- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi ngữ văn lớp 10 năm 2023 tỉnh Tây Ninh GIỮA HỌC KÌ 1, HK1, GIỮA HK2, HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm 2 thư mục zip trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn lớp 10 năm 2023 về ở dưới.
Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo danh: .................................................
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả, và có tính hay hờn dỗi.
Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết. Trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông cho vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quýt và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.
Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của Nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế, sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng Thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng Cơm Mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng Thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, là một “tiết mục” hấp dẫn, gọi là: Rước bông lúa. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triềng (Thanh Hóa), trò thổi tù và Cây Hống (Nghệ Tĩnh), v.v... đều có rước bông lúa như vậy.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Truyện kể “Nữ thần Lúa” thuộc thể loại:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của truyện kể “Nữ thần Lúa” là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Nữ thần Lúa xuất hiện trong bối cảnh nào?
A. Chỉ có Ngọc Hoàng và Nữ thần lúa, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết.
B. Trần gian đang chịu thiên tai, chỉ còn cây lúa sống sót.
C. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, chỉ còn cây lúa sống sót.
D. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết.
Câu 4: Thông tin nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện kể “Nữ thần Lúa”?
A. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây, kết bông, nảy hạt, tự về nhà để nuôi sống loài người. à Khi đang dẫn lúa về, gặp sân đầy rác, lại bị một cán chổi vào đầu nên thần Lúa hờn dỗi, không cho lúa tự bò về, thậm chí kết hạt cũng chỉ là lúa lép.
B. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây để nuôi sống loài người à Khi đang dẫn lúa về, gặp sân đầy rác, lại bị một cán chổi vào đầu nên thần Lúa hờn dỗi, không cho lúa tự bò về, thậm chí kết hạt cũng chỉ là lúa lép. à Ngày nay, nhiều nơi vẫn làm lễ cúng hồn Lúa.
C. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây, kết bông, nảy hạt, tự về nhà để nuôi sống loài người à Khi đang dẫn lúa về, gặp sân đầy rác, lại bị một cán chổi vào đầu nên thần Lúa hờn dỗi, không cho lúa tự bò về, thậm chí không cho các bông lúa nảy nở. à Quá sợ hãi, người dân làm lễ cúng thần Lúa.
D. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây, kết bông, nảy hạt, tự về nhà để nuôi sống loài người à Biết ơn thần Lúa, mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng Thần Lúa.
Câu 5: Dòng nào sau đây phản ánh đúng vai trò của nữ thần Lúa trong truyện kể “Nữ thần Lúa”?
A. Vị thần sáng tạo ra thế giới.
B. Vị thần tạo ra con người.
C. Vị thần sáng tạo văn hóa.
D. Vị thần sáng tạo ra nền văn minh lúa nước.
Câu 6: Chi tiết “Lúa chín tự về nhà, không cần gặt, không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông cho vào nồi là sẽ thành cơm.” thể hiện ước mơ gì của người xưa?
A. Cuộc sống yên bình, nhàn hạ.
B. Không làm vẫn có ăn, cuộc sống thoải mái.
C. Cuộc sống ấm no, lao động không vất vả.
D. Cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ.
Câu 7: Trong truyện “Nữ thần Lúa”, vì sao mỗi lần gặt xong con người trần gian phải cúng hồn Lúa?
A. Xoa dịu sự hờn dỗi của nữ thần Lúa.
B. Cầu xin cho các bông lúa nảy nở.
C. Sự sợ hãi khi thần lúa nổi giận
D. Sùng bái thần linh.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8: Truyện “Nữ thần Lúa” phản ánh cách lí giải của con người cổ đại về điều gì?
Câu 9: Bài học ứng xử em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện “Nữ thần Lúa”.
Câu 10: Chi tiết “Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc, cắt cổ tao, tao mới về”, muốn phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người cổ đại về điều gì?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện kể “Nữ thần Lúa”.
