thực, bằng cái tình, cái tâm nhiệt thành với từng sự sống, bằng cái tài, sự tâm huyết và cả những trăn trở nhiều lần để tìm được tiếng nói riêng, tiếng nói tri âm cùng bạn đọc. - Bài học cho người tiếp nhận: Đón nhận, đồng cảm, thấu hiểu những tâm tư tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm là nhiệm vụ của bạn đọc. Bạn đọc nâng niu, trân quý những tình cảm cao đẹp mà nghệ sĩ gửi gắm chính là quá trình đồng sáng tạo, quá trình đi tìm “hồn đồng điệu” cùng người nghệ sĩ chân chính. | 0,5 0,5 0,5 4,0 1,5 1,5 2,0 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0.25 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn--- de kiem tra ngu van 9 Dự án đề tự luận văn 9 tập 4.zip827 KB · Lượt tải : 6
- yopo.vn--- de kiem tra ngu van 9 Dự án đề tự luận văn 9 tập 3.zip2.2 MB · Lượt tải : 5
- yopo.vn--- de kiem tra ngu van 9 Dự án đề tự luận văn 9 tập 2.zip1.2 MB · Lượt tải : 4
- yopo.vn--- de kiem tra ngu van 9 Dự án đề tự luận văn 9 tập 1.zip707.2 KB · Lượt tải : 3