TẬP 1
TẬP 2
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TRƯỜNG THPT ………………………… (Đề kiểm tra gồm có 02 trang) | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10 Ngày kiểm tra: ……../……../ 2023 Thời gian làm bài 90 phút; không kể thời gian phát đề |
Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo danh: .................................................
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NỮ THẦN LÚA
Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả, và có tính hay hờn dỗi.
Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết. Trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông cho vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quýt và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.
Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của Nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế, sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng Thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng Cơm Mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng Thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, là một “tiết mục” hấp dẫn, gọi là: Rước bông lúa. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triềng (Thanh Hóa), trò thổi tù và Cây Hống (Nghệ Tĩnh), v.v... đều có rước bông lúa như vậy.
(Trích Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia - Viện Văn Học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.80 – 81)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Truyện kể “Nữ thần Lúa” thuộc thể loại:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của truyện kể “Nữ thần Lúa” là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Nữ thần Lúa xuất hiện trong bối cảnh nào?
A. Chỉ có Ngọc Hoàng và Nữ thần lúa, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết.
B. Trần gian đang chịu thiên tai, chỉ còn cây lúa sống sót.
C. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, chỉ còn cây lúa sống sót.
D. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết.
Câu 4: Thông tin nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện kể “Nữ thần Lúa”?
A. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây, kết bông, nảy hạt, tự về nhà để nuôi sống loài người. à Khi đang dẫn lúa về, gặp sân đầy rác, lại bị một cán chổi vào đầu nên thần Lúa hờn dỗi, không cho lúa tự bò về, thậm chí kết hạt cũng chỉ là lúa lép.
B. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây để nuôi sống loài người à Khi đang dẫn lúa về, gặp sân đầy rác, lại bị một cán chổi vào đầu nên thần Lúa hờn dỗi, không cho lúa tự bò về, thậm chí kết hạt cũng chỉ là lúa lép. à Ngày nay, nhiều nơi vẫn làm lễ cúng hồn Lúa.
C. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây, kết bông, nảy hạt, tự về nhà để nuôi sống loài người à Khi đang dẫn lúa về, gặp sân đầy rác, lại bị một cán chổi vào đầu nên thần Lúa hờn dỗi, không cho lúa tự bò về, thậm chí không cho các bông lúa nảy nở. à Quá sợ hãi, người dân làm lễ cúng thần Lúa.
D. Nữ thần Lúa xuống trần gian làm phép cho lúa tự mọc thành cây, kết bông, nảy hạt, tự về nhà để nuôi sống loài người à Biết ơn thần Lúa, mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng Thần Lúa.
Câu 5: Dòng nào sau đây phản ánh đúng vai trò của nữ thần Lúa trong truyện kể “Nữ thần Lúa”?
A. Vị thần sáng tạo ra thế giới.
B. Vị thần tạo ra con người.
C. Vị thần sáng tạo văn hóa.
D. Vị thần sáng tạo ra nền văn minh lúa nước.
Câu 6: Chi tiết “Lúa chín tự về nhà, không cần gặt, không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông cho vào nồi là sẽ thành cơm.” thể hiện ước mơ gì của người xưa?
A. Cuộc sống yên bình, nhàn hạ.
B. Không làm vẫn có ăn, cuộc sống thoải mái.
C. Cuộc sống ấm no, lao động không vất vả.
D. Cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ.
Câu 7: Trong truyện “Nữ thần Lúa”, vì sao mỗi lần gặt xong con người trần gian phải cúng hồn Lúa?
A. Xoa dịu sự hờn dỗi của nữ thần Lúa.
B. Cầu xin cho các bông lúa nảy nở.
C. Sự sợ hãi khi thần lúa nổi giận
D. Sùng bái thần linh.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8: Truyện “Nữ thần Lúa” phản ánh cách lí giải của con người cổ đại về điều gì?
Câu 9: Bài học ứng xử em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện “Nữ thần Lúa”.
Câu 10: Chi tiết “Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc, cắt cổ tao, tao mới về”, muốn phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người cổ đại về điều gì?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện kể “Nữ thần Lúa”.
TẬP 1
TẬP 2
THẦY CÔ TẢI NHÉ!